Tin học lớp 6 Kết nối tri thức Bài 9: An toàn thông tin trên Internet
Giải Tin học lớp 6 Kết nối tri thức Bài 9: An toàn thông tin trên Internet
Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 9: An toàn thông tin trên Internet sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 6 Bài 9: An toàn thông tin trên Internet.
Hoạt động & Câu hỏi
Luyện tập
Vận dụng
Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 6 Bài 9: An toàn thông tin trên Internet (hay, chi tiết)
1. Tác hại và nguy cơ khi sử dụng Internet
- Thông tin cá nhân bị đánh cắp.
- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe doạ, bắt nạt trên mạng.
- Tiếp nhận thông tin không chính xác.
- Nghiện Internet, trò chơi trên mạng.
2. Một số quy tắc sử dụng Internet an toàn
Thông tin phải giữ AN TOÀN
Chớ nên GẶP GỠ người bạn mới quen
Không CHẤP NHẬN chớ có quên
Tăng độ TIN CẬY, điều nên giữ gìn
NÓI RA với người bạn tin
Năm QUY TẮC đó nên ghi trong lòng.
3. An toàn thông tin
a) Bảo vệ thông tin cá nhân
- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
- Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu.
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- Tránh dùng mạng cộng đồng.
- Không truy cập vào các liên kết lạ; không mở thư điện tử và các tệp đính kèm gửi từ những người không quen; không kết bạn nhắn tin với người lạ.
b) Chia sẻ thông tin an toàn
- Không chia sẻ những thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên Internet.
- Không lan truyền tin giả làm tổn thương đến người khác.
Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 9: An toàn thông tin trên Internet (có đáp án)
Câu 1: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.
B. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.
D. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.
Trả lời: Không cho bất kì ai biết mật khẩu tài khoản vì họ có thể dùng nó để truy cập tài khoản của em và làm những việc không đúng. Để giữ an toàn tránh bị tin tặc đánh cắp thì em nên đặt mật khẩu khó đoán, thường xuyên thay đổi và tạo mật khẩu riêng cho mỗi tài khoản
Đáp án: C.
Câu 2: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Trả lời: Tài khoản trên mạng của một người được coi là định danh của người đó trên mạng. Nếu cho người khác mượn mà họ dùng làm việc không đúng pháp luật thì em là người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tuyệt đối không cho ai mượn tài khoản của mình.
Đáp án: D.
Câu 3: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và Trả lời tin nhắn ngay.
B. Không chấp nhận kết bạn và không Trả lời tin nhắn.
C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.
Trả lời: Không nên chấp nhận kết bạn với một người lạ trên mạng, cũng không nên nhắn tin hay vào xem thông tin bởi nếu họ có ý xấu sẽ làm giả thông tin. Cách tốt nhất là bỏ qua tin nhắn, nếu có băn khoăn gì nên nói với bố mẹ, thầy cô.
Đáp án: B.
Câu 4: Em nên sử dụng webcam khi nào?
A. Không bao giờ sử dụng webcam.
B. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
C. Khi nói chuyện với bất kì ai.
D. Khi nói chuyện với nhũ’ng người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,...
Trả lời: Webcam là một thiết bị hiện đại giúp người sử dụng có thể nhìn thấy người mình đang nói chuyện qua mạng. Em chỉ nên dùng khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực, không nên dùng khi nói chuyện với người lạ vì họ có thể thấy mặt em, nơi em sử dụng mạng, … Những hình ảnh đó có thể bị sử dụng với mục đích xấu
Đáp án: D.
Câu 5: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?
A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.
B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.
C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.
Trả lời: Sau khi sử dụng hộp thư điện tử/máy tính thì em nên đăng xuất để không bị người khác sử dụng hộp thư, máy tính của mình.
Đáp án: C.
Câu 6: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,... từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?
A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.
C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
D. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.
Trả lời:
- Hành động đó không đơn giản chỉ là trêu chọc mà đó có thể coi là quấy rối tinh thần khiến em buồn, suy nghĩ, chán nản, … ảnh hưởng đến tâm lí.
- Em không nên tự đi gặp vì họ có thể gây nguy hiểm cho em. Cách tốt và an toàn nhất là nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để người lớn giúp em giải quyết sự việc.
Đáp án: A.
Câu 7: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Mở video đó và xem.
B. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
C. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
D. Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn.
Trả lời: Các nội dung bạo lực bị cấm trên mạng và những người đưa các nội dung này lên mạng hay phát tán nó đều phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ. Em không nên chia sẻ vì sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn và có thể bị xử phạt. Cách tốt nhất là thông báo cho người lớn để họ có phương án xử lí.
Đáp án: B.
Câu 8: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
A. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.
C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.
Trả lời: Không nên xâm phạm và phát tán các thông tin riêng tư của người khác. Thông tin riêng tư của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Nếu xâm phạm và phát tán thông tin riêng tư hay phát tán thông tin không đúng về người khác thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đáp án: A.
Câu 9: Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?
A. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xoá.
B. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xoá ngay đoạn phim trong máy quay.
C. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng.
D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.
Trả lời: Một nội dung khi đã đưa lên mạng thì nó sẽ mãi mãi tồn tại trên mạng bằng nhau cách, cho dù sau đó xóa đi. Hình ảnh của em là thông tin cá nhân, em có quyền yêu cầu tôn trọng. Vì vậy em có thể nói với bố mẹ để nói với họ hàng không đưa lên mạng hoặc yêu cầu họ xóa đi nhưng không nên tức giận và có những hành động thiếu tôn trọng.
Đáp án: D.
Câu 10: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:
A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.
B. Bản quyền.
C. Địa chỉ của trang web.
D. Các từ khóa liên quan đến trang web.
Trả lời: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề bản quyền của thông tin đó vì không phải mọi thông tin trên Internet đều là thông tin miễn phí, có nhiều thông tin mà chỉ người có quyền truy cập và khai thác.
Đáp án: B.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tin học 6 Kết nối tri thức
- Giải SBT Tin học 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT