Bài tập trắc nghiệm Đối xứng tâm lớp 8 (có đáp án)

Với bài tập trắc nghiệm Đối xứng tâm lớp 8 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Đối xứng tâm

Bài tập trắc nghiệm Đối xứng tâm lớp 8 (có đáp án)

Bài 1: Hãy chọn câu sai:

A. Điểm đối xứng với điểm M qua M cũng chính là điểm M

B. Hai điểm A và B gọi là đói xứng với nhau qua điểm O kkhi O là trung điểm của đoạn thẳng AB

C. Hình bình hành có một tâm đối xứng

D. Đoạn thẳng có hai tâm đối xứng

Lời giải

+ Theo định nghĩa hai điểm đói xứng nhau qua một điểm: Hai điểm A, B gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó nên B đúng.

+ Trung điểm của đoạn thẳng là tâm đối xứng duy nhất của đoạn thẳng đó nên D sai.

+ Hình bình hành có một tâm đối xứng là giao hai đường chéo nên C đúng.

Điểm đối xứng của một điểm M qua chính M chính là M nên A đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Hai điểm M, N gọi là đối xứng nhau qua điểm I nếu …

A. I là trung điểm của đoạn MN                                

B. I là điểm nằm ngoài đoạn MN

C. I là điểm cách M một khoảng bằng ½

D. I là điểm chia đoạn MN thành tỉ số 2:3

Lời giải

+ Theo định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm: Ha điểm M, N gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên A đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Hãy chọn câu sai:

A. Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo

B. Đường tròn có tâm đối xứng chính là tâm của đường tròn

C. Hình thang có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo

D. Hình vuông có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo

Lời giải

+ Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó nên A đúng

+ Đường tròn là hình có hình có tâm đối xứng là tâm của đường tròn nên B đúng.

+ Giao điểm hai đường chéo của hình vuông là tâm đối xứng của hình vuông đó nên D đúng.

+ Hình thang không có tâm đối xứng nên C sai

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là:

A. Điểm A                             

B. Điểm B

C. Giao điểm hai đường chéo

D. Hình bình hành ABCD không có tâm đối xứng

Lời giải

+ Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó nên C đúng

Đáp án cần chọn là: C

Bài 5: Cho hình bình hành ABEF. Gọi O là giao điểm của AE và BF. Trong các khẳng định sau:

  1. E và A đối xứng nhau qua O

  2. B và F đối xứng nhau qua O

  3. E và F đối xứng nhau qua O

  4. AB và EF đối xứng nhau qua O.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

A. 1                

B. 2                

C. 3                

D. 4

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Hình bình hành ABCD có OA = OE; OB = OF nên

+ E và A đối xứng nhau qua O

+ B và F đối xứng nhau qua O

+ AB và EF đối xứng nhau qua O

Nhưng E và F không đối xứng nhau qua O vì OE ≠ Ò; O không thuộc EF.

Vậy có 3 khẳng định đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Quảng cáo

Bài 6: Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AM, AC. Chọn câu đúng.

A. Điểm A và M đối xứng nhau qua E

B. Điểm D và F đối xứng nhau qua E

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Vì E là trung điểm của AM nên A, M đối xứng nhau qua E

Xét tam giác ABM có DE là đường trung bình nên DE = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánBM (1)

Xét tam giác ACM có EF là đường trung bình nên EF = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánMC (2)

Mà MB = MC nên từ (1) và (2) ta suy ra DE = EF hay E là trung điểm đoạn DF.

Do đó D; F đối xứng nhau qua E.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 7: Tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O. Biết chu vi của tam giác A’B’C’ là 32cm. Chu vi của tam giác ABC là:

A. 32dm         

B. 64cm          

C. 16cm          

D. 32cm

Lời giải

Vì tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O nên ΔABC = ΔA’B’C’

⇒ AB = A’B’; AC = A’C’; BC = B’C’

Nên AB + AC + BC = A’B’ + A’C’ + B’C’

⇒ PABC = PA’B’C’

Do đó chu vi tam giác ABC là PABC = 32cm

Đáp án cần chọn là: D

Bài 8: Tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O. Biết chu vi của tam giác A’B’C’ là 40cm. Chu vi của tam giác ABC là:

A. 32dm         

B. 40cm          

C. 20dm         

D. 80dm

Lời giải

Vì tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O nên ΔABC = ΔA’B’C’

⇒ AB = A’B’; AC = A’C’; BC = B’C’

Nên AB + AC + BC = A’B’ + A’C’ + B’C’

⇒ PABC = PA’B’C’

Do đó chu vi tam giác ABC là PABC = 40cm

Đáp án cần chọn là: B

Quảng cáo

Bài 9: Cho tam giác ABC, trong đó AB = 15cm, BC = 12cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh AC. Chu vi của tứ giác tạo thành là:

A. 54cm         

B. 53cm          

C. 52cm          

D. 51cm

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Lấy M là trung điểm AC khi đó A, C đối xứng nhau qua M. Vẽ B’ đối xứng với B qua O. Khi đó tam giác B’AC đối xứng với tam giác ABC qua M. Tứ giác tạo thành là ABCB’.

Vì tam giác B’AC đối xứng với tam giác BCA qua M nên AB’ = BC = 15cm; B’C = AB = 12cm

Chu vi tam giác ABCB’ là AB + AC + CB’ + AB’ = 12 + 15 + 12 + 15 = 54 cm

Đáp án cần chọn là: A

Bài 10: Cho tam giác ABC, trong đó AB = 8cm, BC = 11cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh AC. Chu vi của tứ giác tạo thành là:

A. 19cm         

B. 38cm          

C. 76cm          

D. 40cm

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Lấy M là trung điểm AC khi đó A, C đối xứng nhau qua M. Vẽ B’ đối xứng với B qua O. Khi đó tam giác B’AC đối xứng với tam giác ABC qua M. Tứ giác tạo thành là ABCB’.

Vì tam giác B’AC đối xứng với tam giác BCA qua M nên AB’ = BC = 11cm; B’C = AB = 8cm

Chu vi tam giác ABCB’ là AB + AC + CB’ + AB’ = 8 + 11 + 11 + 8 = 38 cm

Đáp án cần chọn là: B

Bài 11: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm E thuộc tia đối của tia AD sao cho AD = AE, lấy F thuộc tia đối của tia CD sao cho CD = CF. Hình bình hành ABCD có them điều kiện gì để E đối xứng với F qua đường thẳng DB?

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD khi đó OA = OC; OB = OD

Xét tam giác DBE ta có OA là đường trung bình nên OA // EB; OA = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánEB (1)

Tương tự OC là đường trung bình của tam giác BDF ⇒ OC // BF; OC = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánFB (2)

Từ (1); (2) ⇒ E, B, F thẳng hang và EB = BF (vì OA = OC) hay E đối xứng với F qua điểm B.

Để E đối xứng với F qua đường thẳng BD ta cần them điều kiện EF ⊥ BD.

Mà AC là đường trung bình của tam giác DEF nên AC // EF suy ra BD ⊥ AC.

Vậy hình bình hành ABCD có them điều kiện hai đường chéo vuông góc thì E đối xứng với F qua đường thẳng DB.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 12: Cho tam giác ABC, đường cao AH, trong đó BC = 18cm, AH = 3cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh BC. Diện tích của tam giác tạo thành là:

A. 24cm2        

B. 54cm2           

C. 20cm2        

D. 27cm2

Lời giải

Gọi tam giác A’CB đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm cạnh BC. Khi đó ΔABC = ΔA’CB

Nên SABC = SA’BC.

Ta có SABC = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAH.BC = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án.3.18 = 27 cm2 nên SA’BC = 27cm2

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Bài 13: Cho tam giác ABC, đường cao AH, trong đó BC = 30cm, AH = 18cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh BC. Diện tích của tam giác tạo thành là:

A. 270cm2      

B. 540cm2        

C. 280cm2      

D. 360cm2

Lời giải

Gọi tam giác A’CB đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm cạnh BC. Khi đó ΔABC = ΔA’CB

Nên SABC = SA’BC.

Ta có SABC = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAH.BC = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án.18.30 = 270 cm2 nên SA’BC = 270cm2

Đáp án cần chọn là: A

Bài 14: Cho hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là O, E là điểm bất kỳ trên đoạn OD. Gọi F là điểm đối xứng của C qua E.

1. Tứ giác ODFA là hình gì?

A. Hình thang

B. Hình bình hành

C. Hình thang cân

D. Hình thang vuông

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

+ Xét tam giác CAF có E là trung điểm của CF (do F là điểm đối xứng của điểm C qua E); O là trung điểm AC (do O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD) nên OE là đường trung bình của tam giác CAF

⇒ OE = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAF; OE // AF suy ra OD // AF

⇒ ODFA là hình thang.

Đáp án cần chọn là: A

2. Xác định vị trí điểm E trên OD để hình thang ODFA là hình bình hành.

A. E là chân đường vuông góc kẻ từ C đến OD        

B. E là trung điểm của OD

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Để hình thang ODFA là hình bình hành thì ta cần OD = AF mà OE = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAF (cmt) nên OE = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánOD

Hay E là trung điểm của OD

Đáp án cần chọn là: B

Bài 15: Cho tứ giác ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. O là một điểm bất kì nằm trong tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là điểm đối xứng với O qua M, N, P, Q.

1. Tứ giác MNPQ là hình gì?

A. Hình thang

B. Hình bình hành

C. Hình thang cân

D. Hình thang vuông

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

+ Nối AC.

Xét tam giác DAC có QP là đường trung bình nên QP // AC; QP = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAC (1)

Xét tam giác BAC có MN là đường trung bình nên MN // AC; MN = Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAC (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN = PQ = (= Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp ánAC); MN // PQ nên tứ giác MNPQ là hình bình hành.

Đáp án cần chọn là: B

2. Tứ giác EFGH là hình gì?

A. Hình thang

B. Hình bình hành

C. Hình thang cân

D. Hình thang vuông

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Vì E, F, G, H theo thứ tự là điểm đối xứng với O qua M, N, P, Q nên M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OE, OF, OH, OG.

Xét tam giác OEF có MN là đường trung bình nên MN // EF; EF = 2MN (*)

Xét tam giác OHG có QP là đường trung bình nên QP // HG; HG = 2QP (**)

Mà MN = QP (theo câu trước) nên từ (*) vfa (**) suy ra EF // HG; EF = HG

Tứ giác EFGH có EF // HG; EF = HG nên EFGH là hình bình hành (dhnb)

Đáp án cần chọn là: B

Bài 16: Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo, Một đường thẳng đi qua O cắt các cạnh AB và CD theo thứ tự ở M và N. Chọn khẳng định đúng.

A. Điểm M đối xứng với điểm N qua O.       

B. Điểm M đối xứng với điểm O qua N

C. Điểm N đối xứng với điểm O qua M

D. Điểm A đối xứng với điểm B qua M

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Xét tam giác ΔOMB và ΔOND có:

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Nên ΔOMB = ΔOND (g – c – g) ⇒ OM = ON (hai cạnh tương ứng)

Suy ra điểm M đối xứng với điểm N qua O.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 17: Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm đối xứng với B qua A, E là điểm đối xứng với C qua A. Lấy các điểm I, K theo thứ tự thuộc các đoạn thẳng DE, BC sao cho DI = BK. Chọn câu đúng.

A. ED // BC                           

B. Điểm I đối xứng với điểm A qua K

C. ΔAED = ΔABC                

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Xét ΔADE và ΔABC có:

+ AD = AB (vì D đối xứng với B qua A)

+ Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án (đối đỉnh)

+ AE = AC (vì E đối xứng với C qua A)

Nên ΔADE = ΔABC (c – g – c), suy ra Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án mà hai góc này ở vị trí so le trong nên ED // BC

Xét ΔADI và ΔABK có:

+ AD = AB (vì D đối xứng với B qua A)

+ Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án (cmt)

+ DI = BK (gt)

Nên ΔADI = ΔABK (c – g – c) ⇒ Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án  mà B, A, D thẳng hàng

Nên K, A, I thẳng hàng

Lại có IA = AK (do ΔADI = ΔABK) nên điểm K đối xứng với I qua A.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 18: Cho tam giác ABC, trọng tâm G. Gọi N, P theo thứ tự là các điểm đối xứng của B, C qua trọng tâm G.

1. Tứ giác BPNC là hình gì?

A. Hình thang

B. Hình bình hành

C. Hình thang cân

D. Hình thang vuông

Lời giải

Trắc nghiệm Đối xứng tâm có đáp án

Vì N, P theo thứ tự là các điểm đối xứng của B, C qua trọng tâm G nên G là trung điểm của CP; BN

Xét tứ giác BPNC có hai đường chéo CP và BN giao nhau tại trung điểm mỗi đường nên BPNC là hình bình hành (dhnb)

Đáp án cần chọn là: B

2. Lấy M là điểm đối xứng với A qua G. Chọn khẳng định đúng.

A. ΔADC = ΔMNP                

B. Tam giác MNP đều

C. Cả A, B đều sai                             

D. Cả A, B đều đúng

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết & 700 Bài tập Toán lớp 8 có lời giải chi tiết có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 8 và Hình học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên