Top 20 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng

Tổng hợp các bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng

Quảng cáo

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 1

Chúng em đã được học rất nhiều về vua Hùng và quá trình dựng xây đất nước của họ. Trong dịp nghỉ lễ vừa qua, trường đã tổ chức cho học sinh các khối lớp đi thăm di tích đền Hùng. Chuyến đi kéo dài trong hai ngày đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức mới.

Trước chuyến đi, ngay khi nhận được thông báo từ nhà trường, mẹ đã cùng em chuẩn bị rất nhiều thứ. Cảm giác hồ hởi, phấn khích xem lẫn tí thích thú khiến em càng mong chờ đến ngày đi. Chuyến hành trình khá dài, từ Hà Nội lên đến Phú Thọ khiến chúng em hơi mệt. Tuy nhiên, không khí dần được khuấy động bởi các anh chị hướng dẫn viên nhiệt tình. Chúng em bắt đầu lấy lại niềm vui thích ban đầu để hòa mình vào không khí chung.

Đền Hùng là nơi thờ phụng vua Hùng nhiều đời nay, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, tại đây sẽ được tổ chức lễ hội đền Hùng. Đây là một lễ lớn, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân. Có khá nhiều khách du lịch thập phương quy tụ về đây để thăm thú, tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Vào ngày nay mỗi năm, chúng em cũng được nghỉ để ăn giỗ tổ Hùng Vương.

Quảng cáo

Chuyện kể rằng, đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh ra bọc trăm trứng. Đây là những con người đầu tiên, là tổ tiên, nguồn cội của mình. Đền Trung là nơi các cuộc họp cấp cao diễn ra giữa vua quan. Mọi quyết định quan trọng đều được xem xét tại đây. Phía trên cùng cao nhất chính là đền Thượng, dùng để thờ cúng các vị thần. Nằm ngay bên cạnh đền này đền Giếng. Truyền thuyết kể rằng, đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ XVIII, là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa soi gương. Mỗi cảnh vật đi qua đều đẹp và để lại ấn tượng mạnh mẽ trong em. Từng khung hình, từng chi tiết em đều muốn ghi nhớ lại không sót một chi tiết nào.

Tiếp theo, đoàn dẫn chúng em vào tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý. Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câu chuyện, một bài học riêng. Đó là các chiến tích hào hùng của vua Hùng đánh đuổi quân xâm lược. Đó là tấm gương sáng của người chiến sĩ hy sinh quên mình để bảo vệ vua chúa. Một thời khói lửa có nhiều mất mát, đơn đau nhưng cũng để lại bài học quý giá. Đó là người con gái Mị Châu vì trao nhầm tin yêu cho Trọng Thủy để rồi mất nước và tay giặc ngoại xâm. Còn nhiều lắm những câu chuyện chúng em được nghe kể về các vua Hùng. Xa xa kia là hình ảnh Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đang trò chuyện với chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân tiên phong. Câu nói của Bác vẫn mãi vang vọng bên tai: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Trong chuyến tham quan này, chúng em được khám phá và trải nghiệm nhiều lễ hội vui của đền Hùng. Nào là lễ rước kiệu vua với những lá cờ nhiều màu, hoa và được khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống cực đẹp. Lễ dâng hương, chúng em thành kính kính cẩn nghiêng mình, thắp nén nhang thơm lên bàn thờ. Thầm cảm ơn sự hy sinh, vất vả của vua Hùng để giờ đây chúng em có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chúng em còn trở thành người chơi thực thụ trong các trò chơi như thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi….

Quảng cáo

Chuyến đi thăm đền Hùng là chuyến đi thú vị và cho em nhiều cảm xúc. Mặc dù thời gian tham quan không nhiều nhưng mỗi học sinh chúng em cũng đã có cho mình những cảm xúc riêng. Chúng ta phải trân quý cuộc sống này, trân quý những giá trị bản sắc văn hóa mà ông cha ta đã dựng xây. Chắc có lẽ, sắp tới đây, bài thu hoạch của em sẽ có khá nhiều điều mới mẻ. Bởi em đã đi và cảm nhận bằng hết những chân thành, nhiệt huyết di tích lịch sử đền Hùng.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 2

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.

Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.

Quảng cáo

Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...

Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 3

Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tôi đã có dịp đến thăm đền Hùng - một khu di tích lịch sử nằm ở tỉnh Phú Thọ.

Từ sáng sớm, tôi đã thức dậy để chuẩn bị. Khoảng năm giờ, tôi cùng bố mẹ bắt xe để đi đến đến Hùng. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Nơi đây vô cùng đông đúc, rất nhiều người về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng. Tôi cùng bố mẹ đến từng địa điểm để dâng hương.

Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và cùng với đó là các công trình phụ trợ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của đồng bào cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.

Đầu tiên, tôi được đến thăm đền Hạ - theo tìm hiểu đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị bao gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi. Tương truyền rằng đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng.

Tiếp đến là chùa Thiên Quang, chùa xưa có tên gọi là “Viễn Sơn Cổ Tự” sau đổi thành “Thiên Quang Thiền Tự”. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Rồi đến đền Trung hay còn có tên gọi khác là Hùng Vương Tổ Miếu được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV, đền bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất gồm ba gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giáng cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.

Sau đó, chúng tôi lần lượt đến dâng hương tại đền Thượng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân. Ở mỗi địa điểm, tôi lại được bố mẹ kể cho nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn.

Sau chuyến đi, tôi cảm thấy thêm biết ơn các vua Hùng và càng thêm tự hào về nguồn gốc của dân tộc.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 4

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam về lòng biết ơn với các vua Hùng. Vừa qua, tôi đã được đến thăm đền Hùng cùng bố mẹ.

Sáu giờ sáng, bố đã đánh thức tôi dậy. Mọi người cùng ăn sáng, sau đó chờ xe đến đón. Chuyến đi khởi hành vào lúc bảy giờ. Xe đi khoảng gần hai tiếng thì đến nơi. Tôi theo bố mẹ đi thăm quan đền Hùng. Đền Hùng là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ.

Từ cổng chính đi lên là Đền Hạ, theo truyền thuyết đây là nơi bà Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con tạo thành sức mạnh dân tộc Việt Nam. Lên nữa là Đền Trung nơi các vua Hùng bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và trên đỉnh núi là Đền Thượng với bốn chữ vàng “Nam Việt Triệu Tổ” (Tổ muôn đời nước Việt Nam). Đây là nơi Vua Hùng thờ Thánh Gióng và làm lễ tế trời đất cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân ấm no. Cạnh Đền Thượng là ngôi Lăng nhỏ thường gọi là mộ Tổ mang ý nghĩa tượng trưng. Từ Lăng đi xuống về hướng Đông, dưới chân núi là Đền Gióng nơi xưa hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ 18 soi gương nước trang điểm, vì thế giếng còn có tên là Giếng Ngọc. Giếng ấy nay ở trong lòng đền.

Qua mỗi điểm, tôi và bố mẹ lại dừng chân để thắp hương, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính. Cũng có rất nhiều người cũng giống như chúng tôi vậy. Có thể thấy rằng, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã để lại những giá trị về văn hóa, kiến trúc, tâm linh. Nơi đây cũng gợi nhắc con người hướng tới truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý giá của dân tộc Việt Nam. Tôi càng cảm thấy tự hào về đất nước của mình nhiều hơn.

Chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đền Hùng đã giúp tôi có thêm trải nghiệm quý giá. Tôi cũng thêm trân trọng và biết ơn các vua Hùng và ý thức được trách nhiệm giữ gìn truyền thống biết ơn của dân tộc.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 5

Hè vừa qua, trường chúng tôi đã tổ chức một chuyến đi thăm di tích đền Hùng nhằm mục đích giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước. Chuyến đi không chỉ mang lại những trải nghiệm bổ ích mà còn mở rộng kiến thức mới cho chúng tôi.

Đền Hùng, tọa lạc trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ phụng Vua Hùng và hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội Đền Hùng lớn mạnh diễn ra. Chúng tôi bắt đầu hành trình từ chân núi, đi qua đền Hạ, nơi truyền thuyết kể rằng Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp theo là đền Trung, địa điểm quan trọng cho các cuộc họp và bàn bạc về công việc nước. Đền Thượng, nơi thờ cúng các vị thần, đứng cao nhất. Bên cạnh đó, đền Giếng, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa thường soi gương. Trước mỗi khung cảnh, chúng tôi bước đi chậm rãi, tận hưởng sự cổ kính và thiêng liêng.

Điều đặc biệt khiến chúng tôi ấn tượng nhất là thăm bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ hiện vật, hình ảnh và tư liệu về Vua Hùng. Hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hình ảnh của nhiều dân tộc thời Vua Hùng và những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử dựng nước, giữ nước của tổ tiên. Đặc biệt, hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong" và câu nói ý nghĩa "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" làm cho chúng tôi cảm thấy tự hào và trách nhiệm với đất nước.

Trong suốt thời gian thăm quan, chúng tôi còn được trải nghiệm những lễ hội quan trọng trong hội Đền Hùng như lễ rước kiệu vua với nhiều cờ, hoa và trang phục truyền thống. Lễ dâng hương tại đền Hùng là cơ hội để lãnh đạo nhà nước và người dân thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ vua Hùng. Chúng tôi cũng tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi.

Mặc dù chỉ là một buổi thăm, chuyến đi đã để lại cho chúng tôi nhiều bài học sâu sắc, giúp hiểu rõ hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đền Hùng không chỉ là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nên biết đến, đó chính là nguồn cảm hứng và cảm nhận về cội nguồn văn hóa của chúng ta.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 6

Chúng tôi đã thu nhận rất nhiều kiến thức về vua Hùng và quá trình xây dựng đất nước của họ. Trong kỳ nghỉ gần đây, trường đã tổ chức cho học sinh các khối đi thăm di tích đền Hùng. Hành trình kéo dài hai ngày đã mở rộng tầm hiểu biết của chúng tôi.

Trước chuyến đi, khi nhận được thông báo từ trường, mẹ tôi đã cùng tôi chuẩn bị rất nhiều. Cảm giác hồ hởi và phấn khích đã làm tăng sự mong đợi cho ngày đi. Chuyến đi từ Hà Nội lên Phú Thọ khá dài, làm cho chúng tôi mệt mỏi. Tuy nhiên, không khí được tạo nên bởi các hướng dẫn viên nhiệt tình đã làm chúng tôi phục hồi tinh thần. Chúng tôi bắt đầu hồi phục niềm vui ban đầu để hoà mình vào không khí chung.

Đền Hùng, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ phụng vua Hùng qua nhiều đời. Mỗi năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội đền Hùng được tổ chức tại đây, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và du khách. Đối với chúng tôi, ngày nghỉ 10 tháng 3 âm lịch là dịp để thăm đền và ăn giỗ tổ Hùng Vương.

Đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, đây là nguồn cội của con người Việt Nam. Đền Trung là nơi các cuộc họp cấp cao diễn ra, quyết định quan trọng được thảo luận. Đền Thượng, cao nhất, dành để thờ cúng các vị thần. Gần đó là đền Giếng, xây dựng vào thế kỷ XVIII, là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa soi gương. Mỗi cảnh vật đều tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí chúng tôi, mỗi khung hình, mỗi chi tiết đều là điều mà chúng tôi muốn ghi nhớ.

Tiếp theo, đoàn dẫn chúng tôi tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý giá. Mỗi hiện vật mang theo một câu chuyện, một bài học. Đó là những chiến tích hùng hậu của vua Hùng trong việc đánh đuổi quân xâm lược, là tấm gương sáng của những người lính hy sinh để bảo vệ vua chúa. Trong lịch sử đen tối, có nhiều mất mát, nhưng cũng là nguồn cảm hứng quý báu. Mị Châu, vì trao nhầm tin yêu cho Trọng Thủy, đã khiến nước mất mát và đối mặt với tay giặc xâm lược. Còn nhiều câu chuyện khác về các vua Hùng đã làm cho chúng tôi thấu hiểu.

Chúng tôi được trải nghiệm nhiều lễ hội vui nhộn của đền Hùng, như lễ rước kiệu vua với lá cờ nhiều màu, hoa và trang phục truyền thống đẹp mắt. Lễ dâng hương là cơ hội để chúng tôi thể hiện lòng thành kính, thắp nhang để tưởng nhớ vua Hùng. Chúng tôi còn tham gia các trò chơi như thi đấu vật, kéo co, bơi lội.

Chuyến đi thăm đền Hùng là trải nghiệm thú vị, mang lại nhiều cảm xúc cho tôi. Mặc dù thời gian không nhiều, nhưng mỗi học sinh đều có những cảm nhận riêng. Chúng ta cần trân trọng cuộc sống và giá trị văn hóa mà ông cha ta đã xây dựng. Bài thu hoạch của tôi sẽ đặc sắc hơn, với những điều mới mẻ và sâu sắc, bởi vì tôi đã trải nghiệm và cảm nhận những di tích lịch sử đền Hùng với sự chân thành và nhiệt huyết.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 7

Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đã trở thành một giá trị đẹp và cao quý, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, hàng triệu con người Việt Nam quay về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, những nhà lãnh đạo đã có công dựng nước và giữ nước.

May mắn cho tôi, trong dịp lễ hội đền Hùng năm trước, tôi đã có cơ hội tham gia chuyến du lịch thăm quan được tổ chức bởi nhà trường để trải nghiệm đất tổ.

Trước ngày đi, tôi đã trải qua một đêm thức trắng đầy hồi hộp vì sắp được đặt chân đến vùng đất linh thiêng của đền Hùng. Sáng hôm đó, tôi dậy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Lúc 6h30, đoàn xe thăm quan của trường khởi hành. Trên xe, thầy cô và các bạn đều hồi hộp và vui mừng trước niềm vui sắp được đến thăm quan đền Hùng.

Khoảng 8h30, chúng tôi đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi chạm đất linh thiêng này là một cảm xúc tự hào không lẽ diễm. Khu di tích được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ và cây cổ thụ vững chãi như thiên tuế, đa, trò, thông.

Chúng tôi bắt đầu hành trình thăm quan bằng việc ghé thăm khu di tích Đền Hạ, được truyền thuyết là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Tiếp theo, tôi cùng thầy cô và các bạn leo lên khu di tích Đền Trung, nơi vua Hùng thường bàn bạc về công việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Ngôi đền trấn an giữa núi non đại ngàn là một bức tranh sống động, giữa những ký ức về các cuộc họp quan bàn về công việc nước của các vua Hùng.

Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục hành trình đến đền Thượng, nơi nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Đây là nơi vua Hùng thường lên để cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Sau khi thăm quan đền Thượng, chúng tôi được tự do khám phá khu di tích đền Hùng. Buổi chiều, lúc 3h, chúng tôi lên xe để trở về trường.

Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp và là một trải nghiệm tuyệt vời và khó quên đối với tôi và các bạn học sinh. Chúng tôi không chỉ hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình mà còn đắm chìm trong những thông tin bổ ích về khu di tích đền Hùng, con người và vùng đất Phú Thọ.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 8

Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đã trở thành một giá trị đẹp và cao quý, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, hàng triệu con người Việt Nam quay về đền Hùng để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, những nhà lãnh đạo đã có công dựng nước và giữ nước.

May mắn cho tôi, trong dịp lễ hội đền Hùng năm trước, tôi đã có cơ hội tham gia chuyến du lịch thăm quan được tổ chức bởi nhà trường để trải nghiệm đất tổ.

Trước ngày đi, tôi đã trải qua một đêm thức trắng đầy hồi hộp vì sắp được đặt chân đến vùng đất linh thiêng của đền Hùng. Sáng hôm đó, tôi dậy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Lúc 6h30, đoàn xe thăm quan của trường khởi hành. Trên xe, thầy cô và các bạn đều hồi hộp và vui mừng trước niềm vui sắp được đến thăm quan đền Hùng.

Khoảng 8h30, chúng tôi đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi chạm đất linh thiêng này là một cảm xúc tự hào không lẽ diễm. Khu di tích được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ và cây cổ thụ vững chãi như thiên tuế, đa, trò, thông.

Chúng tôi bắt đầu hành trình thăm quan bằng việc ghé thăm khu di tích Đền Hạ, được truyền thuyết là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Tiếp theo, tôi cùng thầy cô và các bạn leo lên khu di tích Đền Trung, nơi vua Hùng thường bàn bạc về công việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Ngôi đền trấn an giữa núi non đại ngàn là một bức tranh sống động, giữa những ký ức về các cuộc họp quan bàn về công việc nước của các vua Hùng.

Tiếp theo, chúng tôi tiếp tục hành trình đến đền Thượng, nơi nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Đây là nơi vua Hùng thường lên để cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Sau khi thăm quan đền Thượng, chúng tôi được tự do khám phá khu di tích đền Hùng. Buổi chiều, lúc 3h, chúng tôi lên xe để trở về trường.

Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp và là một trải nghiệm tuyệt vời và khó quên đối với tôi và các bạn học sinh. Chúng tôi không chỉ hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình mà còn đắm chìm trong những thông tin bổ ích về khu di tích đền Hùng, con người và vùng đất Phú Thọ.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 9

Mỗi năm một lần, cứ đến tháng 3 Âm Lịch là Đền Hùng lại rộn ràng mở cửa chào đón du khách xa gần về tham gia Lễ Giỗ tổ Hùng Vương.

Năm nay, nhà em đến từ mồng 2, trước ngày lễ chính những tám ngày để có thể tham quan Đền Hùng một cách thoải mái. Và đây cũng là lần đầu tiên, em được tham quan và ngắm trọn vẹn khu di tích lịch sử này. Bởi những lần trước, gia đình em đều đến vào chính hội, xung quanh có rất nhiều người, không thể ngắm cảnh được. Sau gần ba tiếng đi xe ô tô, cả gia đình em đã có mặt ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chờ sắp xếp đồ đạc xong xuôi, mọi người liền đi ăn sáng và bắt đầu chuyến tham quan.

Đền thờ vua Hùng nằm ở núi Nghĩa Lĩnh - một ngọn núi cao lớn và đồ sộ. Ngọn núi này có ba đỉnh và được người dân gọi là “tam sơn cấm địa”, là ngọn núi thiêng được mọi người tôn sùng. Ngay từ xa, em đã có thể nhìn thấy ngọn núi ấy với sắc xanh ngắt của những cây cổ thụ đang ẩn mình sau mây mờ. Khi đến cổng đền thờ, chuyến tham quan mới chính thức bắt đầu. Cổng đền Hùng có thiết kế kiểu mái vòm cong cong, phía trên nóc là họa tiết điêu khắc hình lưỡng long chầu nguyệt. Phần trên cổng chia thành hai tầng. Ở phần chính giữa có đề bốn chữ Hán “Cao sơn cảnh hành”. Đi qua cổng chính một quãng đường là đến đền Hạ. Ngôi đền được xây từ thế kì XVII, đến nay đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu. Đền chia làm hai tòa. Trong đó tòa phía trước là nhà tiền tế, còn tòa phía sau là hậu cung - nơi thờ các bài vị thần núi, các vua Hùng và công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa. Ngay sau đền Hạ là giếng Cổ hay còn gọi là giếng Rồng, nơi có truyền thuyết kể rằng mẹ Âu Cơ đã từng đến đây lấy nước tắm cho đàn con của mình. Tiếp tục đi, băng qua những con đường lát cá, những bậc thang đều tăm tắp, gia đình em đến với chùa Thien Quang. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Trần, thờ Phật theo phái Đại Thừa với ba mươi hai pho tượng Phật bằng gỗ được sơn son thiếp vàng. Trước cửa chùa có một cây vạn tuế cao lớn ba ngọn, đến nay cũng chừng tám trăm năm tuổi. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên vẻ uy nghi cho ngôi chùa. Khiến em và chị gái không dám cười đùa, nghiêm túc lắng nghe lời giới thiệu của người dẫn đường.

Tiếp đó, chúng em đi qua 159 bậc đá, đến đền Trung ở lưng chừng núi. Nơi đây có tên gọi là Hùng Vương tổ miếu. Tương truyền, đây là địa điểm các vua Hùng thường cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước. Đi qua đền Trung, tiếp tục leo cao hơn nữa khoảng 100 bậc thì sẽ đến đền Thương - nơi cao nhất của ngọn núi. Nơi này có tên chữ là Kinh Thiên lĩnh điện. Đây chính là nơi vua Hùng thường lập đàn tế trời cầu bình an cho đất nước, muôn dân. Đứng ở đền Thượng, em có thể quan sát hết toàn cảnh mây trời, non nước xung quanh. Càng quan sát, em càng tự hào về vẻ đẹp hùng vĩ, bao la của đất nước mình. Bầu không khí trong lành, mát lạnh và yên tĩnh ở đây khiến em quên hết bao mệt nhọc.

Kết thúc chuyến tham quan và trở về khách sạn thì trời cũng đã tối. Cả người em nhức mỏi vì đã đi bộ rất nhiều. Nhưng dù vậy, em vẫn rất vui và sung sướng. Bởi được tận mắt chứng kiến và cảm nhận những di tích lịch sử tại Đền Hùng, cùng khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ tại nơi đây.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng - mẫu 10

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng 3

Truyền thống uống nước nhớ nguồn từ lâu đã là một đức tính tốt đẹp được truyền qua các thế hệ người Việt. Chính vì vậy cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm hàng triệu người con đất Việt lại trở về đền Hùng để cùng tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Và thật may mắn, trong dịp lễ hội đền Hùng năm ngoái em đã có dịp đến thăm đất tổ thông qua chuyến du lịch thăm quan trải nghiệm do nhà trường tổ chức.

Tối hôm trước ngày đi thăm quan đền Hùng, cả đêm em đã không ngủ được vì hồi hộp khi mình sắp được đặt chân đến vùng đất linh thiêng đền Hùng. Sáng hôm đó em dạy rất sớm, mang theo chiếc balo đã được mẹ chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và vật cần thiết cho chuyến đi. Đúng 6h30 phút sáng, đoàn xe thăm quan của trường bắt đầu chuyển bánh. Trên xe thầy cô và các bạn ai ai cũng vui mừng khi sắp được đến thăm quan đền Hùng.

Đến 8h30 cả đoàn đã đến cổng khu di tích lịch sử đền Hùng. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân xuống vùng đất địa linh nhân kiệt thờ tự 18 đời vua Hùng là một cảm xúc tự hào khôn tả. Bao quanh khu di tích là cảnh núi non hùng vĩ với nhiều cây đại thụ vững chãi như: thiên tuế, đa, trò, thông…

Điểm thăm quan đầu tiên cả đoàn bước vào là khu di tích Đền Hạ tương truyền là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Tiếp theo, em cùng thầy cô và các bạn leo tiếp để khu di tích đền  Trung tương truyền xưa kia Vua Hùng bàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên, núi sông cùng các Lạc tướng, Lạc Hầu. Nhìn ngôi đền đứng uy nghiêm giữa núi non đại ngàn trong tâm trí em như vang vọng lại tiếng nói của ngàn xưa, những buổi họp quan bàn việc nước của các vua Hùng. Tiếp theo, chúng em lại tiếp tục di chuyển đến đền Thượng, là nơi nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Thời xưa, vua Hùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiện nghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Sau khi thăm quan đền Thượng thì chúng em được tự do thăm quan trong khu di tích đền Hùng. Buổi chiều, đúng 3h cả đoàn lại lên xe trở về trường.

Chuyến đi đền Hùng đã kết thúc tốt đẹp. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ đối với em cùng các bạn học sinh để tìm hiểu thêm về cội nguồn của mình cũng như nhiều thông tin bổ ích về khu dic tích đền Hùng cũng như con người và vùng vũng đất Phú Thọ.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên