Tin học lớp 6 Kết nối tri thức Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

Giải Tin học lớp 6 Kết nối tri thức Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng.

Quảng cáo

Hoạt động & Câu hỏi

Giải Tin học 6 trang 55

Quảng cáo

Luyện tập

Giải Tin học 6 trang 57

Vận dụng

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Tin học 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng (hay, chi tiết)

1. Trình bày thông tin ở dạng bảng

- Chúng ta có thể sử dụng bảng để trình bày thông tin một cách cô đọng.

- Bảng cũng thường được sử dụng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,... Từ bảng dữ liệu, em có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh, tổng hợp được thông tin.

2. Tạo bảng

- Các bước tạo bảng:

Quảng cáo

+ Bước 1: Chọn Insert.

+ Bước 2: Chọn mũi tên nhỏ bên dưới Table.

+ Bước 3: Di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột (Hoặc chọn Insert Table rồi nhập số cột, số hàng như Hình 5.14).

Lý thuyết Tin học 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng | Kết nối tri thức

- Nhập dữ liệu vào bảng: di chuyển con trỏ soạn thảo vào ô và nhập dữ liệu (để di chuyển con trỏ soạn thảo giữa các ô em sử dụng các phím mũi tên hoặc nháy chuột).

- Căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô tương tự căn lề cho văn bản.

3.     Định dạng bảng

- Đặt con trỏ soạn thảo trong bảng, nhóm thẻ Table Tools xuất hiện như hình 5.16.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng | Kết nối tri thức

- Cách chỉnh sửa bảng:

+ Bước 1: Đặt con trỏ soạn thảo trong bảng.

+Bước 2: Chọn thẻ Layout, chọn nút lệnh tương ứng.

- Các bước chèn thêm cột, hàng hoặc xóa cột, hàng:

+ B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào ô trong bảng.

+ B2: Nháy chuột chọn Table Tools, chọn Layout.

+ B3: Chọn lệnh tương ứng trong nhóm lệnh  *Rows & Columns*

Lệnh Delete: Xóa cột hay hàng

Lệnh Insert Above: Thêm hàng bên trên hàng đã chọn.

Lệnh Insert Below: Thêm hàng bên dưới hàng đã chọn.

Lệnh Insert Left: Thêm cột bên trái cột đã chọn.

Lệnh Insert Right: Thêm cột bên phải cột đã chọn.

- Các bước gộp ô, tách ô:

+ B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào ô trong bảng.

+ B2: Nháy chuột chọn Table Tools, chọn Layout.

+ B3: Chọn lệnh tương ứng trong nhóm lệnh  *Merge*

- Các bước điều chỉnh kích thước ô:

+ B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào ô trong bảng.

+ B2: Nháy chuột chọn Table Tools, chọn Layout.

+ B3: Điền số thích hợp vào ô Heght (độ cao của hàng) và ô Width (độ rộng của cột) nhóm lệnh  *Cell Size*

Hoặc đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi kích thước cho đến khi con trỏ có dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái, phải; hoặc lên trên, xuống dưới.

4. Thực hành

- Hoàn thành bài tập thực hành trong SGK.

- Lưu tệp văn bản cuốn sổ lưu niệm được lưu trữ trong thư mục quy định.


Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng (có đáp án)

Câu 1: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

A. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...

B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.

C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.

D. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.

Trả lời: Bảng có thể cô đọng dữ liệu, thể hiện dưới dạng các con số, chữ, hình ảnh, kí tự,..

Đáp án: C.

Câu 2: Nội dung của các ô trong bảng có thể chứa:

A. Bảng.                                                   

B. Hình ảnh.

C. Kí tự (chữ, số, kí hiệu,...).                      

D. Cả A, B, C.

Trả lời: Dữ liệu trong bảng có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau: kí tự, hình ảnh, …

Đáp án: D.

Câu 3: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

A. 10 cột, 10 hàng.                                   

B. 10 cột, 8 hàng.

c. 10 cột, 9 hàng.                                       

D. 8 cột, 10 hàng.

Trả lời: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả đề chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là 10 cột, 8 hàng.

Đáp án: B.

Câu 4: Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp

 1) Insert Left

a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn

2) Insert Right

b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn

3) Insert Above

c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn

4) Insert Below

d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn

Trả lời: Để chèn thêm hàng vào bảng ta sử dụng lệnh sau:

- Insert Left: Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.

- Insert Right: Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.

- Insert Above: Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.

- Insert Below: Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.

Đáp án:   1 – c)                      2 – d)                      3 – a)                      4 – b)

Câu 5: Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là:

A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.

B. Chỉ sử dụng chuột.

C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc.

D. Có thể sử dụng chuột, phim Tab hoặc các phim mũi tên trên bàn phím.

Trả lời: Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là có thể sử dụng chuột, phím Tab hoặc các phím mũi tên trên bàn phím.

Đáp án: D.

Câu 6: Trong nhóm lệnh Alignment của thẻ ngữ cảnh Table Tools/Layout, dữ liệu trong ô được căn chỉnh theo hai chiều dọc và ngang. Căn theo chiều dọc có 3 lựa chọn: trên, giữa, dưới. Căn theo chiều ngang cũng có 3 lựa chọn: trái, giữa, phải. Hình ảnh trực quan cho các lựa chọn căn chỉnh dữ liệu của ô được thể hiện trong bảng sau:

Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 12 (có đáp án): Trình bày thông tin ở dạng bảng | Kết nối tri thức

 Bạn An đã căn chỉnh dữ liệu trong ô để được kết quả như Hình 13 sau: 

Bạn đã sử dụng lệnh nào trong nhóm lệnh Alignment:Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 12 (có đáp án): Trình bày thông tin ở dạng bảng | Kết nối tri thức 

A. Trên, Trái.

B. Trên, Giữa.

C. Trên, Phải.

D. Giữa, Giữa.

Trả lời: Chọn đáp án Trên, Giữa.

Đáp án: B.

Câu 7: Để chuẩn bị lên kế hoạch cho buổi dã ngoại của lớp, cô giáo giao cho hai bạn Minh và An thu thập thông tin cho buồi dã ngoại. Theo em, những thông tin nào không nên trình bày dưới dạng bảng?

A. Một đoạn văn mô tả ngắn gọn về địa điểm dã ngoại.

B. Phân công chuẩn bị.

C. Các đồ dùng cần mang theo.

D. Chương trình hoạt động.

Trả lời: Thông tin biểu diễn trong bảng thường được cô động thành số liệu để dễ nắm bắt vì vậy đoạn văn ngắn gọn sẽ không dùng bảng để trình bày.

Đáp án: A.

Câu 8: Bảng danh sách lớp 6A với cột Tên được trình bày theo thứ tự vần A, B, C.

STT

Họ đệm

Tên

1

Nguyễn Hải

Bình

2

Hoàng Thuỳ

Dương

3

Đào Mộng

Điệp

Để bổ sung bạn Ngô Văn Chinh vào danh sách mà vẫn đảm bảo yêu cầu danh sách được xếp theo vần A, B, c của tên, em sẽ thêm một dòng ở vị trí nào của bảng?

A. Thêm một dòng vào trước dòng chửa tên bạn Bình.

B. Thêm một dòng vào cuối bảng.

C. Thêm một dòng vào trước dòng chứa tên bạn Dương.

D. Thêm một dòng vào sau dòng chửa tên bạn Dương.

Trả lời: Xét bảng chữ cái ABC.

Đáp án: C.

Câu 9: Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp

1) Delete Columns

a) Tách một ô thành nhiều ô

2) Delete Rows

b) Gộp nhiều ô thành một ô

3) Split Cells

c) Xóa cột đã chọn

4) Merge Cells

d) Xóa hàng đã chọn

Trả lời:

- Delete Columns: Xóa cột đã chọn

- Delete Rows: Xóa hàng đã chọn

- Merge Cells: Gộp nhiều ô thành một ô

- Split Cells: Tách một ô thành nhiều ô

Đáp án:  1 – c)                      2 – d)                      3 – a)                      4 – b)

Câu 10: Để chuẩn bị cho buổi dã ngoại, bạn An đã lập danh sách các đồ dùng cần mua với các thông tin như: đồ dùng, số lượng, đơn giá,... Trong các cách trình bày dưới đâỵ, cách trình bày nào là hợp lí, đảm bảo thông tin cô đọng, dễ tim kiếm, dễ tổng hợp.

A.

Đồ dùng

Số lượng

Đơn giá

Nước uống

3 thùng

120 000

Bánh mì

40 suất

15 000

B.

TT

Đồ dùng

Số lượng

Đơn giá

1

Nước uống

3 thùng

120 000

2

Bánh mi

40 suất

15 000

C. 

TT

Đồ dùng

Số lượng

Đơn giá

Tống

1

Nước uống

3 thùng

120 000

360 000

2

Bánh mì

40 suất

15 000

600 000

D.

TT

Đồ dùng

Số lượng

Đơn giá

Tổng

1

Nước uống

3 thùng

120 000

360 000

2

Bánh mì

40 suất

15 000

600 000


Tổng tiền



960 000

Trả lời: Cách trình bày là hợp lí, đảm bảo thông tin cô đọng, dễ tim kiếm, dễ tổng hợp là đáp án D vì người xem có thể biết bao nhiêu đồ cần mua, số lượng, đơn giá, tổng tiền cần thanh toán của từng loại và toàn bộ các loại đồ.

Đáp án: D.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên