Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 26: Bốn phương trong không gian trang 110, 111, 112, 113
Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26: Bốn phương trong không gian trang 110, 111, 112, 113 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và học tốt Tự nhiên và xã hội lớp 3.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 26: Bốn phương trong không gian
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110 Khởi động
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 110 Câu hỏi: Trò chơi “Truy tìm đồ vật”
Trả lời:
Học sinh tham gia trò chơi.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 110, 111 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 110 Câu hỏi:
- Mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
- Em còn biết những phương nào khác?
Trả lời:
- Mặt trời mọc ở phương nào đông và lặn ở phương tây.p>
- Em còn biết những phương bắc, phương nam.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 111 Câu hỏi:
- Tay phải của Hòa chỉ về phương nào? Tay trái của Hòa chỉ về phương nào?
- Hai phương còn lại ở đâu so với vị trí của Hòa?
- Nêu cách xác định bốn phương chính dựa vào phương mặt trời mọc và lặn.
Trả lời:
- Tay phải của Hòa chỉ về phương đông. Tay trái của Hòa chỉ về phương tây.
- Hai phương còn lại ở trước mặt và sau lưng so với vị trí của Hòa.
- Cách xác định bốn phương chính dựa vào phương mặt trời mọc và lặn: Dang thẳng hai tay, tay phải chỉ về hướng mặt trời mọc - phương đông, tay trái chỉ về hướng mặt trời lặn - phương tây thì phía trước mặt là phương bắc và phía sau lưng là phương nam.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 111 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 111 Câu hỏi: Thực hành xác định bốn phương chính trong không gian dựa trên phương mặt trời mọc hoặc lặn.
Trả lời:
Học sinh thực hành.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 112 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 112 Câu hỏi:
- La bàn có các bộ phận nào? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn.
- La bàn dùng để làm gì?
- Xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn.
+ Địa điểm: lớp học
+ Cách thực hiện:
Đặt la bàn lên mặt bàn
Xoay la bàn để đầu đỏ của kim la bàn và kí hiệu N trùng nhau.
Xác định bốn phương chính trong không gian theo hướng kim chỉ của la bàn.
Trả lời:
- La bàn có các bộ phận: kim la bàn, chữ cái chỉ các phương.
- Ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn:
+ N: Phương bắc
+ E: Phương đông
+ S: Phương nam
+ W: Phương tây
- La bàn dùng để xác định bốn phương chính trong không gian.
- Học sinh xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn tại lớp học.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 112, 113 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 113 Câu hỏi: Sử dụng la bàn xác định một số đồ vật của lớp học tương ứng với bốn phương chính trong không gian.
Trả lời:
Học sinh sử dụng la bàn xác định một số đồ vật của lớp học tương ứng với bốn phương chính trong không gian.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 26 trang 113 Câu hỏi: Trò chơi “Đông, Tây, Nam, Bắc”
Trả lời:
Học sinh tham gia trò chơi.
Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tự nhiên Xã hội lớp 3 Bài 27: Quả địa cầu - Mô hình thu nhỏ của Trái Đất
Tự nhiên Xã hội lớp 3 Bài 30: Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.