Cảm nhận bài thơ Bác ơi (điểm cao)



Đề bài: : Cảm nhận bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu.

Cảm nhận bài thơ Bác ơi (điểm cao)

Quảng cáo

Cảm nhận bài thơ Bác ơi - mẫu 1

    Ngày 2 – 9 – 1969, Hồ Chủ Tịch tạ thế. Cả một rừng thơ khóc Bác xuất hiện, trong đó nổi bật lên cây đại thụ Tố Hữu với bài thơ "Bác ơi!"

    Bốn khổ thơ đầu nói cái đau xót tột cùng của thi sĩ trước sự kiện Bác ra đi:

    Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

    Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

    Trời mưa tầm tã cộng với nước mắt hàng triệu người khóc vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã làm cho cả không gian ướt lạnh, đau buồn.

    Khi Bác đi xa, Tố Hữu đang nằm điều trị ở bệnh viện. Nghe tin, nhà thơ hoảng hốt chạy về phủ Chủ tịch, nơi nhà sàn của Người:

Quảng cáo

    Chiều nay con chạy về thăm Bác

    Từ "chạy" được dùng rất tài, nói lên sự nóng gan nóng ruột của người con khi nghe tin cha mất.

    Con lại lần theo lối sỏi quen

    Đến bên thang gác đứng nhìn lên

    Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa

    Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

    Ta thấy tác giả rất ý tứ cho nên "đến bên thang gác đứng nhìn lên" mà chưa vào nhà vội. Vì sao vậy? Vì đến thăm một người tạ thế là thăm vợ góa, con côi. Còn Bác không có gia đình thì xử lí như Tố Hữu là rất tinh tế. Nhà Bác hôm nay đã khác xưa rồi: Chuông không còn reo để báo tin với Người có khách đến. Đặc biệt câu thơ: "Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn", bị cắt ra làm ba nhịp như muốn diễn tả nỗi nghẹn ngào của Tố Hữu.

Quảng cáo

    Nhìn vườn cây Bác từng vun trồng, tác giả bâng khuâng:

    Trái bưởi kia vàng, ngọt với ai

    Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài!

    Hai câu này làm cho một số độc giả thắc mắc: Chẳng lẽ Bác trồng cây chỉ cho một mình Bác thôi ư? Tôi đã có dịp hỏi nhà thơ Xuân Diệu; thi sĩ bảo: Ai lại đi thẩm định văn chương như vậy! Đây chỉ là một cách nói của thi ca để biểu lộ tình thương sâu sắc của con đối với Cha mà thôi. Cha chết không thương Cha hay sao?

    Nhìn ao cá, nhà thơ bỗng tiếc nuối:

    Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

    Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Cảm nhận bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
Quảng cáo

    Bác hiện lên trong kí ức đẹp như một ông Tiên trong thần thoại. Đúng! Trong tâm trí nhà thơ cũng như trong tâm trí dân tộc ta, Bác là một "Ông tiên Mác – xít".

    Sau những ngày bàng hoàng đau xót, nhà thơ bình tâm lại, khắc họa hình tượng Bác. Tố Hữu đã viết nhiều bài thơ về Bác nhưng bài này hay hơn cả vì đây là thơ tổng kết một cuộc đời.

    Hình ảnh bao trùm là: "Bác ơi tim Bác mênh mông thế". Đó là một trái tim giàu tình thương: "Ôm cả non sông, mọi kiếp người".

    Một trái tim thương nước, thương dân bao la, mênh mông. Từ "ôm" được dùng rất gợi cảm: ôm là nâng niu, che chở, giữ gìn.

    Thương bao nhiêu thì đau bấy nhiêu:

    Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

    Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

    Từ "đau" là lấy lại chữ dùng của Bác trong di chúc. Đau dân nước vì dân nước đang bị đế quốc xâm lược; đau năm châu vì có sự bất hoà trong phong trào cộng sản quốc tế. Chỉ con người vĩ đại mới có nỗi đau đớn lớn lao như thế.

    Có một câu thơ tuyệt hay nói về cuộc đời của lãnh tụ:

    Bác sống như trời đất của ta

    Câu thơ giản dị mà hàm chứa một nội dung sâu sắc: Cuộc đời Bác đã hoà làm một với thiên nhiên, sẽ vĩnh hằng như thiên nhiên. Đó là nguồn gốc tinh thần lạc quan của Người:

    Bác vui như ánh buổi bình minh

    Vui mỗi mầm non, trái chín cành

    Vui tiếng ca chung hoà bốn biển

    Nâng niu tất cả, chỉ quên mình

    Vì sao vậy? Vì giải phóng miền Nam là trung tâm của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nhiều người gặp Bác đều kể lại mỗi khi trò chuyện, thế nào Người cũng nhắc đến miền Nam. Trong phòng của Bác có treo bản đồ miền Nam về sự bố trí binh lực của địch. Có lần phát biểu trước Quốc hội, Người nói: "Miền Nam luôn trong trái tim tôi".

    Đạo đức của Bác thật caọ khiết:

    Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

    Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

    Bác là vị lãnh tụ kiểu mới; khác với những người ưa sùng bái cá nhân. Vì tâm hồn Bác giàu quá (hồn muôn trượng) nên bề ngoài Bác rất giản dị (mong manh áo vải). Bác không cần tượng đồng vì nhân dân đã đúc cho Người hàng triệu tượng trong tim.

    Trong ba khổ cuối, nhà thơ nói lên cảm nghĩ của nhân dân ta trước sự ra đi của Bác.

    Trước hết là nhớ lời Di chúc:

    Ra đi Bác dặn: "Còn non nước..."

    Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều

    Câu thơ nhắc lại lời Người:

    "Còn non còn nước còn người

    Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay".

    Vậy thì thương Bác tức là phải làm theo lời Bác dặn, tập trung sức để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

    Bác Hồ nay đã nhập vào một thế giới đặc biệt:

    Mác-Lê nin thế giới Người Hiền

    Hiền ở đây là hiền minh, hiền triết - tức là những vĩ nhân có trí tuệ siêu việt có đạo đức cao cả. Chính những con người đó đã dẫn dắt lịch sử tiến lên không ngừng.

    Kết thúc thi phẩm này, Tố Hữu có một câu thơ rất hay:

    Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.

    Yêu Bác làm theo tấm gương trong suốt như pha lê của Người; sẽ có sức mạnh tẩy sạch những vết mờ đục trong lòng ta, nâng chúng ta lên tầm cao mới.

    Chúng ta quyết biến đau thương thành sức mạnh:

    "Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

    Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn".

    Bài thơ "Bác ơi" là một điếu văn bi hùng. Lối thơ thất ngôn tạo nên một nhạc điệu trang trọng, cùng với hình ảnh thơ kì vĩ đã diễn đạt rất tài tình những cảm xúc cao đẹp của toàn thể dân tộc ta trong những ngày quốc tang năm 1969.

Cảm nhận bài thơ Bác ơi - mẫu 2

Tố Hữu là một nhà thơ có cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, cũng như sự nghiệp sáng tác luôn gắn bó và song hành chặt chẽ với nhau với nhau. Có thể nói rằng Tố Hữu là định nghĩa của một nhà thơ lý tưởng, với những tình cảm cao đẹp, thơ ca của ông luôn gắn liền với từng sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, của dân tộc. Sau cuộc tổng tiến công năm Mậu Thân 1968, đất nước ta bước vào một giai đoạn kháng chiến mới đầy cam go và ác liệt. Cùng lúc này sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã trở thành một mất mát vô cùng to lớn đối với đất nước, là nỗi đau lớn của toàn dân tộc Việt Nam. Trước hung tin ấy, Tố Hữu dù đang nằm viện, nhưng đã lập tức trở về nhà sàn nơi Bác làm việc để nhìn Bác lần cuối. Bài thơ Bác ơi! đã ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đớn đau và xúc động ấy, được Xuân Diệu ca ngợi là "bài điếu văn bi hùng bằng thơ", mà cho đến ngày hôm nay mỗi lần đọc lại ta vẫn cảm thấy nghẹn ngào, thương tiếc không thôi về sự ra đi của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Bác ơi! là một bài thơ dài không chỉ có những cảm xúc xót thương vô hạn trước sự ra đi của Hồ Chủ tịch, mà nó còn đóng vai trò là một bản chiêm nghiệm, đúc kết sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp gắn bó với dân tộc, đất nước của Bác. Trong sáu khổ thơ đầu tiên là những nỗi niềm đau đớn, xót xa trước sự kiện trăm tuổi của Người, mà ở đây cảm xúc trong thơ của Tố Hữu không chỉ là nỗi đau riêng mà nó còn là nỗi đau chung, cảm nhận chung hàng triệu đồng bào lúc bấy giờ.

"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
...
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay..."

Trong suốt bốn khổ thơ đầu có lẽ rằng câu thơ đánh động tâm can người đọc nhất là hai câu thơ đầu "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa..." lời thơ nghe như trào nước mắt. Sự kiện Bác ra đi đã lại trong lòng nhân dân những nỗi đau khôn tả, mà không chỉ nước mắt con người đưa chân Bác, thậm chí những nỗi đau đớn mất mát ấy còn cảm động cả thiên nhiên, đến trời xanh cũng buồn không hửng nắng, mà rỏ những giọt mưa đầy hiu hắt. Không khí tang thương bao trùm cả lòng người, cả cảnh vật, tất thảy vắng đi hơi thở của Người đều trở nên ảm đạm lạnh lẽo, những vườn cau, những gốc dừa, lối sỏi quen, thang gác, chuông nhỏ, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn đều như không còn sinh khí, như đang để tang cho vị lãnh tụ kính yêu. Sự kiện bàng hoàng, đau đớn ấy không ngờ lại xảy ra khi đất nước sắp đến ngày thắng lợi, vậy mà Người đành ra đi trước, không kịp nhìn thấy cảnh Nam Bắc sum họp, không kịp nhìn thấy cái thành tựu mà mấy mươi năm Người dốc lòng vun đắp hy sinh, không kịp chung vui cùng dân tộc ngày đại thắng. Hỏi rằng có nỗi đớn đau, mất mát nào sâu đậm hơn thế nữa? Tố Hữu dường như không thể tin vào sự thật rằng Bác đã rời nhân thế, không thể tin được Bác lại buông tay vào một ngày thu nắng đẹp, trước thềm độc lập của đất nước mà thốt lên đầy đau đớn rằng "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!". Nghẹn ngào, chua xót làm sao khi những trái bưởi vàng ngọt, những hoa nhài ngát hương, những mặt hồ soi bóng mây nay bỗng như thừa thãi, bởi Bác còn đâu mà trông thấy, mà thưởng thức. Những cảnh có đẹp, có xum xuê biết mấy thì Bác đi rồi cũng trở nên ảm đạm, chán chường, bởi trong ngôi nhà sàn, trong nơi Bác ở, Bác chính là vầng hào quang soi sáng, làm nên sức sống cho tất cả.

Với sáu khổ thơ tiếp theo, Tố Hữu đã có những suy nghĩ, chiêm nghiệm thật sâu sắc, tràn đầy lòng kính trọng và yêu mến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời 79 mùa xuân tươi đẹp, Bác chưa lúc nào để mình được thảnh thơi, trái tim chỉ nặng một "nỗi thương đời". Bác đã vực dậy non sông Việt Nam, mang trong mình tấm lòng của người mẹ "Ôm cả non sông, mọi kiếp người". Người cả đời sống với một tâm hồn bao dung, chan hòa với thiên nhiên "yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa", trái tim luôn chất chứa những tình thương người, cảm thông cho những số phận đớn đau bất hạnh trên khắp năm châu, địa cầu, là cơ sở cho lý tưởng, niềm tin và lẽ sống của Hồ Chủ tịch. Người suốt đời phấn đấu vì hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Thế nhưng không chỉ nằm ở tầm vĩ mô của những lý tưởng to lớn là khát vọng giải phóng dân tộc, mà trái tim Người còn rộng lớn hướng tới từng cá nhân, số phận con người cụ thể "Sữa để em thơ, lụa tặng già". Đồn thời Người luôn có những tình cảm gắn bó, tha thiết, sâu đậm với từng mảnh đất quê hương, Bác nhớ miền Nam như nhớ quê nhà, để ý từng tiếng vọng của miền Nam thân yêu "Bác nghe từng bước trên tiền tuyến/Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa". Người sống mà chỉ để ý đến những niềm vui, những niềm hạnh phúc của vạn vật, vạn người xung quanh mình, nhưng lại quên đi chính bản thân. Bác nào có giữ riêng cho mình một thức gì, chỉ có mong ước một nỗi hạnh phúc cho dân tộc hôm nay và mai sau. Khi sắp ra đi Người cũng chỉ mong được mang đi một khúc hát của quê hương, một điệu hò xứ Nghệ, một bài quan họ Bắc Ninh. Bao nhiêu tình thương dành cả cho dân tộc, cho đất nước, Bác chịu sống một đời thanh bạch, cần, kiệm, liêm, chính, không màng đến những cảnh hư vinh, vật chất. Một tấm áo vải, một đôi dép cao su chắp vá bao bận, Người đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng hàng triệu người dân đất Việt. Tư tưởng, vẻ đẹp phẩm chất, những đóng góp vĩ đại cho dân tộc của Người mãi mãi được muôn đời ghi nhớ công ơn.

"Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn."

Trước sự ra đi của Bác, nhưng Tố Hữu cũng thấu hiểu rằng nỗi đau này tuy lớn nhưng không thể vì thế mà làm suy sụp tinh thần chiến đấu của nhân dân trong những ngày chiến tranh miền Nam trở nên cam go và ác liệt nhất. Chúng ta phải nhanh chóng vượt qua nỗi đau để Bác bước vào nỗi nhớ nghìn thu trong trái tim mỗi người, tiếp tục hướng về phía trước hoàn thành nốt những trăn trở của vị cha già vĩ đại "Còn non nước ..." mà như Bác đã dặn trong Di chúc nước ta sẽ còn phải "kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa,..." . Bác ra đi nhưng đã trở thành những tượng đài bất tử cùng với Mác - Lênin, về với giới "Người hiền" vĩnh viễn ở trên cao dùng tư tưởng của mình để soi đường và dẫn dắt con dân Việt Nam trải qua những bước đường khó khăn phía trước. Và không trái với tấm lòng của Bác, Tố Hữu đã khai thác được những sức mạnh mới từ sự ra đi của người lãnh tụ vĩ đại, cuộc đời luôn có những hy sinh, mất mát, nhưng không vì thế mà ta suy sụp, gục ngã, trái lại ta lại càng phải sống mạnh mẽ và luôn tiến bước về phía trước. Còn Bác sẽ sống mãi trong lòng nhân dân, trong dòng lịch sử nhiều đau thương, anh hùng của dân tộc, Người đã trở thành bất tử muôn đời.

Bác ơi! là một trong những bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động và sâu sắc hơn cả. Không chỉ thể hiện tấm lòng đau đớn, xót thương vô hạn trước sự ra đi của Bác, mà nó còn là những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp gắn bó với đất nước với nhân dân của người cha già dân tộc, đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn, lời hứa sâu sắc của cả một dân tộc về sự tiến bước, nỗ lực trong công cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước.

Cảm nhận bài thơ Bác ơi - mẫu 3

Ngày 2 - 9 - 1969, Hồ Chủ Tịch tạ thế. Cả một rừng thơ khóc Bác xuất hiện, trong đó nổi bật lên cây đại thụ Tố Hữu với bài thơ "Bác ơi!"

Bốn khổ thơ đầu nói cái đau xót tột cùng của thi sĩ trước sự kiện Bác ra đi:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

Trời mưa tầm tã cộng với nước mắt hàng triệu người khóc vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã làm cho cả không gian ướt lạnh, đau buồn.

Khi Bác đi xa, Tố Hữu đang nằm điều trị ở bệnh viện. Nghe tin, nhà thơ hoảng hốt chạy về phủ Chủ tịch, nơi nhà sàn của Người:

Chiều nay con chạy về thăm Bác

Từ "chạy" được dùng rất tài, nói lên sự nóng gan nóng ruột của người con khi nghe tin cha mất.

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác đứng nhìn lên

Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Ta thấy tác giả rất ý tứ cho nên "đến bên thang gác đứng nhìn lên" mà chưa vào nhà vội. Vì sao vậy? Vì đến thăm một người tạ thế là thăm vợ góa, con côi. Còn Bác không có gia đình thì xử lí như Tố Hữu là rất tinh tế. Nhà Bác hôm nay đã khác xưa rồi: Chuông không còn reo để báo tin với Người có khách đến. Đặc biệt câu thơ: "Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn", bị cắt ra làm ba nhịp như muốn diễn tả nỗi nghẹn ngào của Tố Hữu.

Nhìn vườn cây Bác từng vun trồng, tác giả bâng khuâng:

Trái bưởi kia vàng, ngọt với ai

Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài!

Hai câu này làm cho một số độc giả thắc mắc: Chẳng lẽ Bác trồng cây chỉ cho một mình Bác thôi ư? Tôi đã có dịp hỏi nhà thơ Xuân Diệu; thi sĩ bảo: Ai lại đi thẩm định văn chương như vậy! Đây chỉ là một cách nói của thi ca để biểu lộ tình thương sâu sắc của con đối với Cha mà thôi. Cha chết không thương Cha hay sao?

Nhìn ao cá, nhà thơ bỗng tiếc nuối:

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Bác hiện lên trong kí ức đẹp như một ông Tiên trong thần thoại. Đúng! Trong tâm trí nhà thơ cũng như trong tâm trí dân tộc ta, Bác là một "Ông tiên Mác - xít".

Sau những ngày bàng hoàng đau xót, nhà thơ bình tâm lại, khắc họa hình tượng Bác. Tố Hữu đã viết nhiều bài thơ về Bác nhưng bài này hay hơn cả vì đây là thơ tổng kết một cuộc đời.

Hình ảnh bao trùm là: "Bác ơi tim Bác mênh mông thế". Đó là một trái tim giàu tình thương: "Ôm cả non sông, mọi kiếp người".

Một trái tim thương nước, thương dân bao la, mênh mông. Từ "ôm" được dùng rất gợi cảm: ôm là nâng niu, che chở, giữ gìn.

Thương bao nhiêu thì đau bấy nhiêu:

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

Từ "đau" là lấy lại chữ dùng của Bác trong di chúc. Đau dân nước vì dân nước đang bị đế quốc xâm lược; đau năm châu vì có sự bất hoà trong phong trào cộng sản quốc tế. Chỉ con người vĩ đại mới có nỗi đau đớn lớn lao như thế.

Có một câu thơ tuyệt hay nói về cuộc đời của lãnh tụ:

Bác sống như trời đất của ta

Câu thơ giản dị mà hàm chứa một nội dung sâu sắc: Cuộc đời Bác đã hoà làm một với thiên nhiên, sẽ vĩnh hằng như thiên nhiên. Đó là nguồn gốc tinh thần lạc quan của Người:

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hoà bốn biển

Nâng niu tất cả, chỉ quên mình

Vì sao vậy? Vì giải phóng miền Nam là trung tâm của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nhiều người gặp Bác đều kể lại mỗi khi trò chuyện, thế nào Người cũng nhắc đến miền Nam. Trong phòng của Bác có treo bản đồ miền Nam về sự bố trí binh lực của địch. Có lần phát biểu trước Quốc hội, Người nói: "Miền Nam luôn trong trái tim tôi".

Đạo đức của Bác thật caọ khiết:

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Bác là vị lãnh tụ kiểu mới; khác với những người ưa sùng bái cá nhân. Vì tâm hồn Bác giàu quá (hồn muôn trượng) nên bề ngoài Bác rất giản dị (mong manh áo vải). Bác không cần tượng đồng vì nhân dân đã đúc cho Người hàng triệu tượng trong tim.

Trong ba khổ cuối, nhà thơ nói lên cảm nghĩ của nhân dân ta trước sự ra đi của Bác.

Trước hết là nhớ lời Di chúc:

Ra đi Bác dặn: "Còn non nước..."

Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều

Câu thơ nhắc lại lời Người:

"Còn non còn nước còn người

Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay".

Vậy thì thương Bác tức là phải làm theo lời Bác dặn, tập trung sức để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bác Hồ nay đã nhập vào một thế giới đặc biệt:

Mác-Lê nin thế giới Người Hiền

Hiền ở đây là hiền minh, hiền triết - tức là những vĩ nhân có trí tuệ siêu việt có đạo đức cao cả. Chính những con người đó đã dẫn dắt lịch sử tiến lên không ngừng.

Kết thúc thi phẩm này, Tố Hữu có một câu thơ rất hay:

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn.

Yêu Bác làm theo tấm gương trong suốt như pha lê của Người; sẽ có sức mạnh tẩy sạch những vết mờ đục trong lòng ta, nâng chúng ta lên tầm cao mới.

Chúng ta quyết biến đau thương thành sức mạnh:

"Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn".

Bài thơ "Bác ơi" là một điếu văn bi hùng. Lối thơ thất ngôn tạo nên một nhạc điệu trang trọng, cùng với hình ảnh thơ kì vĩ đã diễn đạt rất tài tình những cảm xúc cao đẹp của toàn thể dân tộc ta trong những ngày quốc tang năm 1969.

Cảm nhận bài thơ Bác ơi - mẫu 4

Tố Hữu, một nhà thơ gắn bó chặt chẽ với cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng. Ông là hình mẫu của một nhà thơ lý tưởng, tình cảm và sáng tạo, thể hiện qua từng bài thơ kết nối mỗi sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, nước ta đối mặt với kháng chiến mới, đầy cam go và ác liệt. Sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần làm nên một mất mát to lớn. Trong thời khắc đau buồn đó, Tố Hữu, mặc dù đang ốm, trở về nhà sàn Bác làm việc để nhìn Bác lần cuối. Bài thơ Bác ơi! ra đời trong bối cảnh đau lòng, được Xuân Diệu ca ngợi là 'bài điếu văn bi hùng bằng thơ'. Mỗi lần đọc lại, ta vẫn cảm thấy nghẹn ngào, thương tiếc vô hạn về sự ra đi của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Lạc vào thế giới của tâm hồn, bài thơ trải dài không chỉ làm chúng ta đau lòng trước sự ra đi của Hồ Chủ tịch mà còn là hành trình sâu sắc về cuộc sống và sứ mệnh gắn bó với quê hương, dân tộc. Sáu khổ đầu tiên chứa đựng những nỗi đau, nỗi xót thương không chỉ của tác giả mà còn của hàng triệu con người.

Mấy ngày qua, niềm đau không dứt, đám đông đeo bám như cơn mưa... Chiều nay, tôi trở về thăm khu vườn của Bác, nơi mà vườn cau, gốc dừa ẩm ướt trong nước mắt... Bác ơi, bóng dáng của Người đâu rồi? Trong trái bưởi vàng, hương thơm của hoa nhài, đều không còn hấp dẫn như trước kia.

Bốn khổ thơ đầu đánh thức tâm hồn người đọc bằng hai câu thơ đầu 'Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...'. Sự kiện đau lòng này không chỉ là nước mắt của con người mà còn là niềm đau chung của cả thiên nhiên, khi mưa giọt buồn hiu hắt. Bác ra đi, để lại một đất nước đau đớn, không kịp chứng kiến niềm vui hòa bình đang đến gần.

Sáu khổ thơ tiếp theo, Tố Hữu chiêm nghiệm sâu sắc, tràn đầy kính trọng và tình yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. 79 mùa xuân hồn nhiên, Bác chưa lúc nào thư thái, trái tim mang trên mình 'nỗi thương đời'. Bác vực dậy non sông Việt Nam, là người mẹ ôm cả non sông, mọi kiếp người. Bác với tâm hồn rộng lớn, yêu thiên nhiên, thấu hiểu tình thương người, số phận con người. Bác không chỉ là người lãnh đạo vĩ đại mà còn là biểu tượng bất tử của tình thương dành cho đất nước và nhân dân.

'Bác Hồ ơi, những chiều dịu dàng
Ngàn thu nhớ Bác say đắm bao nhiêu?
Bác lên đường, dặn lòng chúng con:
Nghĩa trọng, lòng không dám khóc nhiều.
Người đã bước theo dấu bước tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới ngưỡng mến Người
Ánh đỏ sáng sông núi thêm rực rỡ
Dẫn chúng con hùng dũng bước lên phía trước!
Nhớ đôi dép cũ, nặng công ơn
Yêu Bác, tâm hồn ta trở nên tinh khôi
Xin hòa mình với Người mãi mãi
Vững bền như dải Trường Sơn muôn thuở.'

Trước khi Bác ra đi, Tố Hữu hiểu rằng nỗi đau này lớn nhưng không làm cho tinh thần chiến đấu của nhân dân suy giảm. Chúng ta phải vượt qua nỗi đau để Bác sống mãi trong nghìn thu, tiếp tục tiến về phía trước, hoàn thành những khát vọng của 'Còn non nước...' trong Di chúc. Bác trở thành tượng đài bất tử, cùng Mác - Lênin, dẫn dắt dân tộc Việt Nam. Sự ra đi của Bác là nguồn động viên mới, khiến cho cuộc sống trở nên mạnh mẽ hơn, không suy sụp trước khó khăn. Bác sẽ luôn sống trong tâm hồn nhân dân, trở thành biểu tượng vĩ đại của dân tộc.

Bác ơi! là một tác phẩm đặc sắc, không chỉ thể hiện nỗi đau, sự xót thương trước sự ra đi của Bác mà còn là một tác phẩm sâu sắc về cuộc sống và sứ mệnh của Bác đối với dân tộc. Tác giả không chỉ thể hiện lòng biết ơn và lời hứa sâu sắc của toàn dân về sự tiến bộ và nỗ lực xây dựng đất nước.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


bac-oi.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên