Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 21: Cơ quan tuần hoàn trang 90, 91, 92, 93, 94, 95
Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21: Cơ quan tuần hoàn trang 90, 91, 92, 93, 94, 95 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và học tốt Tự nhiên và xã hội lớp 3.
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 90 Khởi động
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 90 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 91 Vận dụng
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 92 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 93 Vận dụng
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 94 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 94 Vận dụng
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 95 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 95 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 90 Khởi động
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 90 Câu hỏi: Trò chơi: Bạn biết gì về trái tim của mình?
Trả lời:
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Tim ở bên trái lồng ngực, tim có 4 ngăn, tim đập liên tục không ngừng chỉ có đến khi con người chết đi, nhịp tim tăng khi vận động mạnh,….
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 90 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 90 Câu hỏi: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ sau.
Trả lời:
Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trong sơ đồ trên: tim, các mạch máu.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 91 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 91 Câu hỏi: Thực hành.
Trả lời:
Học sinh thực hành,
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 91 Câu hỏi: Cùng bạn vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn và chia sẻ.
Trả lời:
Học sinh cùng bạn vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn và chia sẻ.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 92 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 92 Câu hỏi:
- Chỉ đường đi của máu trong sơ đồ sau.
- Nếu chức năng của tim và các mạch máu.
- Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
Trả lời:
- Học sinh chỉ đường đi của máu trong sơ đồ sau.
- Nếu chức năng của tim và các mạch máu:
+ Tim: có chức năng co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.
+ Các mạch máu:
Mao mạch: nối động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể.
Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim.
Động mạch: đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
- Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển máu chứa ô xi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Đồng thời chúng vận chuyển máu chứa khí các – bô – níc và chất thải từ các cơ quan trong cơ thể ra ngoài.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 93 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 93 Câu hỏi:
- Thực hành: đếm nhịp mạch đập trong một phút.
- Ghi lại các thông tin thực hành theo bảng gợi ý sau:
Trả lời:
- Học sinh thực hành đếm nhịp mạch đập trong một phút.
- Học sinh ghi lại các thông tin thực hành:
Lần đếm |
Số nhịp mạch đập |
Nhận xét |
1 |
85 |
Nhịp tim giao động từ 85 - 90 |
2 |
90 |
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 93 Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu tim ngừng đập? Vì sao?
Trả lời:
Nếu tim ngừng đập cơ thể cũng sẽ chết. Vì tim vận chuyển máu chứa ô-xi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi tim ngừng đập, cơ thể sẽ không có máu và chất dinh dưỡng để duy trì vì thế cơ thể sẽ chết.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 94 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 94 Câu hỏi: Bạn Nam có thể bị bệnh gì? Nêu những điều em biết về bệnh đó.
Trả lời:
- Bạn Nam có thể bị bệnh thấp tim,
- Bệnh thấp tim có thể gây suy tim và nguy hiểm đến tính mạng.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 94 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 94 Câu hỏi: Kể thêm một số bệnh về tim mạch mà em biết.
Trả lời:
Một số bệnh về tim mạch mà em biết:
+ Suy tim
+ Thiếu máu cơ tim
+ Viêm cơ tim
+ Rối loạn nhịp tim
+ ....
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 95 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 95 Câu hỏi: Việc làm của bạn trong mỗi hình sau có ảnh hưởng đến cơ quan tuần hoàn như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
- Hình 9: giúp cơ thể khỏe mạnh, điều hòa lưu thông máu tập thể dục thường xuyên.
- Hình 10: có thể gây đột quỵ, thiếu máu vì làm việc quá sức không đủ lượng máu để lưu thông.
- Hình 11: có thể gây béo phì, bệnh về tim mạch ăn đồ dầu mỡ.
- Hình 12: giúp cơ thể khỏe mạnh vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Hình 13: giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông máu vì vận động vừa sức.
- Hình 14: khiến máu khó lưu thông để cơ thể bị lạnh.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 95 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 21 trang 95 Câu hỏi: Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong các tình huống sau.
Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhở em trai không nên đi tất quá chật. Vì đi tất quá chật có thể làm máu không thể lưu thông được.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở bạn sau khi thi chạy xong không nên ngồi xuống nghỉ ngơi ngay như vậy vì có thể gây ngừng tim, nguy hiểm đến tính mạng.
Bài giảng: Bài 21: Cơ quan tuần hoàn - Chân trời sáng tạo - Cô Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tự nhiên Xã hội lớp 3 Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh
Tự nhiên Xã hội lớp 3 Bài 25: Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.