Lý thuyết Toán 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1 (hay, chi tiết)
Với tóm tắt lý thuyết Toán 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết bám sát nội dung từng bài học sgk Toán 12 Tập 1 sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 12.
Lý thuyết Toán 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1
Lý thuyết Tính đơn điệu và cực trị của hàm số
1. Tính đơn điệu của hàm số
* Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số
Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số y = f(x) xác định trên K.
- Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên K nếu với mọi x1, x2 thuộc K mà x1 < x2 thì f(x1) < f(x2).
- Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi x1, x2 thuộc K mà x1 < x2 thì f(x1) > f(x2).
- Nếu hàm số y = f(x) đồng biến trên K thì đồ thị của nó đi lên từ trái sang phải (Hình 1a).
- Nếu hàm số y = f(x) nghịch biến trên K thì đồ thị của nó đi xuống từ trái sang phải (Hình 1b).
- Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là đơn điệu trên K.
Ví dụ 1. Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số.
Hướng dẫn giải
Dựa vào đồ thị hàm số y = f(x), ta thấy:
- Hàm số nghịch biến trên các khoảng (−∞; −1) và (1; +∞).
- Hàm số đồng biến trên khoảng (−1; 1).
* Tính đơn điệu của hàm số
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K.
- Nếu f'(x) > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số y = f(x) đồng biến trên K.
- Nếu f'(x) < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên K.
Ví dụ 2. Cho hàm số y = x3 – 3x. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào?
Hướng dẫn giải
Có y' = 3x2 – 3.
Có y' < 0 −1 < x < 1.
Do đó hàm số nghịch biến trên (−1; 1).
Chú ý: Khi xét tính đơn điệu của hàm số mà chưa cho khoảng K, ta hiểu xét tính đơn điệu của hàm số đó trên tập xác định của nó.
* Các bước để xét tính đơn điệu của hàm số y = f(x)
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số.
Bước 2: Tính đạo hàm f'(x) của hàm số. Tìm các điểm x thuộc D mà tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.
Bước 3: Xét dấu f'(x) và lập bảng biến thiên.
Bước 4: Nếu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
Ví dụ 3. Xét tính đơn điệu của hàm số y = 2x2 – x4.
Hướng dẫn giải
Tập xác định: D = ℝ.
Ta có y' = 4x – 4x3; y' = 0 x = −1 hoặc x = 0 hoặc x = 1.
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng (−∞; −1) và (0; 1), nghịch biến trên các khoảng (−1; 0) và (1; +∞).
Chú ý:
a) Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K, f'(x) ≥ 0 với mọi x ∈ K và f'(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến trên K.
b) Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K, f'(x) ≤ 0 với mọi x ∈ K và f'(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số nghịch biến trên K.
c) Nếu f'(x) = 0 với mọi x ∈ K thì hàm số không đổi trên K.
2. Cực trị của hàm số
* Khái niệm cực trị của hàm số
Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D và x0 ∈ D.
- Nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm x0 và (a; b) D sao cho f(x) < f(x0) với mọi x (a; b)\{x0} thì x0 được gọi là một điểm cực đại, f(x0) được gọi là giá trị cực đại của hàm số y = f(x), kí hiệu yCĐ.
- Nếu tồn tại một khoảng (a; b) chứa điểm x0 và (a; b) D sao cho f(x) > f(x0) với mọi x (a; b)\{x0}, thì x0 được gọi là một điểm cực tiểu, f(x0) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số y = f(x), kí hiệu yCT.
Chú ý:
a) Điểm cực đại và điểm cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị của hàm số. Giá trị cực đại và giá trị cực tiểu được gọi chung là giá trị cực trị (còn gọi là cực trị) của hàm số.
b) Nếu x0 là một điểm cực trị (điểm cực đại, điểm cực tiểu) của hàm số y = f(x) thì ta cũng nói hàm số y = f(x) đạt cực trị (cực đại, cực tiểu) tại x0.
c) Hàm số có thể đạt cực đại và cực tiểu tại nhiều điểm trên D.
d) Nếu x0 là điểm cực trị của hàm số y = f(x) thì điểm M(x0; f(x0)) là một điểm cực trị của đồ thị hàm số y = f(x).
Ví dụ 4. Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên đoạn [−2; 2] và có đồ thị như hình vẽ. Tìm điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số y = f(x).
Hướng dẫn giải
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy:
- Điểm cực đại của đồ thị hàm số là (−1; 2).
- Điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là (1; −2).
* Cực trị của hàm số
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng (a; b) chứa điểm x0 và có đạo hàm trên các khoảng (a; x0) và (x0; b). Khi đó:
- Nếu f'(x) < 0 với mọi x (a; x0) và f'(x) > 0 với mọi x (x0; b) thì hàm số y = f(x) đạt cực tiểu tại điểm x0;
- Nếu f'(x) > 0 với mọi x (a; x0) và f'(x) < 0 với mọi x (x0; b) thì hàm số y = f(x) đạt cực đại tại điểm x0.
Ví dụ 5. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau
Hãy tìm cực trị của hàm số y = f(x).
Hướng dẫn giải
Dựa vào bảng biến thiên ta có:
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 và yCT = 1.
Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và yCĐ = 5.
* Các bước tìm cực trị của hàm số y = f(x)
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số.
Bước 2: Tính đạo hàm f'(x) của hàm số. Tìm các điểm x thuộc D mà tại đó đạo hàm f'(x) bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.
Bước 3: Lập bảng biến thiên của hàm số.
Bước 4: Từ bảng biến thiên kết luận về cực trị của hàm số.
Ví dụ 6. Tìm cực trị của hàm số y = x3 + 4x2 – 3x + 7.
Hướng dẫn giải
Tập xác định: D = ℝ.
Có y' = 3x2 + 8x – 3; y' = 0 x = −3 hoặc
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đạt cực đại tại x = −3 và yCĐ = 25.
Hàm số đạt cực tiểu tại và
Chú ý:
a) Nếu f'(x0) = 0 và f'(x) không đổi dấu khi x qua điểm x0 thì hàm số không có cực trị tại x0.
b) Nếu f'(x) không đổi dấu trên khoảng K thì f(x) không có cực trị trên khoảng đó.
................................
................................
................................
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST