20 Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi và dấu chấm hỏi lớp 4 (có đáp án)



Với 20 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

20 Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi và dấu chấm hỏi lớp 4 (có đáp án)

Câu 1: Câu hỏi còn có tên gọi khác là câu gì?

20 Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi và dấu chấm hỏi lớp 4 có đáp án

A. Câu cảm thán

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu trần thuật

Câu 2: Câu hỏi (câu nghi vấn) nhằm mục đích gì?

A. Bày tỏ cảm xúc

B. Yêu cầu người khác làm giúp mình một việc gì đó

C. Giới thiệu hoặc kể lại một sự việc

D. Hỏi về những điều chưa biết

Câu 3: Lựa chọn đáp án để hoàn thành câu sau:

Câu hỏi thường có các ............. (ai, gì, nào, sao, không,...). Khi viết, cuối câu hỏi có ................

A. từ cảm thán – dấu chấm than (!)

B. từ cầu khiến – dấu chấm than (!)

C. từ nghi vấn – dấu chấm (.)

D. từ nghi vấn – dấu chấm hỏi (?)

Câu 4: Tất cả các câu hỏi đều dùng để hỏi người khác? Đúng hay sai?

20 Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi và dấu chấm hỏi lớp 4 có đáp án

A.Đúng

B.Sai

Câu 5: Đọc lại truyện Thưa truyện với mẹ (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85 – 86) và tìm những câu hỏi có trong bài?

1. Con vừa bảo gì?

2. Trời nắng quá!

3. Ai xui con thế?

4. Thầy con đã về nhà chưa?

5. Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn.

Câu 6: Đọc lại câu chuyện Hai bàn tay trong SGK Tiếng Việt 4, tập một, trang 114 và tìm các câu hỏi có trong bài?

1. Anh là anh Lê phải không?

2. Anh có yêu nước không?

3. Anh có thể giữ bí mật không?

4. Anh có muốn đi với tôi không?

5. Nhưng mà chúng ta lấy đâu ra tiền?

6. Đây, tiền đây!

7. Anh đi với tôi chứ?

Câu 7: Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung sau trong bài Văn hay chữ tốt:

20 Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi và dấu chấm hỏi lớp 4 có đáp án

“Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ”

1. Vì sao Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ?

2. Ai đã viết đơn cho bà cụ?

3. Bà cụ hàng xóm nhờ Cao Bá Quát điều gì?

4. Lá đơn của Cao Bá Quát như thế nào?

5. Ai là người viết chữ xấu?

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi tự hỏi chính mình?

1. Mấy giờ mẹ về nhà?

2. Mình đã đi tới nơi này chưa nhỉ?

3. Mình đã gặp người đàn ông này ở đâu rồi nhỉ?

4. Cậu có đi cùng bọn mình không?

Câu 9: Xác định từ nghi vấn có trong các câu sau

- Con vừa bảo gì?

- Ai xui con thế?

- Cậu đi thật sao?

- Ai đã đánh cậu ấy?

Câu 10: Xác định từ nghi vấn có trong các câu sau:

- Anh có yêu nước không?

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Anh có muốn đi với tôi không?

- Nhưng mà chúng ta lấy đâu ra tiền?

- Anh đi với tôi chứ?

Câu 11: Câu “Bao giờ cho tới tháng ba” nên đặt dấu nào cuối câu?

A. Dấu hỏi chấm

B. Dấu chấm than

C. Dấu chấm

D. Dấu chấm than hoặc dấu hỏi chấm đều được

Câu 12: Những dấu câu nào sau đây được sử dụng thường xuyên?

A. Dấu chấm

B. Dấu chấm hỏi

C. Dấu chấm than

D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Dấu nào sau đây được dùng để nêu ra một thắc mắc cần được giải đáp?

A. Dấu phẩy

B. Dấu chấm

C. Dấu chấm hỏi

D. Dấu chấm than

Câu 14: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng ............. dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu chấm than

D. Dấu ngoặc đơn

Câu 15: Dấu nào được dùng trong câu cảm thán hoặc cầu khiến?

A. Dấu chấm

B. Dấu chấm hỏi

C. Dấu chấm than

D. Dấu phẩy

Câu 16: Câu văn này sử dụng dấu câu gì?

“Bức tranh này đẹp quá!”

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu chấm than

D. Dấu chấm hỏi

Câu 17: Gạch dưới từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây:

a. “Cậu đang làm gì đấy?"

b. “Cậu không thấy đạn réo à?”

c. “Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ biết ơn bạn?”

d. “Bạn biết chơi cờ vua không?”

e. “Mẹ sắp đi chợ chưa?”

f. “Làm sao con khóc?"

g. “Cậu sao vậy?"

Câu 18: Chuyển những câu kể sau thành câu hỏi:

a. “Trang học bài.”

b. “Hôm nay, Hằng làm bài kiểm tra Toán.”

Câu 19: Đặt một câu hỏi đề tự hỏi mình với mỗi tình huống sau:

a. Tự hỏi về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên.

b. Mẹ dặn làm một việc nhưng không nhớ.

c. “Tớ thấy môn học nào cũng hay.”

Câu 20: Chuyển các câu kể sau thành câu hỏi:

a. “Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.”

b. “Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ.”

c. “Vì nhà nghèo quá, Nguyễn Hiền phải bỏ học.”

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên