Nguyên hàm (Lý thuyết Toán lớp 12) | Chân trời sáng tạo

Với tóm tắt lý thuyết Toán 12 Bài 1: Nguyên hàm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 12.

Nguyên hàm (Lý thuyết Toán lớp 12) | Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Lý thuyết Nguyên hàm

1. Khái niệm nguyên hàm

● Định nghĩa: Kí hiệu K là một khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng của ℝ.

Cho hàm số f(x) xác định trên K. Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F'(x) = f(x) với mọi x thuộc K.

Ví dụ 1. Chứng minh rằng hàm số F(x) = x44+x là một nguyên hàm của hàm số f(x) = x3 + 1 trên ℝ.

Hướng dẫn giải

Ta có F'(x) = x44+x'=x3+1 = f(x) với mọi x ∈ ℝ.

Vậy hàm số F(x) = x44+x là một nguyên hàm của hàm số f(x) = x3 + 1 trên ℝ.

● Định lí: Cho F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K. Khi đó:

+ Với mỗi hằng số C, hàm số F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K;

+ Nếu G(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì tồn tại hằng số C sao cho G(x) = F(x) + C với mọi x thuộc K.

Quảng cáo

Như vậy, mọi nguyên hàm của hàm số f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là hằng số. Ta gọi F(x) + C, C ∈ ℝ là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K, kí hiệu fxdx và viết

fxdx = F(x) + C.

Chú ý: Biểu thức f(x)dx gọi là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), kí hiệu là dF(x). Vậy dF(x) = F'(x)dx = f(x)dx.

Ví dụ 2. Tìm cosxdx trên ℝ.

Hướng dẫn giải

Vì (sin x)' = cos x với mọi x thuộc ℝ nên F(x) = sin x là một nguyên hàm của hàm số f(x) = cos x trên ℝ.

Vậy cosxdx = sin x + C trên ℝ.

Chú ý:

+ Mọi hàm số f(x) liên tục trên K đều có nguyên hàm trên K.

Bài toán tìm nguyên hàm của một hàm số mà không chỉ rõ khoảng K thì được hiểu là tìm nguyên hàm trên từng khoảng xác định của hàm số đó.

+ Từ định nghĩa nguyên hàm, ta có: f'xdx=fx+C.

Quảng cáo

2. Nguyên hàm của một số hàm số sơ cấp

2.1. Nguyên hàm của hàm số luỹ thừa

0dx=C;

1dx=x+C ;

• xαdx=xα+1α+1+C (α ≠ – 1).

Chú ý: Người ta thường viết dx thay cho 1dx.

Ví dụ 3. Tìm:

a) x8dx;

b) x3dx;

c) 1x5dx .

Hướng dẫn giải

a) x8dx=19x9+C.

b) x3dx=x3+13+1+C.

c) 1x5dx=x5dx=x5+15+1+C=x44+C=14x4+C.

Quảng cáo

2.2. Nguyên hàm của hàm số y = 1x

• Ta có: 1xdx=lnx+C.

Ví dụ 4. Cho hàm số f(x) =  với x ≠ 0.

Tìm nguyên hàm F(x) của f(x) thỏa mãn F(3) = 1.

Hướng dẫn giải

Ta có 1xdx=lnx+C nên F(x) = ln|x| + C (x ≠ 0).

Do F(3) = 1 nên ln|3| + C = 1 hay C = 1 – ln3.

Vậy F(x) = ln|x| + 1 – ln3 (x ≠ 0). 

2.3. Nguyên hàm của một số hàm số lượng giác

cosxdx=sinx+C ;

sinxdx=cosx+C ;

1cos2xdx=tanx+C ;

1sin2xdx=cotx+C .

Ví dụ 5. Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x) = sin x thỏa mãn

F(0) + Fπ2 = 0.

Hướng dẫn giải

sinxdx=cosx+C nên F(x) = – cos x + C.

Do F(0) + Fπ2 = 0 nên (– cos 0 + C) + (– cosπ2 + C) = 0, suy ra C = 12.

Vậy F(x) = – cos x + 12.

2.4. Nguyên hàm của hàm số mũ

exdx=ex+C ;

axdx=axlna+C (a > 0, a ≠ 1).

Ví dụ 6. Tìm:

a) 4xdx ;

b) e3xdx .

Hướng dẫn giải

a) 4xdx=4xln4+C

b) e3xdx=e3xdx=e3xlne3+C=e3x3+C .

3. Tính chất cơ bản của nguyên hàm

• Tính chất 1. Nguyên hàm của tích một số với một hàm số

Cho f(x) là hàm số liên tục trên K, ta có:

kfxdx=kfxdx, với k ∈ ℝ, k ≠ 0.

Ví dụ 7. Tìm:

a) 49xdx ;

b) 5sinxdx.

Hướng dẫn giải

a) 49xdx=491xdx=49lnx+C .

b) 5sinxdx=5sinxdx=5cosx+C .

• Tính chất 2. Nguyên hàm của tổng, hiệu hai hàm số

Cho f(x), g(x) là các hàm số liên tục trên K, ta có:

fx+gxdx=fxdx+gxdx.

fxgxdx=fxdxgxdx.

Ví dụ 8. Tìm 4x34x+5dx .

Hướng dẫn giải

Ta có: 4x34x+5dx=4x3dx4xdx+5dx

= x4 – 2x2 + 5x + C.

Bài tập Nguyên hàm

Bài 1. cot2xdx bằng:

A. sin x – x + C.

B. – cot x – x + C.

C. tan x + x + C.

D. – cos x – x + C.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có cot2xdx=1sin2x1dx=1sin2xdxdx = – cot x – x + C.

Bài 2. e2x+1dx bằng:

A. e2x + 1 + C.

B. e2x + C.

C. e2x+1ln2+C.

D. e2x+12+C.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có: e2x+1dx=ee2xdx=ee2xlne2+C=e2x+12+C.

Bài 3. Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x) = 3x2 + 4x3 + 1x, biết F(1) = 3.

Hướng dẫn giải

Ta có: 3x2+4x3+1xdx=3x2dx+4x3dx+1xdx = x3 + x4 + ln|x| + C.

Vì F(1) = 3 nên 13 + 14 + ln|1| + C = 3, suy ra C = 1.

Vậy F(x) = x3 + x4 + ln|x| + 1.

Bài 4. Tìm:

a) 2x5dx;

b) x37+5x4dx;

c)49xdx;

d) 3x32xdx .

Hướng dẫn giải

a) 2x5dx=2x5dx=2x5+15+1+C=12x4+C .

b) x37+5x4dx=x37dx+5x4dx=x37+137+1+5x55+C=710x107+x5+C.

c) 49xdx=491xdx=49lnx+C.

d) 3x32xdx=3x22xdx=3x2dx21xdx=x32lnx+C .

Bài 5. Tìm:

a) 7cosx9sinxdx;

b) 3+2cot2xdx ;

c) 32x6dx ;

d) 13x+e3x+2dx .

Hướng dẫn giải

a) 7cosx9sinxdx=7cosxdx9sinxdx= 7sin x – 9 ∙ (– cos x) + C

                                     = 7sin x + 9cos x + C.

b) 3+2cot2xdx=1+21+cot2xdx=1+21sin2xdx

                               =dx+21sin2xdx=x2cotx+C.

c) 32x6dx=13632xdx=13632xln32+C=32x62ln3+C.

d) 13x+e3x+2dx=13xdx+e2e3xdx=13xln13+e2e3xlne3+C

                             =13xln3+e3x+23+C .

Bài 6. Một ô tô đang di chuyển với tốc độ 20 m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với tốc độ v(t) = 20 – 4t (m/s) (0 ≤ t ≤ 5). Kể từ khi hãm phanh, quãng đường ô tô đó đi được sau 3 giây là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Công thức tính quãng đường s(t) của ô tô đi được trong t (giây) kể từ khi hãm phanh là một nguyên hàm của hàm số v(t).

Do 204tdx=20t2t2+C nên ta có s(t) = 20t – 2t2 + C với C là hằng số nào đó. Do s(0) = 0 nên C = 0. Suy ra s(t) = 20t – 2t2.

Vậy quãng đường ô tô đó đi được sau 3 giây kể từ khi hãm phanh là:

s(3) = 20 ∙ 3 – 2 ∙ 32  = 42 (m).

Học tốt Nguyên hàm

Các bài học để học tốt Nguyên hàm Toán lớp 12 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên