Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ (hay, ngắn gọn)



Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Đề bài: Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ - mẫu 1

Đã từ lâu, văn chương nghệ thuật dành một dung lượng lớn để viết về người phụ nữ. Mỗi một thời đại khác nhau, hình ảnh người phụ nữ lại hiện lên thật khác nhau. Có thể nói, văn học dân gian là cội nguồn cảm hứng về những người phụ nữ cho văn học viết sau này. Qua những bài ca dao than thân, người đọc lại có thêm một góc nhìn châm thực khác họ.

Đời người ai ai rồi cũng sẽ gặp những bất trắc, khổ đau, oan trái, thua thiệt… Nhưng có vẻ như những điều ấy đến với những người phụ nữ phong kiến nhiều hơn. Họ gánh trên mình nhiều lễ giáo, “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”… Họ là nạn nhân của chế độ “phụ quyền” với tư tưởng “trong nam khinh nữ”… cho nên bao nhiêu cay đắng họ đầu gánh chịu. Những người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Phẩm chất của họ sáng ngời, họ chịu thương, chịu khó, đầy đức hi sinh, nhẫn nhịn…nhưng lại bị đối xử bất công, bị rẻ rúng và bị coi thường. người phụ nữ đành phản kháng lại xã hội bất công ấy bằng những lời hát than thân. Điều đó vừa như để giải tỏa, vừa như giúp họ nói ra được phần nào ấm ức trong lòng.

Qua những câu hát than thân, người phụ nữ hiện lên là nhưng người phụ nữ đẹp, đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại bị phụ thuộc. Họ tự ví mình như tấm lụa ngoài chợ, đẹp đấy, có giá trị đấy nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào người khác.

Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Bên cạnh đó, người phụ nữ còn như củ ấu gai, tuy vẻ ngoài giản dị, không có gì đặc sắc nhưng tấm lòng họ cũng chan chứa điều tốt đẹp, “ ngọt ngào”

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì g trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

Không chỉ có vậy, người phụ nữ trong ca dao than thân còn là những người chung thủy, son sắt, chịu khó, chịu khổ nhưng vẫn bị chồng phụ bạc, đối xử không ra gì. Đắng cay ấy họ biết kêu ai?

“Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”

Họ tần tảo, nhọc nhằn, vất vả, lăn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con mà chỉ âm thầm nuốt nước mắt vào trong. Khi chồng đau ốm, họ chăm sóc tận tình, chu đáo nhưng cũng không được ghi nhận:

"Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

Gặp phải người chồng vũ phu, người phụ nữ cũng chỉ trách móc vu vơ bằng cách mượn hình ảnh con cò, con vạc:

"Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

Ngoài ra, người phụ nữ ngoài bị “trọng nam khinh nữ” còn phải buồn lòng vì chính mẹ cha “ép duyên” lấy người mình không yêu. Có những người cha, người mẹ mong con gái có thể vào một gia đình hào môn, “nhà cao cửa rộng” để nhận tiền sinh lễ hậu hĩnh. Cũng có gia đình vị nợ nần mà éo gả con gái cho người cô không yêu để trừ nợ… Mỗi hoàn cảnh éo le người chịu đựng đều là những người con gái dù đã yêu, đã thương ai đó mà không dám “kết tóc” bởi sợ cha sợ mẹ:

"Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan"…

Chưa hết, người phụ nữ còn chịu cảnh làm dâu “cay đắng trăm bề”:

Làm dâu khổ lắm ai ơi,

Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than.

Lúc nhớ mẹ, thương cha cũng chỉ biết ra ngõ sau trông về với tâm trạng đau đớn, bất lực:

Chiều chiếu ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…

Như vậy, câu ca dao than thân không chỉ là tiếng hát nói lên những bi kịch của người phụ nữ mà qua đó cũng ngầm khẳng định những giá trị tốt đẹp của họ: nhân hậu, vi tha, nhẫn nhịn, hi sinh… Cho đến nay, những phẩm chất đó của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tồn tại và được phát huy.

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ - mẫu 2

Những người phụ nữ luôn mang trong mình sứ mệnh cao cả, là một nửa kia của thế giới, trong xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được đảm bảo, mọi người công nhận và trân trọng, nhất là phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Trong xã hội phong kiến, khi nho giáo giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, là quy chuẩn cho tri thức của tất cả học sinh, sĩ tử. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc đổi mới của đất nước thì nho giáo cũng có những mặt hạn chết nhất định, đó là xem thường giá trị và vai trò của người phụ nữ, coi họ là tầng lớp dưới cùng của xã hội cho dù có xuất thân ở gia đình dòng dõi hoàng tộc gì đi chăng nữa. Trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm "trọng nam khinh nữ" đã trở thành một quy tắc bất thành văn trong tâm trí người Việt. Những người phụ nữ không được đi học, không được phép học chữ, học văn, học đạo, cuộc đời của họ phải phó mặc vào tay người khác, không làm chủ được vận mệnh của mình. Khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc cưới ai sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được tự do theo ý mình. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thật tủi nhục, bạc bẽo mà đáng thương làm sao.

Một điều không thể phủ nhận trong xã hội đó, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội bên ngoài chà đạp hay bị cả chính người cha ruột, người chồng mình khinh rẻ. Sống trong xã hội hà khắc với người phụ nữ, phân biệt giới tính như thế thì thường những người phụ nữ luôn tần tảo, cần cù, chịu thương, chịu khó, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo quy chuẩn của xã hội. Cả gia đình được chăm sóc bởi bàn tay của người phụ nữ và có thể nói rằng họ chính là hậu phương vững chắc nhất để chồng mình có thể yên tâm bôn ba kiếm tiền ngoài kia nuôi cả gia đình.

Do sự phát triển của kinh tế, xã hội mà một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn đã xuất hiện. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội cũng có bước phát triển tột độ, một trong số đó phải kể đến địa vị của người phụ nữ. So với xã hội trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đảm bảo những quyền lợi như nam giới, họ có thể đi học, tham gia vào bất kỳ công việc nào của xã hội, được tự quyết định nửa kia của mình, làm những điều mình thích chứ không hề bị cấm cản. Điển hình cho việc đó là trong xã hội ngày nay có rất nhiều người phụ nữ đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, những tỷ phú nữ như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Trương Mỹ Hoa.

Người phụ nữ hiện đại nay đã không còn phải phụ thuộc vào bất kỳ ai, không bị bắt học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học lọt lòng đối với bất kỳ một cô thiếu nữ nào như trước kia nữa. Ngày nay, khi một người phụ nữ chẳng may thành góa phụ, họ hoàn toàn có thể lựa chọn việc bước tiếp hay ở vậy đến già, tìm một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông con, một lòng chung thủy với người chồng đã mất như trước kia.

Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ ngày càng được đề cao ngang bằng với nam giới thì nhiều người lại mải mê lo sở thích riêng của bản thân, mong đợi vào những nam giới có tiền mà đánh mất đi bản chất truyền thống tốt đẹp vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ ngày nay đều biết nấu ăn, đảm đương việc nhà, biết lo toan, vun vén cho gia đình. Đó là sự lựa chọn của riêng họ, không có gì chê trách nhưng theo quan điểm của riêng em, người phụ nữ vẫn luôn phải giữ những giá trị tốt đẹp nhất trên cương vị của một người mẹ, người vợ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã có rất nhiều gia đình mà cả người chồng, vợ bận rộn với công việc riêng mà quên đi chăm sóc con cái, hạnh phúc gia đình, kết cục là đổ vỡ hôn nhân. Điều đó thật đáng buồn làm sao.

Nếu không có sự xuất hiện của phụ nữ, thế giới này sẽ không thể nào phát triển được, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy theo sự phát triển của xã hội, kinh tế, thời gian trôi qua mà quyền lợi của phụ nữ được đảm bảo, họ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ - mẫu 3

Có thể thể nói rằng vũ trụ luôn ẩn chứa những điều kỳ bí, hùng vĩ nhất mà con người chưa thể nào khám phá hết. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng người phụ nữ vẫn luôn là huyền bí nhất. Dễ dàng chúng ta có thể nhìn thấy trong xã hội ngày nay địa vị của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với trước. Người phụ nữ ngày xưa luôn phải chịu những sự áp bức, bóc lột, chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Theo quy luật tất yếu của sự phát triển, ta có thể thấy rõ được sự khác biệt rõ rệt trên mọi mặt của người phụ nữ xưa và nay.

Người phụ nữ được tượng trưng cho những gì là đẹp, tinh túy nhất trên cuộc đời, điều đó cũng đúng. Vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao trong xã hội hiện đại. Nhưng đó chỉ là thời nay, còn theo xã hội phong kiến ngày xưa thì chúng ta cùng đi tìm hiểu xem họ đã từng thiệt thòi, tủi nhục đến nhường nào.

Thân phận của người phụ nữ xưa thật bé nhỏ, luôn bị vùi dập bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người đẹp cả về nhân cách và ngoại hình nhưng lại luôn bị đối xử bất công giống như Nguyễn Du đã từng kêu than:

Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, không được tự quyết bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất, họ luôn phải phó thác số phận của mình vào trong tay người khác. Thế rồi biết bao nhiêu là hủ tục phong kiến thối nát đã đẩy số phận của họ vào đường cùng, tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Thực sự thì chính số phận của họ không thể nào thoát khỏi sự vô lý đó. Nhưng thông qua đây, ta nhận thấy rằng tất cả những gì là đẹp nhất về tâm hồn của họ thì luôn luôn được ca ngợi, thật đáng để trân trọng và lưu giữ biết bao.

Không thể phủ nhận rằng chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền được sống của con người nhất là người phụ nữ luôn rơi vào thế "ngàn cân treo sợi tóc", không có một phương thức gì để đảm bảo quyền tối thiểu và tự nhiên của họ được hưởng. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ là biểu tượng cho câu nói "chim trong lồng, cá trong chậu". Người phụ nữ dường như cũng không thể nào làm chủ được bản thân, làm chủ được hôn nhân, cuộc sống của mình dẫu những sự khao khát của họ là vô cùng bình dị, đơn giản. Người phụ nữ sống trong thời đại nào cũng vậy, nhắc đến họ là liên tưởng đến hình ảnh con người cần cù, chịu thương, chịu khó, tần tảo vun vén, chăm sóc cho gia đình, hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Một số người phụ nữ ngày nay còn thậm chí không biết cả đến nội trợ, chăm sóc con cái, gia đình. Người phụ nữ luôn phải giữ lửa tình yêu, những sự cống hiến của họ chưa bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ ngày nay họ hoạt bát, thông tin không kém những gì nam giới cả. Điển hình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Mỹ Hoa là những người đàn bà đầy quyền lực trong xã hội, họ đảm đương rất tốt công việc của mình. Nếu như chúng ta vẫn luôn quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình thì điều đó ở xã hội ngày nay đã không còn đúng. Họ không cần một bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe khoắn, thân hình lực lượng nhưng vẫn có thể chia sẻ việc nhà, những gánh nặng về kinh tế của đàn ông. Ta cũng có thể nhận ra rằng đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái, vun vén hạnh phúc gia đình nhiều hơn và cống hiến xây dựng xã hội hiện đại ngày nay.

Người phụ nữ xưa và phụ nữ nay tuy có khác về địa vị xã hội, nhưng những giá trị tốt đẹp lưu truyền ngàn đời nay của họ như sự chịu thương chịu khó, đức tính tốt đẹp thì không hề thay đổi theo thời gian.

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ - mẫu 4

Từ thuở xưa đến nay, phụ nữ luôn hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, nết na. Người phụ nữ với giàu lòng nhân hậu, bao dung, vị tha với thiên chức làm mẹ, làm vợ đã sưởi ấm biết bao tâm hồn chúng ta. Đất nước Việt Nam tôi cũng tự hào vì là đất nước đầy ắp những truyền thống tốt đẹp ngàn đời, những con người nhân hậu, chất phác mà tiêu biểu là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

Xã hội xưa với hình ảnh người phụ nữ toát lên vẻ đẹp đảm đang, cần cù, chịu thương, chịu khó lo toan cho hạnh phúc của gia đình. Họ là những người phụ nữ không màng những hy sinh cuộc đời mình để chăm sóc nhà cửa, chồng con. Tuy vậy, địa vị xã hội của người phụ nữ thời phong kiến lại vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời tủi nhục, đầy khó khăn, phó thác thân phận của mình vào tay người khác. Họ sống trong một phong kiến thối nát, lạc hậu với một quy tắc bất thành văn "trọng nam khinh nữ", người phụ nữ thời đó không có tiếng nói trong xã hội. Với những vẻ đẹp như vậy đáng lẽ ra người phụ nữ phải được hưởng một cuộc sống ấm no, êm đềm, hạnh phúc, Nhưng trong sự vô lý của xã hội đó họ đã phải chịu nhiều cảnh uất ức, oan trái khiến họ phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình, họ không được phép tự quyết định đối với hạnh phúc của mình. Đó là nỗi lòng của biết bao phụ nữ trong xã hội xưa khi hạnh phúc là một điều quá xa xỉ đối với họ. Họ không những phải chịu cảnh lam lũ, vất vả nuôi chồng con mà còn rất nhiều đắng cay, khổ cực. Đến chính người chồng của họ cũng không san sẻ sự khó khăn đó. Thời xưa con trai năm thê bảy thiếp, không có sự thủy chung nhưng lại áp đặt sự thủy chung lên người vợ. Sống trong xã hội chà đẹp, vùi dập họ cả về thể xác lẫn tâm hồn, tất cả những điều đó chính là hệ quả mà một xã hội phong kiến gây nên cho họ. Đáng lẽ với chân yếu, tay mềm họ phải được sống một cuộc sống dễ dàng, thành thơi hơn, phải được bảo vệ nhưng xã hội phong kiến thối nát lại giết đi những cái quyền đó của người phụ nữ. Càng thương thân phận của họ ta lại càng thăm sự phẫn nộ, căm ghét xã hội đó. Cho đến ngày nay, sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự trưởng thành vượt bậc về tư duy của con người mà những quyền lợi chính đáng của người phụ nữ mới được đảm bảo.

Trong xã hội nay, phụ nữ không chỉ đóng góp to lớn vào hạnh phúc của gia đình mà còn là người biết tạo ra của cải, vật chất , tham gia vào nhiều công việc của xã hội, góp phần xây dựng cải tạo xã hội, xây dựng vững chắc nền kinh tế. Địa vị của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày càng được đề cao, được xã hội bảo vệ cả về tính mạng và tinh thần. Người chồng không những phải bôn ba kiếm tiền mà còn phải giúp vợ vun vén tình cảm gia đình, công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Trong đời sống ngày nay, tiếng nói của người phụ nữ có một giá trị rất to lớn, hòa nhập với xã hội. Họ không phải lúc nào cũng gọi dạ, thưa bẩm. Họ được tùy ý làm những gì mình muốn, được tự quyết nửa kia của mình mà không chịu sự chi phối của bất kỳ ai. Người phụ nữ cũng đã được đảm bảo quyền học tập, mở mang tri thức.

Tóm lại dù sống trong xã hội nào tuy có khác nhau về địa vị thì họ vẫn có một điểm chung là cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Tất cả những đức tính đó giúp họ trưởng thành hơn trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội. Những người phụ nữ xưa và nay đều luôn yêu thương chồng con, hy sinh cho con và một mực chung thủy với chồng. Họ không chỉ đẹp về ngoại hình mà cả về nhân cách. Do vậy, mỗi ai trong số chúng ta đều phải biết yêu thương, trân trọng một nửa kia của thế giới.

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ - mẫu 5

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến từ xưa luôn phải đối mặt với số phận đau khổ, khó khăn. Mặc dù sở hữu vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất cao quý bên trong, nhưng họ bị rơi vào cuộc sống khốn khổ do những quy định của xã hội phong kiến. Tiếng nói của họ trở nên không có giá trị, chỉ có thể bày tỏ lòng bằng những ca dao than thân của dân gian.

Họ nhận thức vẻ đẹp của mình nhưng số phận của họ lại phụ thuộc vào nam giới:

'Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai'

Mở đầu bài ca dao với mô típ 'Thân em' cho ta thấy sự yếu đuối của người phụ nữ. 'Thân em' là điểm mở đầu cho lời than thân và phê phán thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ sống trong xã hội chịu đựng nhiều thiệt thòi, trở thành cá nhân nhỏ bé giữa cộng đồng. Tác giả dân gian tôn vinh vẻ đẹp của họ, ví như 'như dải lụa đào', thể hiện vẻ đẹp mong manh, tinh tế của người phụ nữ. Tuy nhiên, cuộc sống của họ lại đầy bất hạnh: 'Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai'. Hình ảnh tấm lụa đào bị bán như hàng hóa, không biết giá trị thực sự. Người phụ nữ cũng bị phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới trong gia đình, không có quyền tự do, số phận nằm trong tay người khác. Tình cảnh này như câu thơ của Hồ Xuân Hương 'Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn', làm người đọc cảm nhận sự đau đớn và bất lực của người phụ nữ xưa.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên