Top 100 Đề thi Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Toán 8 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Toán 8.

Đề thi Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Toán 8 Xem thử Đề thi CK1 Toán 8 Xem thử Đề thi GK2 Toán 8 Xem thử Đề thi CK2 Toán 8

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Toán 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Toán 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Toán 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Toán 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Toán 8 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Toán 8 theo tỉnh (trên cả nước)

Xem thêm Đề thi Toán 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây.

Câu 1. Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào không phải là đơn thức?

A. x.

B. 12xy3.

C. 3x - 4.

D. -7.

Câu 2. Tích của đa thức 6xyvà đa thức 2x2 - 3ylà đa thức

A. 12x2y+18xy2.

B. 12x3y18xy2.

C. 12x3y+18xy2.

D. 12x2y18xy2.

Câu 3. Thực hiện tính 13x3y3+2x2y4:xy2 được kết quả là

A. 13x2y+2x2y.

B. 13x2y+2xy2.

C. 12x2y+xy2.

D. 12x2y+2xy.

Câu 4. Hằng đẳng thức A2 - B2 = (A - B)(A + B) có tên là

A. bình phương của một tổng.

B. tổng hai bình phương.

C. bình phương của một hiệu.

D. hiệu hai bình phương.

Câu 5.Tính giá trị biểu thức A = 8x3 + 12x2 + 6x + 1tại x = 9,5.

A. 20.

B. 400.

C. 4 000.

D. 8 000.

Câu 6.Với điều kiện nào của x thì phân thức x1(x+2)2 có nghĩa?

A. x ≤ 2.

B. x ≠ 1.

C. x = 2.

D. x ≠ 2.

Câu 7.Khi quy đồng mẫu hai phân thức 1x2161x+4 được kết quả nào sau đây?

A. 1x4x+4; x4x4x+4.

B. 1x216x+4; x+4x4x+4.

C. 1x216; x+4x4x+4.

D. 1x216; 1x4x+4.

Câu 8.Kết quả phép nhân x3x+33x6xx32

A. 2x3.

B. 2x+3x3.

C. 2x+3.

D. 2x3x+3.

Câu 9. Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

A. Tam giác cân.

B. Tam giác đều.

C. Tam giác vuông.

D. Tam giác vuông cân.

Đề thi Giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

Câu 11. Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là 5cm, độ dài trung đoạn của hình chóp là 6cm. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đó là

A. 40 cm2.

B. 36 cm2.

C. 45 cm2.

D. 50 cm2.

Đề thi Giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

II. Tự luận (7,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm)Thực hiện phép tính:

a) (3xyz - 3x2 + 5xy - 1) - (5x2 +xyz - 5xy + 3 - y);

b) (3x3 - x2y + 2xy + 3) + (x2y - 2xy - 2);

c) 2xy34y8x12y;

d) (x8y8 + 2x5y5 + 7x3y3) : (-x2y2).

Bài 2. (1,5 điểm)Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 2x3 + 6x2 - 4x;

b) (2x + 5)2 - 9x2;

c) 4x2 - 9y2 + 4x - 6y.

Bài 3. (1,0 điểm)Cho biểu thức: A = xx236+6x6x+x2:2x6x2+6x+x6x.

a) Viết điều kiện xác định của biểu thức A.

b) Rút gọn biểu thức trên.

Bài 4. (2,0 điểm)

Đề thi Giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

Bài 5. (0,5 điểm)Cho biểu thức A = 16x22x+5. Tính giá trị lớn nhất của biểu thức A.

-------------- HẾT --------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng duy nhất trong mỗi câu sau vào bài làm.

Câu 1. Cho các biểu thức: x2 + y2; 2 025; 3x+y; xy+15x; x2+xyz; 4+xyz có bao nhiêu đa thức?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2. Đẳng thức nào sau đây là hằng đẳng thức?

A. 3a + 1 = a + 3.

B. a + 3 = 3a - 1.

C. 2(a - 2) = 4a.

D. a(a + 1) = a2 + a.

Câu 3. Giá trị của x để phân thức x25 có giá trị bằng 0 là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. -1.

Câu 4. Hình chóp tam giác đều có mặt bên là hình gì?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình vuông.

C. Hình tam giác.

D. Tam giác cân.

Câu 5. Hình dưới đây là một bóng đèn có 4 mặt bên là các tam giác cân, 1 mặt đáy là hình vuông.

Đề thi Học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

Bóng đèn như vậy có dạng là hình gì?

A. Hình chóp tứ giác đều.

B. Hình chóp tam giác đều.

C. Hình chóp ngũ giác đều.

D. Không có tên gọi đặc biệt.

Câu 6. Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy dài 8 cm độ dài chiều cao 9 cm. Thể tích của hình chóp tứ giác đều đó là

A. 63 cm3.

B. 147 cm3.

C. 71 cm3.

D. 441 cm3.

Câu 7. Một chậu cây chóp tam giác đều có cạnh đáy 4 cm và trung đoạn hình chóp là 6 cm. Hỏi diện tích miếng bìa cần để bọc xung quanh một chậu cây là bao nhiêu? (không tính đến phần đường viền, nếp gấp).

A. 24 cm2.

B. 72 cm2.

C. 48 cm2.

D. 36 cm2.

Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là định lý Pythagore?

A. Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.

B. Nếu một tam giác có  một cạnh bằng tổng của hai cạnh  còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.

C. Nếu một tam giác có bình phương cạnh huyền bằng hiệu bình phương của hai cạnh góc vuông thì tam giác đó là tam giác vuông.

D. Trong một tam giác vuông, bình phương một cạnh bằng tổng  bình phương của hai cạnh còn lại.

Câu 9. Số đo x trong hình vẽ bên là

A. 83°.

B. 93°.

C. 103°.

D. 113°.

Đề thi Học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

Câu 10. Trong các hình sau, các hình nào có hai đường chéo vuông góc với nhau?

A. Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.

B. Hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật.

C. Hình thoi, hình vuông.

D. Hình thang cân, hình chữ nhật.

Câu 11. Cho bảng thống kê về tỉ số phần trăm các loại sách trong tủ sách của lớp 8A như sau:

Loại sách

Tỉ số phần trăm

Lịch sử Việt Nam

 25%

Truyện tranh

20%

Thế giới động vật

30%

Các loại sách khác

25%

Cho các khẳng định sau:

(I) Dữ liệu định lượng là các loại sách: Lịch sử Việt Nam, Truyện tranh, thế giới động vật, các loại sách khác;

(II) Dữ liệu định tính là tỉ số phần trăm: 25%; 20%; 30%; 25%;

(III) Dữ liệu chưa hợp lí là tỉ số phần trăm.

Số khẳng định sai

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 12. Để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ nào sau đây?

A. Biểu đồ hình quạt tròn.

B. Biểu đồ đoạn thẳng.

C. Biểu đồ tranh.

D. Biểu đồ cột.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính:

a) (6x - 7)(7x - 1);

b) 4x12+2x52x+5

c) x+5x+xx5+25x25x.

Bài 2. (1,0 điểm) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 3x3 + 6x2y + 3xy2;

b) x2 - 7x + 6.

Bài 3. (1,5 điểm) Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam qua các năm 2015; 2017; 2018; 2019; 2020. (đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Đề thi Học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê 2021)

a) Biểu đồ trên là biểu đồ gì? Để thu được dữ liệu được biểu diễn ở biểu đồ trên, ta sử dụng phương pháp thu thập trực tiếp hay gián tiếp?

b) Năm 2020 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước tăng bao nhiêu phần trăm so năm 2015 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

c) Tính tỉ số phần trăm vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước trong năm 2020 và tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp nhà nước trong các năm còn lại (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Bài 4. (2,5 điểm)

1.  Nhà bạn An (vị trí A trên hình vẽ) cách nhà bạn Châu (vị trí C trên hình vẽ) 600 m và cách nhà bạn Bình (vị trí B trên hình vẽ) 450 m. Biết rằng 3 vị trí: nhà An, nhà Bình và nhà Châu là ba đỉnh của một tam giác vuông (như hình vẽ). Tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Châu.

Đề thi Học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là một điểm bất kì trên cạnh huyền BC. Gọi D và E lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M xuống AB và AC.

a) Tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?

b) Lấy điểm I sao cho A là trung điểm của ID; điểm K sao cho M là trung điểm của EK. Chứng minh EI = DK và EI // DK.

Bài 5. (0,5 điểm) Cho a2+b2+c2=ab+bc+ca và a + b + c = 2022. Tính a, b, c.

−−−−−HẾT−−−−−

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán 8

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng duy nhất trong mỗi câu sau vào bài làm.

Câu 1. Cho hàm số y=fx=2x21. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. f(-1) = -3.

B. f(1) = 1.

C. f(-1) = -1.

D. f(1) = 3.

Câu 2. Hàm số y = ax + b là hàm số bậc nhất khi

A. a = 0

B. a < 0

C. a > 0

D. a ≠ 0

Câu 3. Đồ thị của hai hàm số y = x + 2 và y = y + 1

A. cắt nhau.

B. trùng nhau.

C. song song với nhau.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4. Cho hình vẽ bên. Khẳng định nào sau đây là đúng về MN?

A. là đường trung tuyến của ∆ABC.

B. là đường trung bình của ∆ABC.

C. là đường trung trực của ∆ABC.

D. là đường phân giác của ∆ABC.

10 Đề thi Giữa kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Câu 5. Cho hình vẽ bên, biết DE // AC. Tỉ số nào sau đây là đúng?

A. BDAD=BEEC.

B. BDAD=BEBC.

C. DEAC=BCBE

D. ADAB=BCEC.

10 Đề thi Giữa kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Câu 6. Cho tam giác ABC có AB = 9 cm, AC = 6 cm. Vẽ AD là đường phân giác của góc A. Biết CD = 2 cm độ dài đoạn thẳng DB là

A. 1,5 cm

B. 3 cm

C. 4,5 cm

D. 6 cm

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Trong giờ thực hành thí nghiệm, một học sinh thả một miếng chì có khối lượng 0,31 kg đang ở nhiệt độ 100°C vào 0,25kg nước đang ở nhiệt độ 58,5°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K, nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kg.K. gọi t°C là nhiệt độ khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt, Qnuoc (J) là nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 58,5°C lên t°C, Qnuoc (J) là nhiệt lượng chì tỏa ra để giảm nhiệt độ từ 100°C xuống t°C.

a) Biết công thức tính nhiệt lượng thu vào/ tỏa ra là: Q = m.c.∆t (J), trong đó m là khối lượng của vật (kg), c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K) và ∆t = t2 - t1 là độ tăng/giảm nhiệt độ của vật (°C) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng. Viết công thức tính Qchi và Qnuoc theo t.

b) Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Bài 2. (2,5 điểm) Cho hàm số y = (m - 1)x + m (m là tham số m ≠ 1) có đồ thị là đường thẳng (d).

a) Tìm m để (d): y = (m - 1)x + m song song với (d'): y = 2x - 3.

b) Vẽ (d) với m tìm được và vẽ (d') trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy.

c) Tìm m để đường thẳng (d): y = (m - 1)x + m và hai đường thẳng y=x+2;  y=12x+3 đồng quy.

Bài 3. (3,0 điểm)

1) Cho tam giác ABC có BC = 15 cm, CA = 18 cm và AB = 12 cm. Gọi I và G lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp và trọng tâm ∆ABC.

a) Tính độ dài các đoạn thẳng CD và BD.

b) Chứng minh IG // BC.

c) Tính độ dài đoạn thẳng IG.

2) Vì kèo mái tôn là một trong những bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo mái nhà lợp tôn. Nó giúp chống đỡ và giảm trọng lực của những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài tác động vào (Hình a).

10 Đề thi Giữa kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Hình a

10 Đề thi Giữa kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Hình b

Một vì kèo mái tôn được vẽ lại như Hình b. Tính độ dài x của cây chống đứng bên và độ dài y của cánh kèo.

-----HẾT-----

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Toán 8

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng duy nhất trong mỗi câu sau vào bài làm.

Câu 1. Đường thẳng x = 2 luôn cắt trục hoành tại điểm

A. có hoành độ bằng 2, tung độ bằng 0.

B. có hoành độ bằng 0, tung độ bằng 2.

C. có hoành độ bằng 2, tung độ bằng 2.

D. có hoành độ bằng 2, tung độ tùy ý.

Câu 2. Cho hàm số y = m1m+1x+5. Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?

A. m ≠ 1.

B. m ≠ -1.

C. m = 1.

D. m ≠ 1 và m ≠ -1.

Câu 3. Cho hàm số được xác định bởi công thức y = ax - 1. Biết đồ thị hàm số này đi qua điểm (1;2). Hoành độ của điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ bằng -4 là

A. -13.

B. -1.

C. -5.

D. -3.

Câu 4. Phương trình nào sau đây không là phương trình bậc nhất một ẩn?

A. 2x - 5 = 0.

B. 1x2+1=0.

C. 4x - 3 = 0.

D. 13x+2=0.

Câu 5. Phương trình x(x - 5) + 5x = 4 có bao nhiêu nghiệm?

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. Vô số nghiệm.

Câu 6. Cho hình vẽ dưới đây BC // ED. Độ dài EC là

A. EC = 2,78.

B. EC = 2,77.

C. EC = 2,75.

D. EC = 2,74.

10 Đề thi Học kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Câu 7. Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng đi qua

A. trung điểm của hai cạnh của một tam giác.

B. trung điểm của một cạnh của một tam giác.

C. hai đỉnh của một tam giác.

D. một đỉnh và một trung điểm của một cạnh của một tam giác.

Câu 8. Nếu ΔA'B'C'  ΔABC theo tỉ số đồng dạng k = 12 thì

A. A'B'AB=12.

B. ABA'C'=2.

C. A'B'AC=12.

D. BCA'B'=21.

Câu 9. Cho ∆ABC; ∆MNP nếu có A^=M^, B^=N^, C^=P^ để ∆ABC ᔕ ∆MNP theo định nghĩa hai tam giác đồng dạng thì cần bổ sung thêm điều kiện nào?

A. ABNP=ACMP=BCNM.

B. ABMP=ACNP=BCNM.

C. ABMN=ACNP=BCMP.

D. ABMN=ACMP=BCNP.

Câu 10. Cho hình vẽ, biết ∆ABC ᔕ ∆MNP. Tỉ số MNNP bằng 

10 Đề thi Học kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

A. 135.

B. 513.

C. 125.

D. .

Câu 11. Số kết quả có thể của hành động chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong từ “MATHEMATIC” là

A. 10.

B. 7.

C. 9.

D. 8.

Câu 12. Bạn Nam tung một đồng xu cân đối và đồng chất 20 lần, có 13 lần mặt ngửa. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt sấp xuất hiện” là

A. 1320.

B. 720.

C. 137.

D. 713.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,0 điểm) Cho hàm số y = f(x) = 4x.

a) Tính f(-4); f(8).

b) Hoàn thành bảng sau:

x

-2

?

2

3

?

y = f(x)

?

-4

?

?

8

Bài 2. (1,5 điểm) Đường sông từ A đến B ngắn hơn đường bộ là 10 km. Ca nô đi từ A đến B mất 3 giờ 20 phút, ô tô đi hết 2 giờ. Vận tốc ca nô nhỏ hơn vận tốc ô tô là 17km/h.

Bài 3. (1,0 điểm) Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số nhỏ hơn 200.

a) Có bao nhiêu cách viết ngẫu nhiên một số tự nhiên như vậy?

b) Tính xác suất của mỗi biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số tròn trăm”.

Bài 4. (1,0 điểm) Để thiết kế mặt tiền cho căn nhà cấp bốn mái thái, sau khi xác định chiều dài mái PQ = 1,5m. Chú thợ nhẩm tính chiều dài mái DE biết Q là trung điểm EC, P là trung điểm của DC. Tính giúp chú thợ xem chiều dài mái DE bằng bao nhiêu (xem hình vẽ minh họa)?

10 Đề thi Học kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Bài 5. (2,5 điểm) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn (AB < AC). Kẻ đường cao BE, AK và CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh: ∆ABK ᔕ ∆CBF.

b) Chứng minh: AE.AC = AF = AB.

c) Gọi N là giao điểm của AK vàÈ, D là giao điểm của đường thẳng BC và đường thẳng EF và O, I lần lượt là trung điểm của BC vàAH. Chứng minh ON vuông góc DI.

−−−−−HẾT−−−−−

Tham khảo đề thi Toán 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên