5+ Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt (điểm cao)
Đề bài: Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi.
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 1
- Dàn ý Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 2
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 3
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 4
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 5
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 6
- Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 7
5+ Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt (điểm cao)
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 1
Dàn ý Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi
I. Mở bài
- Trong cuộc sống vốn dĩ nhiều xô bồ và phức tạp, người ta thường tránh đi cái rắc rối, phiền nhiễu mà tìm đến với những thứ giản đơn, hiền hòa.
- Dẫn dắt đến câu nói là: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Thỏa hiệp là sự nhượng bộ, nhún nhường, hạ thấp cái “tôi” của bản thân để dàn xếp, hòa hoãn, kết thúc những cuộc tranh luận.
- Sự thỏa hiệp còn gặp trong việc con người tự thỏa hiệp với bản thân, tự hài lòng, không muốn phải lựa chọn hay cố gắng điều gì đó, họ thường lựa chọn việc thỏa hiệp.
- Hình tượng “cái ô” và “mái nhà” đều để chỉ những vật có khả năng chắn, bảo vệ những tác động ngoại cảnh đến con người.
=> Hình ảnh ẩn dụ chỉ về hai mặt xấu và tốt của việc thỏa hiệp trong cuộc sống của mỗi con người.
- Thông điệp: biết thỏa hiệp tạm thời nhưng về lâu dài cũng cần phải đấu tranh một cách tích cực và mạnh mẽ để giành lấy những lợi ích, bảo vệ quan điểm, khẳng định năng lực của bản thân.
2. Chứng minh và bình luận
- Thỏa hiệp là một cái ô tốt: bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp, giữ gìn tiếng nói chung
=> Thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cung cách giao tiếp, ứng xử của con người.
- Sự thỏa hiệp cũng lại là một căn nhà tồi bởi thỏa hiệp khiến lợi ích của bạn bị ảnh hưởng, mất đi quan điểm, không có tiếng nói trong tập thể, quên mục tiêu.
=> Thỏa hiệp lâu dài chính là biểu hiện của sự thất bại, hèn nhát và không có lòng quyết tâm.
- Sự thỏa hiệp với bản thân khiến chúng ta trở nên lười biếng, không có chí tiến thủ, hài lòng với cuộc sống tĩnh tại, không có quan điểm, không có mục tiêu sống.
3. Bài học nhận thức
- Trong cuộc sống chúng ta cần biết thỏa hiệp đúng lúc, khi mà sự thỏa hiệp đó đem lại những kết quả tốt đẹp.
- Nếu bản thân chúng ta không biết thỏa hiệp, thì rất khó có thể tìm thấy tiếng nói chung trong công việc, cuộc sống, khó có thể giải quyết những vấn đề nan giải.
- Chúng ta đấu tranh, không thỏa hiệp khi quan điểm của chúng ta mang lại lợi ích cho cả tập thể, đấu tranh chống lại cái xấu, những quan điểm lệch lạc gây hại, vụ lợi cá nhân...
III. Kết bài
- Trong cuộc sống chịu thỏa hiệp hay đấu tranh đều cần phải linh hoạt, lúc nào cần giữ vững lập trường, lúc nào cần buông xuống quan điểm để cho các mối quan hệ được tốt đẹp, giữ gìn hòa khí.
- Không phải lúc nào cố gắng tranh luận cũng là tốt, bởi nhiều lúc nó chỉ đem đến cho chúng ta sự mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần sẽ hình thành bản tính cố chấp, cứng đầu.
Bản chất của xã hội là những xung đột, mâu thuẫn để thúc đẩy cuộc sống của chúng ta đi lên. Tuy nhiên không phải lúc nào, chúng ta cũng gồng mình lên để đấu tranh mà đôi khi phải nhượng bộ, thỏa hiệp. Nhưng nếu luôn tôn thờ sự thỏa hiệp thì chưa hẳn đã là tốt nhất. Bởi như câu nói: Phải chăng sự thỏa hiệp là cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi? Cách nói này nhằm nhấn mạnh đến giá trị của sự thỏa hiệp. Vì mục đích của thỏa hiệp là dàn xếp, thương lượng, điều chính với đối tượng khác nhằm giải quyết mâu thuẫn. Song giá trị của thỏa hiệp không được đánh giá cao như vậy. Nó vẫn có giá trị nhất định, được ví như cái ô, nhất thời che mưa, che nắng được, chứ không thể nào kiên cố, bền vững như mái nhà. Đúng vậy, nhiều khi trong cuộc sống, khó khăn bất chợt ập đến, khi chưa tìm thấy chiến thuật tốt nhất để đối phó, chúng ta cho phép mình thỏa hiệp để chấn tĩnh bản thân. Hay trong một mối quan hệ bất đồng, chúng ta thỏa hiệp để tìm tiếng nói chung, gìn giữ hòa bình. Thậm chí trong một cuộc chiến khốc liệt, sự thỏa hiệp cũng là một chiến thuật cần sử dụng tới để sớm chấm dứt. Thế nhưng, nếu mãi thỏa hiệp với khó khăn, có khi chúng ta trở thành người thất bại. Nếu mãi đi tìm tiếng nói chung mà đối phương không thiện chí, chúng ta trở nên hèn kém. Nếu chỉ thỏa hiệp để tìm chiến thắng trong trận chiến sống còn, thì có khi ta đã mất hết. Thỏa hiệp chỉ là một cách làm tạm thời, trong một thời gian nhất định, chứ không phải là giải pháp tối ưu. Cho nên cái ô chỉ che được một phần rất nhỏ, nhưng ngôi nhà có thể giữ yên ấm được rất nhiều. Thỏa hiệp là cần thiết trong cuộc sống, nhưng giải quyết mâu thuẫn vẫn phải bằng những đấu tranh nhất định, thậm chí là kiên quyết, kịch liệt. Với bản thân mình, bạn đừng có dễ dàng thỏa hiệp, vì chúng ta cần mái nhà chứ không cần cái ô!
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 2
Trong cuộc sống vốn dĩ nhiều xô bồ và phức tạp, người ta thường tránh đi cái rắc rối, phiền nhiễu mà tìm đến với những thứ giản đơn, hiền hòa. Dường như con người đã dần mất đi cái gọi là quan điểm cá nhân, ai ai cũng muốn im lặng cho qua chuyện, chấp nhận cả những chuyện vốn đi ngược lại ý muốn của bản thân, thậm chí là những chuyện sai trái, họ mặc cho số phận sắp đặt. Và câu nói: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi?” đem đến cho người đọc nhiều suy ngẫm.
Đầu tiên, thỏa hiệp là sự nhượng bộ, nhún nhường, hạ thấp cái “tôi” của bản thân để dàn xếp, hòa hoãn, kết thúc những cuộc tranh luận đang hồi ngang tài ngang sức, hoặc là những mâu thuẫn, xung đột mà không một cá nhân nào chịu nhượng bộ. Sự thỏa hiệp buộc phải có một bên hy sinh cái “tôi’ cá nhân, từ bỏ một phần quan điểm, chấp nhận cho đối thủ được hưởng phần lợi lớn hơn với mục đích “dĩ hòa vi quý”, vì không muốn mâu thuẫn đi xa thêm làm mất hòa khí.
Sự thỏa hiệp xuất hiện trong mọi mối quan hệ, đó là liều thuốc để xoa dịu và cân bằng các mối quan hệ, nếu người ta hy vọng một mối quan hệ được dài lâu. Đôi khi sự thỏa hiệp còn gặp trong việc con người tự thỏa hiệp với bản thân, tự hài lòng, không muốn phải lựa chọn hay cố gắng điều gì đó, họ thường lựa chọn việc thỏa hiệp. Hình tượng “cái ô” và “mái nhà” đều để chỉ những vật có khả năng che mưa gió bão bùng là những tác động ngoại cảnh đến con người, tuy nhiên có sự khác biệt về độ che chắn, độ vững chãi.
Ở đây nó là hình ảnh ẩn dụ chỉ về hai mặt xấu và tốt của việc thỏa hiệp trong cuộc sống của mỗi con người. Sự thỏa hiệp chỉ có tác dụng hòa hoãn sự căng thẳng nhất thời, để chúng ta cùng có thời gian nhìn nhận lại vấn đề. Nhưng chúng ta cứ thỏa hiệp mãi cũng không phải là cách tốt nhất, bởi vì lâu dần sự thỏa hiệp sẽ trở thành một thói quen mặc định, chúng ta sẽ không còn bày tỏ được quan điểm, bị mất vị thế, lợi ích chính đáng... Sự thỏa hiệp với bản thân còn khiến chúng ta trở nên lười biếng, chậm phát triển, kém sự sáng tạo và lòng quyết tâm dẫn tới khó có thể thành công. Câu nói muốn truyền tải một thông điệp rằng chúng ta biết thỏa hiệp tạm thời nhưng về lâu dài cũng cần phải đấu tranh một cách tích cực và mạnh mẽ để giành lấy những lợi ích, bảo vệ quan điểm, khẳng định năng lực của bản thân.
Nói rằng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt, bởi trong một số trường hợp nhất định, khi tình hình quá căng thẳng, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, mà chúng ta lại không muốn gây chia rẽ, muốn bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp, giữ gìn tiếng nói chung, để cho những lần hợp tác hoặc làm việc chung sau này được thoải mái. Việc chịu nhượng bộ, lùi lại một bước vì lợi ích chung, vì tập thể là một chuyện hợp lý, thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cung cách giao tiếp, ứng xử của con người.
Thế nhưng, bên cạnh những mặt lợi, sự thỏa hiệp cũng là “một mái nhà tồi”, bởi một khi bạn cứ lùi bước, cứ nhượng bộ mãi thì hậu quả là lợi ích của bạn bị ảnh hưởng, bạn bị mất đi quan điểm ban đầu, không có tiếng nói trong tập thể, cuối cùng là quên luôn cả mục tiêu mình đã đặt ra ban đầu. Thỏa hiệp lâu dài chính là biểu hiện của sự thất bại, hèn nhát và không có lòng quyết tâm. Đặc biệt thỏa hiệp với bản thân lại càng đáng báo động, con người có hai thói quen rất xấu ấy là thói quen "trì hoãn" và cái thứ hai chính là vấn đề đang nói đến trong bài - thói quen “thỏa hiệp” với bản thân. Sự thỏa hiệp với bản thân khiến chúng ta trở nên lười biếng, không có chí tiến thủ, hài lòng với cuộc sống tĩnh tại, không có quan điểm, không có mục tiêu sống, rồi cuộc đời sẽ đi về đâu nếu cứ mãi sống như thế.
Cuộc sống chúng ta không ít lần gặp khó khăn, tôi ví dụ một vài sự thỏa hiệp với bản thân cho các bạn thấy. Thuở học sinh, gặp một bài toán khó, con người có hai lựa chọn một là cố gắng tìm tòi giải bằng được dù mất bao nhiêu thời gian, lựa chọn còn lại là đợi thầy cô giải cho, và đa phần chúng ta chọn vế thứ hai. Như vậy lâu dần chúng ta tự mặc định bản thân không thể giải được loại toán ấy, tự cho phép mình lười biếng, không sáng tạo và ta cứ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể tiến bộ được. Thêm một ví dụ nữa, một cô gái thừa cân, quyết tâm ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân, thế nhưng chế độ ăn kiêng khiến cô thấy đói cồn cào, chế độ tập luyện khiến cô thấy mệt mỏi, cuối cùng cô thỏa hiệp và buông bỏ hết các chế độ, chấp nhận sống với thân hình phì nhiêu của mình đến hết đời. Qua hai ví dụ như vậy bạn đã thấy được phần nào tác hại của việc thỏa hiệp với bản thân chưa? Mới chỉ vài ba việc cỏn con mà con người đã dễ dàng thỏa hiệp như thế, thì cuộc đời liệu còn biết bao nhiêu thử thách gian lao, chúng ta vượt qua như thế nào đây các bạn?
Như vậy, trong cuộc sống chúng ta cần biết thỏa hiệp đúng lúc. Khi mà sự thỏa hiệp đó đem lại những kết quả tốt đẹp, khiến tập thể cùng được vui vẻ, cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quan điểm và lợi ích chính đáng của bản thân. Nếu bản thân chúng ta không biết mềm dẻo, mà cứ khăng khăng một là một hai là hai, không chịu xê dịch thì rất khó có thể tìm thấy tiếng nói chung trong công việc, cuộc sống, khó có thể giải quyết những vấn đề nan giải. Chúng ta đấu tranh không thỏa hiệp khi quan điểm của chúng ta mang lại lợi ích cho cả tập thể, đấu tranh chống lại cái xấu, những quan điểm lệch lạc gây hại, vụ lợi cá nhân... Chúng ta đấu tranh phải lấy lợi ích chung của tập thể làm đầu, sau đó là lợi ích của chúng ta cũng được bảo toàn.
Tóm lại, thỏa hiệp hay đấu tranh đều cần phải linh hoạt, lúc nào cần giữ vững lập trường, lúc nào cần buông xuống quan điểm để cho các mối quan hệ được tốt đẹp, giữ gìn hòa khí. Không phải lúc nào cố gắng tranh luận cũng là tốt, bởi nhiều lúc nó chỉ đem đến cho chúng ta sự mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần sẽ hình thành bản tính cố chấp, cứng đầu. Hãy là một người thông minh khéo léo, co được duỗi được trong cuộc sống phức tạp này.
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 3
Cuộc sống là một hành trình với nhiều khó khăn. Nhưng không phải ai cũng dám đương đầu với thử thách, có nhiều người lựa chọn cách thỏa hiệp. Tuy nhiên, cần hiểu được “Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi”.
Đầu tiên, khái niệm “thỏa hiệp” dùng để chỉ sự nhượng bộ, nhún nhường, hạ thấp cái “tôi” của bản thân để dàn xếp, hòa hoãn, kết thúc những cuộc tranh luận. Sự thỏa hiệp không chỉ với người khác mà còn trong việc con người tự thỏa hiệp với chính mình. Có nghĩa là họ tự hài lòng, không muốn phải lựa chọn hay cố gắng. Khi gặp phải một vấn đề nằm ngoài khả năng, họ sẽ lựa chọn việc thỏa hiệp. Đối với hình ảnh “cái ô” và “mái nhà” - đây đều là những đồ vật có khả năng che mưa gió bão bùng là những tác động ngoại cảnh đến con người. Hình ảnh ẩn dụ cho điểm tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp. Ý nghĩa của câu nói ở chỗ, con người có thể thỏa hiệp trong một số trường hợp nhất định, nhưng về lâu dài cũng cần phải đấu tranh một cách tích cực và mạnh mẽ để giành lấy những lợi ích, bảo vệ quan điểm, khẳng định năng lực của bản thân.
Khi sống trong một tập thể, việc thỏa hiệp để đưa đến một quyết định chung nhất sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những mối bất hòa. Nó sẽ trở thành “một cái ô tốt” khi giúp đỡ bạn giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp, cũng như thể hiện được sự thông minh và khéo léo trong giao tiếp, ứng xử của người đó. Ngược lại, nếu như lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng thỏa hiệp, không có tiếng nói cá nhân. Điều này cũng giống như một căn nhà có mái nhà tồi tàn. Thỏa hiệp đôi khi sẽ khiến cho lợi ích của bạn bị ảnh hưởng, mất đi quan điểm, không có tiếng nói trong tập thể, quên mục tiêu. Thậm chí, sự thỏa hiệp còn khiến cho con người trở nên lười biếng hơn, phụ thuộc hơn. Cuộc sống của những người như vậy sẽ trở nên vô nghĩa vì không có mục tiêu sống rõ ràng, mà chỉ biết chạy theo đám đông - biểu hiện của lối sống “gió chiều nào theo chiều ấy”.
Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu. Họ là những con người không thỏa hiệp với số phận, dám vượt qua khó khăn để tìm đến thành công. Một Thomas Edison với hơn mười nghìn lần thất bại để tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Một Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba ở nước ngoài và chịu biết bao nhiêu khó khăn để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. Họ đều là những người không chịu thỏa hiệp với số phận, để cuối cùng đạt được những thành công to lớn trong cuộc sống.
Câu nói trên đã đem đến cho người đọc những bài học ý nghĩa. Chúng ta cần biết thỏa hiệp đúng lúc, khi mà sự thỏa hiệp đó đem lại những kết quả tốt đẹp. Nếu bản thân chúng ta không biết thỏa hiệp, thì rất khó có thể tìm thấy tiếng nói chung trong công việc, cuộc sống, khó có thể giải quyết những vấn đề nan giải. Và chúng ta sẽ không thỏa hiệp mà cần phải đấu tranh nếu như quan điểm của bản thân mang lại lợi ích cho cả tập thể. Đặc biệt là cần phải đấu tranh chống lại cái xấu, những quan điểm lệch lạc gây hại, vụ lợi cá nhân…
Như vậy, mỗi người hãy ghi nhớ câu nói: “Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi”, coi đó như là một phương châm sống của bản thân. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, quan trọng là biết cách lựa chọn đối mặt hợp lí trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 4
Winston Churchill - một chính trị gia người Anh đã từng nói: “Đừng bao giờ nhượng bộ. Đừng bao giờ nhượng bộ. Đừng bao giờ, đừng bao giờ nhượng bộ - trong bất cứ chuyện gì, dù vĩ đại hay nhỏ bé, lớn lao hay tầm thường - đừng bao giờ nhượng bộ, trừ khi bị thuyết phục bởi đức hạnh và lẽ phải. Đừng bao giờ thỏa hiệp trước thế lực. Đừng bao giờ khuất phục trước sức mạnh tưởng chừng áp đảo của kẻ địch”. Cũng nhắc đến sự thỏa hiệp, câu nói: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi?” đã để lại nhiều bài học sâu sắc.
“Thỏa hiệp” được hiểu là nhượng bộ trong sự dàn xếp để giải quyết mâu thuẫn, nhằm kết thúc cuộc đấu tranh, cuộc xung đột. Không chỉ vậy, đó còn là sự thỏa hiệp của chính bản thân mỗi người - khi họ không muốn phải cố gắng hay đấu tranh cho một điều gì đó. Còn hình ảnh “cái ô” và “mái nhà” - vốn là hai sự vật dùng để bảo vệ, che chắn cho con người. Đối với “cái ô” thường chỉ được dùng trong một thời điểm ngắn - khi trời mưa hay nắng. Còn “mái nhà” thì lại lâu dài hơn, vững chắc hơn - ngôi nhà thường gắn bó với cả một đời người. Qua hình ảnh này, câu nói trên muốn đề cập đến mặt tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp. Nó là một “cái ô tốt” - nhưng sự tốt đẹp đó chỉ mang lại ở trong một khoảng thời gian nhất định. Còn nó lại là “một mái nhà tồi” - có nghĩa là tác hại của sự thỏa hiệp trong cuộc sống thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến mỗi người. Tóm lại, câu nói muốn khuyên mỗi chúng ta hãy biết lựa chọn thỏa hiệp hay đấu tranh sao cho đúng với từng hoàn cảnh cụ thể.
Khi khẳng định rằng “thỏa hiệp là một cái ô tốt” là hoàn toàn có cơ sở. Vì trong một số trường hợp, những tranh luận, mâu thuẫn diễn ra quá căng thẳng, thì thỏa hiệp sẽ giúp giảm bớt điều đó, cũng như tránh gây chia rẽ những mối quan hệ đang tốt đẹp. Nếu mỗi người đều chịu nhượng bộ, cùng ngồi lại nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ đến quan điểm của bản thân, sẽ giúp giải quyết mọi khó khăn, khúc mắc một cách dễ dàng hơn. Đồng thời điều đó đã thể hiện sự khéo léo trong cách ứng xử của mỗi người. Mặc dù vậy, về lâu dài, sự thỏa hiệp sẽ là “một mái nhà tồi”. Nếu con người cứ mãi bằng lòng, thỏa hiệp với mọi điều trong cuộc sống, thì sẽ không giữ được những quan điểm cá nhân, cuối cùng quên đi những mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Thỏa hiệp còn dẫn đến thói quen “trì hoãn” - một thói quen vô cùng xấu trong cuộc sống. Nó sẽ biến con người trở nên lười biếng, không chịu cố gắng và cuối cùng nhận lấy thất bại. Điều đó quả thật vô cùng nguy hiểm đến cuộc sống của con người.
Đối với một học sinh như chúng tôi, không ít lần đã lựa chọn thỏa hiệp. Khi gặp một bài toán khó, khi học tiếng Anh, khi làm một bài văn… Việc lựa chọn giữa chăm chỉ học tập hay thỏa hiệp với sự lười biếng của bản thân quả thật vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người cần phải rèn luyện cho một bản lĩnh vững vàng để có thể quyết tâm vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Thành công chắc chắn sẽ nằm ở phía cuối con đường.
Tóm lại, sự thỏa hiệp đều có những điểm tích cực và hạn chế, mỗi người hãy cố gắng để lựa chọn đúng đắn. Câu nói: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi” đã đem đến một bài học thật ý nghĩa.
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 5
Xã hội, với bản chất của nó, không tránh khỏi những xung đột và mâu thuẫn, những thách thức đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta không luôn có thể đứng vững để đối mặt với mọi khó khăn, đôi khi phải nhường bộ, thậm chí là thỏa hiệp. Nhưng liệu việc luôn luôn tôn thờ sự thỏa hiệp có phải là quyết định đúng đắn nhất? Câu hỏi đặt ra là liệu sự thỏa hiệp có thể xem như một "cái ô" tốt, nhưng cũng là một "mái nhà" tồi?
Câu chuyện này không chỉ là việc đặt giá trị lên sự thỏa hiệp. Mục tiêu của thỏa hiệp là giải quyết mâu thuẫn, thương lượng và điều chỉnh để đạt được sự hòa thuận với đối tác. Tuy nhiên, giá trị của sự thỏa hiệp không phải lúc nào cũng được đánh giá cao. Nó chỉ có giá trị nhất định, tạm thời như "cái ô," che mưa, che nắng một thời điểm nhất định, nhưng không kiên cố và bền vững như "mái nhà."
Trong cuộc sống, khi đối mặt với khó khăn, chúng ta thường chấp nhận thỏa hiệp để có thời gian để tìm chiến thuật hiệu quả hơn. Trong các mối quan hệ, thỏa hiệp có thể là cách giữ cho tâm trạng ổn định, tìm ra tiếng nói chung và bảo vệ sự hòa bình. Thậm chí trong các tình huống chiến tranh, sự thỏa hiệp có thể là chiến thuật cần thiết để kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chúng ta liên tục thỏa hiệp trong khó khăn, có thể chúng ta sẽ trở thành người thất bại. Nếu chúng ta tiếp tục tìm kiếm tiếng nói chung mà đối tác không có ý chí hòa giải, chúng ta có thể trở nên yếu đuối. Thỏa hiệp chỉ là một giải pháp tạm thời, trong một khoảng thời gian ngắn, không phải là giải pháp tối ưu. Do đó, cái "ô" chỉ che phủ được một phần nhỏ, trong khi "mái nhà" có thể giữ cho chúng ta an toàn và ấm áp hơn rất nhiều.
Như vậy, câu nói trên cung cấp cho chúng ta những bài học quan trọng. Mỗi người nên nhận thức được cả những mặt tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Điều này đồng nghĩa với việc không nên dễ dàng thỏa hiệp, vì chúng ta cần "mái nhà" thực sự, chứ không phải chỉ là "cái ô."
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 6
Trong hối hả và phức tạp của cuộc sống, con người thường tìm đến sự giản đơn và hiền hòa, tránh xa những rắc rối và phiền nhiễu. Tuy nhiên, có vẻ như quan điểm cá nhân đang dần mất đi, mọi người trở nên im lặng trước những thách thức, thậm chí là chấp nhận những điều ngược lại mong muốn của mình. Câu hỏi "Liệu sự thỏa hiệp có phải là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi?" đặt ra mang lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm.
Thỏa hiệp, ở góc độ đầu tiên, thường là hành động nhường bộ, hạ thấp "tôi" để giải quyết tranh cãi hoặc xung đột mà không làm tổn thương bất kỳ ai. Nó đòi hỏi sự hy sinh và chấp nhận mất mát cá nhân để duy trì sự hòa thuận và tránh xa mâu thuẫn. Sự thỏa hiệp trở thành một liều thuốc làm dịu và cân bằng mọi mối quan hệ, nhất là khi muốn duy trì một mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, câu chuyện ẩn sau hình ảnh của "cái ô" và "mái nhà" là sự mất mát về quan điểm cá nhân và khả năng phát triển.
Sự thỏa hiệp, nếu được áp dụng quá mức, có thể trở thành thói quen tiêu cực. Nó có thể khiến con người mất khả năng bày tỏ quan điểm, làm mất đi vị thế và lợi ích của bản thân. Thậm chí, nó còn có thể làm mất đi lòng quyết tâm và sự sáng tạo, khiến cho con người trở nên lười biếng và chậm phát triển. Câu nói muốn truyền đạt rằng, mặc dù thỏa hiệp có thể giúp giải quyết tạm thời, nhưng trong tương lai, chúng ta cần đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân.
Tuy nhiên, cũng cần nhận ra rằng sự thỏa hiệp có thể là cần thiết trong những tình huống khó khăn. Trong một số trường hợp, khi mối quan hệ đang gặp căng thẳng và không muốn gây chia rẽ, thỏa hiệp có thể là lựa chọn thông minh. Sự nhượng bộ và hy sinh một phần lợi ích cá nhân để bảo vệ mối quan hệ có thể được coi là hợp lý và khéo léo.
Cuộc sống thường đưa ra những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Việc thỏa hiệp với bản thân cũng có thể dẫn đến những lựa chọn tiêu cực. Chẳng hạn, khi đối mặt với khó khăn, nếu chúng ta chọn đợi đến khi người khác giải quyết cho chúng ta thay vì tự cố gắng, đó có thể trở thành thói quen "trì hoãn" và làm mất đi khả năng tự quyết định. Sự thỏa hiệp với bản thân có thể khiến chúng ta trở nên lười biếng và mất đi mục tiêu sống.
Tóm lại, trong cuộc sống, cần phải biết thỏa hiệp đúng lúc và đúng mức. Sự thỏa hiệp không phải là giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống. Đôi khi, cần đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của bản thân. Quan trọng nhất, hãy linh hoạt trong việc thể hiện sự mềm dẻo và thông minh trước những thách thức của cuộc sống, không để thói quen thỏa hiệp trở thành cản trở cho sự phát triển và thành công của bản thân.
Nghị luận xã hội Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi - mẫu 7
Cuộc sống, là một hành trình đầy những thử thách và khó khăn, tạo nên một bức tranh phức tạp của cuộc sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám đối mặt trực tiếp với những thách thức này; nhiều người chọn lựa con đường của sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, câu ngạn ngữ "Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi" mang lại cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về giá trị và hậu quả của sự thỏa hiệp.
Để hiểu rõ hơn về "thỏa hiệp," chúng ta có thể định nghĩa nó như sự nhượng bộ, nhún nhường, và việc hạ thấp cái "tôi" cá nhân để đạt được sự hòa hoãn trong cuộc tranh luận. Thực tế, sự thỏa hiệp không chỉ xuất hiện trong mối quan hệ với người khác mà còn trong việc con người tự thỏa hiệp với chính bản thân mình. Điều này có nghĩa là khi đối mặt với một thách thức quá khó khăn, một số người chọn con đường của sự thỏa hiệp thay vì lựa chọn cố gắng hay lựa chọn. "Cái ô" và "mái nhà" được sử dụng như những biểu tượng ẩn dụ, đại diện cho những khía cạnh tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp. Câu ngạn ngữ muốn truyền đạt rằng, mặc dù sự thỏa hiệp có thể hữu ích trong một số tình huống, nhưng trên thời gian dài, chúng ta cũng cần phải có sự đấu tranh tích cực để bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân.
Trong một tập thể, việc thỏa hiệp có thể đưa ra quyết định chung nhất, giúp tránh xa khỏi những mối xung đột không cần thiết. Điều này biến nó thành một "cái ô tốt," đồng thời thể hiện sự thông minh và khéo léo trong giao tiếp và ứng xử. Tuy nhiên, nếu chúng ta trở nên quá dễ dàng thỏa hiệp mà không giữ được tiếng nói cá nhân, chúng ta có thể rơi vào tình trạng mất lợi ích, quên mục tiêu và trở nên phụ thuộc. Sự thỏa hiệp có thể khiến cho con người trở nên lười biếng và không có hứng thú phát triển, biến cuộc sống thành vô nghĩa và không có mục tiêu sống.
Để minh họa cho sự không thỏa hiệp với số phận, có nhiều tấm gương tiêu biểu như Thomas Edison với hơn mười nghìn lần thất bại trước khi phát hiện ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn. Hoặc Hồ Chí Minh, bôn ba ở nước ngoài và chịu biết bao khó khăn để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. Những người này không chấp nhận thỏa hiệp với số phận, mà thay vào đó, họ đã đối mặt với khó khăn và đạt được những thành công lớn trong cuộc sống.
Vậy nên, câu ngạn ngữ "Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi" mang lại cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi khi, sự thỏa hiệp là cần thiết để giải quyết tạm thời, nhưng trong thời gian dài, chúng ta cũng cần phải đấu tranh tích cực để bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân. Điều này là quan trọng để không mất mục tiêu và giữ cho cuộc sống có ý nghĩa và hướng đi rõ ràng.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn hay nhất
- Dàn ý: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài hay nhất
- Suy nghĩ về bài học: Dẫu phải khi cay đắng dập vùi, Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu hay nhất
- Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất
- Nghị luận Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu hay nhất
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều