Lý thuyết Tin 12 Cánh diều Bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu
Với tóm tắt lý thuyết Tin học 12 Bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin 12.
Lý thuyết Tin 12 Cánh diều Bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu
1. Tạo danh sách
a) Danh sách có hoặc không có thứ tự
Danh sách xác định thứ tự được dùng khi thứ tự xuất hiện các mục của nó là quan trọng.
Phần tử ol dùng để tạo danh sách xác định thứ tự:
<ol>
<li> Nội dung 1<li>
<li> Nội dung n<li>
</ol>
Phần tử li được sử dụng để tạo các mục nội dung trong danh sách. Nội dung của mỗi mục được viết trong cặp thẻ <li></li>.
Các mục trong danh sách theo mặc định được xác định thứ tự tăng dần bằng các số nguyên bắt đầu từ 1.
Ví dụ 1. Nội dung phần body của văn bản HTML trong Hình la khai báo một danh sách gồm ba mục nội dung. Khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web (Hình 1b), các mục đó được xác định thứ tự. Nội dung mục đầu tiên “HTML” được xác định thứ tự là 1.
Xác định thứ tự bắt đầu của danh sách bằng cách gán một số nguyên khác cho thuộc tính start trong khai báo phần tử ol.
Vi dụ 2. Khai báo <ol start= “5”> xác định thứ tự mục đầu tiên của danh sách là 5.
Muốn thay đổi cách xác định thứ tự các mục trong danh sách, cần thiết lập giá trị cho thuộc tính type trong khai báo phần tử ol.
Ví dụ 3. Khai báo <ol type= “A”> xác định thứ tự các mục trong danh sách bằng chữ cái viết hoa.
b) Danh sách không xác định thứ tự
- Danh sách không xác định thứ tự sử dụng khi thứ tự các mục của nó là không quan trọng.
- Phần tử ul được dùng để tạo danh sách không xác định thứ tự, các mục nội dung được khai báo thông qua phần tử li tương tự như với danh sách xác định thứ tự.
- Mỗi mục nội dung khi hiển thị được bắt đầu bằng một dấu chấm tròn màu đen.
Ví dụ 4. Nội dung trong phần body của văn bản HTML ở Hình 2a khai báo danh sách gồm hai mục nội dung trong cặp thẻ <ul></ul> và kết quả hiển thị trên màn hình trình duyệt web như ở Hình 2b.
2. Tạo bảng
- Bảng thường được sử dụng để thể hiện thông tin có cấu trúc, dùng cho thông kê, so sánh dữ liệu.
- HTML định nghĩa phần tử table để tạo bảng. Bảng được tạo bởi lần lượt các hàng. Mỗi hàng được khai báo bằng phần tử tr. Mỗi hàng chứa một hoặc nhiều ô dữ liệu, mỗi ô dữ liệu được khai báo bằng phần tử td.
Phần tử table có cú pháp khai báo như sau:
<table>
<tr>
<td>Dữ liệu</td>
<td>Dữ liệu</td>
</tr>
…
</table>
Dữ liệu trong các ô thường là văn bản, hình ảnh, siêu liên kết,... Dữ liệu cũng có thể bao gồm các bảng khác.
Ví dụ 5. Nội dung phần body của văn bản HTML trong Hình 3a trình bày danh sách cán bộ lớp 12A1 dưới dạng bảng. Kết quả hiển thị trên màn hình trình duyệt web như Hình 36.
Lưu ý: Để bổ sung thông tin chú thích cho bảng, em khai báo phần tử caption. Theo quy định, phần tử caption phải được khai báo ngay sau thẻ mở <table>.
3. Thực hành tạo danh sách và bảng
Nhiệm vụ 1. Tạo danh sách
Yêu cầu: Soạn văn bản HTML để khi mở bằng trình duyệt web sẽ có danh sách xuất hiện như ở Hình 4.
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1. Tạo tệp “Bai4-NV1.html”.
Bước 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tur head cho têp "Bai4-NV1.html".
Bước 3. Tạo danh sách xác định thứ tự.
- Danh sách đánh số La Mã viết hoa
- Danh sách đánh số chữ cái viết thường cho các mục con
- Các danh sách con của các nhóm khác
Bước 4. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả.
Nhiệm vụ 2. Tạo bảng
Yêu cầu:
Soạn văn bản HTML để hiển thị trên màn hình trình duyệt web thông tin dạng bảng như ở Hình 5.
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1. Tạo tệp “Bai4-NV2.html”.
Bước 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử head cho têp "Bai4-NV2.html".
Bước 3. Tạo đường viền và chú thích cho bảng.
– Tạo đường viền bao quanh các ô
- Khai báo chú thích của bảng ngay sau thẻ mở table bằng cặp thẻ <caption></caption>.
Bước 4. Tạo nội dung bảng.
Tạo nội dung bảng bằng cách khai báo nội dung cho từng hàng, từng ô.
Sau phần chú thích, khai báo tạo bốn hàng bằng các cặp thẻ <tr></tr>. Trong mỗi hàng, tạo ba ô bằng cặp thẻ <td></td> và viết nội dung tương ứng
Bước 5. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 12 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết Tin học 12 Bài 5: Chèn hình ảnh, âm thanh, video và sử dụng khung
Lý thuyết Tin học 12 Bài 9: Thực hành định dạng một số thuộc tính CSS
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Tin học 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Tin học 12 Cánh diều
- Giải SBT Tin học 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều