Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán tính động lượng của hệ vật.

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

Động lượng của hệ vật: p=p1+p2

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần cùng chiều

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Độ lớn động lượng của hệ là p=p1+p2=m1v1+m2v2

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần ngược chiều

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

thì độ lớn động lượng của hệ là p=|p1p2|=|m1v1m2v2|

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần vuông góc

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

Độ lớn động lượng của hệ là p=p12+p22

+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần tạo với nhau một góc α

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Độ lớn động lượng của hệ là p=p12+p22+2p1p2cosα

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Hệ gồm hai vật có động lượng là p1 = 6 kg.m/s và p2 = 8 kg.m/s. Động lượng tổng cộng của hệ p = 10 kg.m/s nếu:

A. p1p2 cùng phương, ngược chiều.

B. p1p2 cùng phương, cùng chiều.

C. p1p2 hợp với nhau góc 300.

D. p1p2 vuông góc với nhau.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

pt=p1+p2

Xét về mặt độ lớn, ta có:

pt2=p12+p22+2p1p2cosp1,p2102=62+82+2.6.8.cosp1,p2

cosp1,p2=0p1,p2^=900p1p2

Ví dụ 2: Độ lớn động lượng tổng cộng của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng 1 kg. Vận tốc của vật một có độ lớn 4(m/s) và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3(m/s) và cùng phương cùng chiều với vận tốc vật một.

A. 3 (kg.m/s).

B. 7 (kg.m/s).

C. 1 (kg.m/s).

D. 5 (kg.m/s).

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

v2 cùng hướng với v1 nên p1;p2 cùng phương, cùng chiều

p=p1+p2=4+3=7kg.m/s

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Động lượng của một hệ kín là đại lượng:

A. không xác định.

B. bảo toàn.

C. không bảo toàn.

D. biến thiên.

Đáp án đúng là: B

Nếu không có ngoại lực nào tác dụng lên hệ thì tổng động lượng của hệ không đổi, tức là được bảo toàn. p1+p2= không đổi.

Bài 2: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:

A. 6 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 3 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Đáp án đúng là: B

Tổng động lượng của hệ: p=p1+p2=m.v1+m.v2

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của v1

Do v2v1p=m1v1m2v2=1.32.1,5=0 kg.m/s

Bài 3: Hai viên bi có khối lượng 2 g và 3 g chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không có ma sát với tốc độ 6 m/s và 4 m/s theo hai phương vuông góc như hình vẽ.

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Tổng động lượng của hệ hai viên bi này có độ lớn là:

A. 0,017 kg.m/s.

B. 0,013 kg.m/s.

C. 0,023 kg.m/s.

D. 0,025 kg.m/s.

Đáp án đúng là: A

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Động lượng của hệ: p=m.v

v1v2p=m1.v12+m2.v22=2.103.62+3.103.420,017kg.m/s

Bài 4: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1 kg và m2 = 3 kg chuyển động thẳng đều với tốc độ lần lượt là 3 m/s và 2 m/s theo hai hướng hợp với nhau góc α = 120o. Độ lớn của động lượng có giá trị là:

A. 7,2 kg.m/s.

B. 6,2 kg.m/s.

C. 5,2 kg.m/s.

D. 4,2 kg.m/s.

Đáp án đúng là: C

Bài toán tính động lượng của hệ vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Độ lớn động lượng của mỗi vật là:

p1 = m1.v1 = 1.3 = 3 kg.m/s.

p2 = m2.v2 = 3.2 = 6 kg.m/s.

Động lượng của hệ hai vật: p=p1+p2

Do véc tơ động lượng của 2 vật tạo với nhau một góc α. Nên độ lớn động lượng của hệ tính bởi định lý hàm số cos:

p=p12+p22+2.p1.p2.cosα=32+62+2.3.6.cos12005,2 kg.m/s

Bài 5: Hai vật có khối lượng m1 và m2, chuyển động với vận tốc là v1 và v2. Động lượng của hệ có giá trị là:

A. m.v.

B. m1.v1+m2.v2.

C. 0.

D. m1v1 + m2v2.

Đáp án đúng là: B

Hai vật có khối lượng m1 và m2, chuyển động với vận tốc là v1 và v2. Động lượng của hệ có giá trị là: p=m1.v1+m2.v2.

Bài 6: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp v1v2 cùng hướng. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.

A. 0 kg.m/s.

B. 5 kg.m/s.

C. 4 kg.m/s.

D. 6 kg.m/s.

Đáp án đúng là: D.

Ta có: p=m1.ν+m2.ν2

Do v1v2 cùng hướng nênp=m1.ν+m2.ν2p=1.3+3.1=6kg.m/s

Bài 7: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp v1v2 cùng phương, ngược chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.

A. 6 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 4 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Đáp án đúng là: B.

Ta có: p=m1.ν+m2.ν2

Do v1 và v2 ngược hướng nên p=m1.νm2.ν2p=1.33.1=0kg.m/s

Bài 8: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp v1v2 vuông góc nhau.

A. 4,242 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 4 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Đáp án đúng là: A.

Ta có: p=m1.ν+m2.ν2

Do v1v2 vuông góc nhau nên

p2=(m1.ν)2+(m2.ν2)2p=32+32=4,242kg/s

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học