Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca (điểm cao)

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca (điểm cao)

Bài giảng: Đàn ghi ta của lor-ca - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

   Là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo lại làm cho bản thân mình bằng những cách tân mới mẻ trong các sáng tác thơ ca của mình. Thơ ca của ông hàm súc, đa nghĩa, giàu giá trị . Đàn ghi ta của Lor-ca có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông với hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca thiên tài.

   Đàn ghi ta của Lor-ca được rút ra từ tập thơ Khối vuông ru bích được coi là tập thơ tiêu biểu cho phong cách tư duy thơ mới của Thanh Thảo. Đây quả thực không phải là tập thơ dễ đọc, thơ nhuốm màu siêu thực, người đọc cần có trình độ văn hóa, có tư duy và hiểu biết mới có thể tìm ra những tầng nghĩa ẩn kín mà tác giả muốn gửi gắm.

Quảng cáo

   Trước hết để có thể hiểu được hình tượng Lor-ca được tác giả khắc họa trong bài thơ thì cần hiểu về tiểu sử về nhân vật này. Lor-ca được đánh giá là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thế kỉ XX, với những đóng góp nghệ thuật xuất sắc của mình. Ông mang trong mình niềm khát vọng lớn lao canh tân, đổi mới nghệ thuật Tây Ban Nha đang dần già cỗi. Nhưng số phận của ông lại đầy bất hạnh bởi ông không chỉ là một nghệ sĩ thuần túy mà còn là một người chiến sĩ. Ông đã bị chế độ độc tài tàn sát vô cùng dã man.

   Từ chính cuộc đời của ông, Thanh Thảo đã sáng tác tác phẩm vừa đẹp đẽ vừa bi phẫn về cuộc đời tài hoa mà bạc mệnh của Lor-ca. Nắm được những nét tiểu sử chính của Lor-ca cũng là cơ sở để ta thấu hiểu và lí giải được những điều mà Thanh Thảo muốn nhắn nhủ.

   Trước hết Lor-ca là một người nghệ sĩ hết sức cô đơn. Trong hành trình làm nghệ thuật của minh, ông không có người bạn đồng hành, ông như một kẻ du ca trong hành trình đầy gian khổ, biên viễn của bản thân:

       đi lang thang về miền đơn độc

       với vầng trăng chếnh choáng

        trên yên ngựa mỏi mòn

   Chỉ với ba dòng thơ thôi, nhưng người đọc cũng có thể hình dung được dáng điệu đơn độc, lẻ loi của Lor-ca trên hành trình đầy những truân chuyên, vất vả. Nhưng trong cái cô đơn, đơn độc ấy ta vẫn thấy một người nghệ sĩ tài hoa lãng mạn với sự xuất hiện của ánh trăng chếnh choáng. Vầng trăng dưới con mắt Lor-ca mà chếnh choáng, hay trong men say Lor-ca chếnh choáng trước nghệ thuật. Nếu hiểu theo nghĩa đó, thì vầng trăng kia chính là thứ nghệ thuật tuyệt mĩ mà Lor-ca hằng theo đuổi.

Quảng cáo

   Nhưng dù mang trong mình những khát vọng nghệ thuật lớn lao nhưng cuộc đời của Lor-ca lại vô cùng bi kịch:

       Tây Ban Nha, hát nghêu ngao

          bỗng kinh hoang

       áo choàng bê bết đỏ

          

       Tiếng ghita ròng ròng

          máu chảy

   Hai khổ thơ đã ghi lại giây phút bi phẫn, đau đớn nhất trong cuộc đời của Lor-ca. Cuộc đời ông cả đời đều mang trong mình những nguyện ước lớn lao, cách tân nghệ thuật, đem đến một làn gió mới mẻ cho nền thơ ca già cỗi. Nhưng ông và thứ nghệ thuật đẹp đẽ kia lại vấp phải trở lực quá lớn, bị các thế lực tàn ác hủy hoại đến tận cùng. Bản thân ông khi chết đi còn bị chúng ném xác phi tang. Còn điều gì đau đớn và tuyệt vọng hơn. Trong hai khổ thơ này, hình tượng Lor-ca được khắc họa với tương quan đất nước Tây Ban Nha và tiếng đàn. Câu thơ đầu tiên cho thấy tiếng hát của ông không đơn thuần chỉ là tiếng nghêu ngao mà tiếng nói của dân tộc. Cùng với đó là hình ảnh rất đỗi đặc trưng của đất nước này, những trận đấu bò tót nảy lửa. Nhưng đồng thời màu đỏ chói của máu lại khiến ta giật mình. Trong khổ thơ, ông sử dụng hình ảnh thơ mang tính tượng trưng cao, kết hợp linh hoạt các biện pháp ẩn dụ, hóa dụ khiến cho hình ảnh thơ càng trở nên đa nghĩa, giàu giá trị biểu đạt hơn. Tiếng ghi-ta hóa thân, hiện thân của Lor-ca lần lượt xuất hiện. Tiếng ghita nâu là những khát khao đổi mới cách tân. Tiếng ghi ta lá xanh là niềm hi vọng, mơ ước vào tương lại. Nhưng hiện thực phũ phàng, khi khát vọng chưa thực hiện được thì thứ nghệ thuật ông dày công vun đắp đã bị phá hủy:“Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan/ tiếng ghi tàn ròng ròng/ máu chảy”.

   Dù bị hủy hoại, nhưng Lor-ca và thứ nghệ thuật tuyệt mĩ mà ông tạo nên sẽ không bao giờ bị mất đi: “không ai chôn cất tiếng đàn/…/ long lanh trong đáy giếng”. Ở đây tiếng đàn – thứ nghệ thuật trác tuyệt của Lor-ca không bị mất đi, mà ngược lại chúng có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, có sức truyền bá cảm hứng đến tất cả mọi người. Cho thấy sức sống bền bỉ, dai dẳng mà không thế lực nào có thể hủy diệt được. Nhưng ẩn đằng sau đó là cả sự xót thương vô hạn mà Thanh Thảo giành cho Lor-ca: “giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng”. Hình ảnh vầng trăng nơi đáy giếng là một hình ảnh thơ đã nghĩa: có thể hiểu là vầng trăng rơi nước mắt trước sự ra đi của Lorca, nếu sử dụng liên từ “như” thì câu thơ có thể hiểu giọt nước mắt như vầng trăng tỏa rạng. Với việc bỏ trống liên từ, khiến cho câu thơ càng trở nên đa nghĩa hơn, giàu giá trị biểu đạt hơn.

   Bài thơ khép lại bằng tiếng lia-la li-la li-la trải dài bất tận, cũng là minh chứng cho sức sống trường tồn của Lor-ca và thứ nghệ thuật tuyệt mĩ mà ông đã dày công tạo dựng.

   Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, siêu thực đặc trưng cho phong cách thơ ca của Thanh Thảo để tạc nên tượng đài người nghệ sĩ bất tử Lor-ca. Qua những hình ảnh đa trị, nhiều ý nghĩa, người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực và đầy đủ hơn vẻ đẹp nhân cách và tài năng của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.

Quảng cáo

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


dan-ghi-ta-cua-lor-ca.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên