215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (cơ bản - phần 2)
Với 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (cơ bản - phần 2)(bỏ stt).
215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (cơ bản - phần 2)
Bài 1: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa trên
A. tác dụng hóa của dòng điện.
B. tác dụng từ của dòng điện.
C. tác dụng quang điện.
D. tác dụng nhiệt của dòng điện.
Lời giải:
Chọn D
Bài 2: Trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC song song thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua đoạn mạch và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua từng phần tử.
B. Nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp thì luôn có thể dùng phương pháp tổng hợp dao động điều hoà cùng phương cùng tần số để tìm mối liên hệ giữa hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hiệu điện thế hiệu dụng trên từng phần tử.
C. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở thuần.
D. Công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn tăng nếu ta mắc thêm vào trong mạch một tụ điện hay một cuộn dây thuần cảm.
Lời giải:
Đáp án : D
A. Sai,vì nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC song song thì luôn có thể dung phương pháp tổng hợp dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số đề tìm mối liên hệ giữa cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua đoạn mạch và cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua từng phần tử
⇒ Là phát biểu đúng
B. Sai,vì nếu là đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp thì luôn có thể dung phương pháp tổng hợp dao động điều hòa cùng phương cùng tần số để tìm mối lien hệ giữa hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hiệu điện thế hiệu dụng trên từng phần tử
⇒ là phát biểu đúng
C. Sai,vì công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch luôn bằng tổng công suất tiêu thụ trên các điện trở
⇒ Là phát biểu đúng
D. Đúng ,vì nếu t mắc thêm vào trong mạch một tụ điện hay một cuộc dây thuần cảm thì công suất tiêu thụ trên cả đoạn mạch có thể tăng hoạc giảm, tùy thuộc vào C và L được mắc vào
⇒ Là phát biểu sai
Bài 3: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào.
C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử.
D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Lời giải:
Đáp án : A
A. Đúng, vì U2 = UR2 + (UL - UC)2 ⇒ U ≥ UR
B. Sai, vì U2 = UR2 + (UL - UC)2 ⇒ U ≥ UR
C. Sai, vì U2 = UR2 + (UL - UC)2 ⇒ có thể
D. Sai, vì Nếu ZL = ZC ⇒ Cường độ dòng điện chạy trong mạch cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
Bài 4: Phát biểu nào sai khi nói về ứng dụng cũng như ưu điểm của dòng điện xoay chiều?
A. Có thể tạo ra từ trường quay từ dòng điện xoay chiều một pha và dòng điện xoay chiều ba pha.
B. Giống như dòng điện không đổi, dòng điện xoay chiều cũng được dùng để chiếu sáng.
C. Trong công nghệ mạ điện, đúc điện, người ta thường sử dụng dòng điện xoay chiều.
D. Người ta dễ dàng thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều nhờ máy biến áp.
Lời giải:
Đáp án : C
A. Phát biểu đúng, vì đây là ứng dụng quan trọng để chế tạo động cơ không đồng bộ một pha và động cơ không đồng bộ ba pha
B. Phát biểu đúng, vì hiện nay đa phần dùng bằng dòng xoay chiều để thắp sáng
C. Phát biểu sai, vì trong công nghệ mạ điện,đúc điện ,người ta thường sử dụng dòng điện một chiều.
D. Phát biểu đúng, vì đây là ưu điểm của dòng điện xoay chiều, nhờ tính chất này nên dòng điện xoay chiều có khả năng truyền tải đi xa
Bài 5: Đặt điện áp xoay chiều u = Uocosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i và Io, I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch; uC, uR tương ứng là điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu điện trở, φ là góc lệch pha điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch: φ = φui. Hệ thức nào sau đây sai?
Lời giải:
Đáp án : D
Vì giá trị tức thời u = uR + uC, biểu thức uR2 + I2ZC2 = u2 không chính xác.
Bài 6: Công suất tức thời của dòng điện xoay chiều:
A. Luôn biến thiên với tần số bằng hai lần tần số của dòng điện.
B. Có giá trị trung bình biến thiên theo thời gian
C. Không thay đổi theo thời gian, tính bằng công thức P = Iucosφ
D. Luôn biến thiên cùng pha, cùng tần số với dòng điện.
Lời giải:
Đáp án : A
Ta có:
Nhận xét các đáp án
A. Đúng, vì công suất tức thời của dòng điện xoay chiều luôn biến thiên với tần số bằng 2 lần tần số của dòng điện
B.Sai vì giá trị trung bình của công suất tức thời là hằng số.
C.Sai, vì p thay đổi theo thời gian, tính bằng công thức P = u.icosφ
D.Sai vì biến thiên với tần số ằng 2 lần tần số của dòng điện
Bài 7: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, lõi thép kĩ thuật điện được sử dụng để quấn các cuộn dây của phần cảm và phần ứng nhằm mục đích:
A. Tăng cường từ thông của chúng.
B. Làm cho từ thông qua các cuộn dây biến thiên điều hòa
C. Tránh dòng tỏa nhiệt do có dòng Phu-cô xuất hiện
D. Làm cho các cuộn dây phần cảm có thể tạo ra từ trường quay.
Lời giải:
Đáp án : A Nhận xét các đáp án :
A. Đúng, vì khi mục đích khi sử dụng lõi thép kỹ thuật điện là tăng cường từ thông cho phần cảm và phần ứng
B. Sai, vì lõi thép kỹ thuật điện không có chức năng làm cho từ thông qua các cuộn dây khác biến thiên điều hòa
C. Sai, vì để giảm hao phí do dòng Phu-cô có người ta ghép những lá thép kỹ thuật điện lại với nhau, chứ không thể tránh sự tỏa nhiệt của dòng này được
D. Sai, vì lõi thép kỹ thuật điện khong phải là nguyên nhân gây ra từ trường quay
Bài 8: Đặt một điện áp xoay chiều có dạng u = U√2.cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm và tụ điện C mắc nối tiếp. R thay đổi được và ω2 ≠ 1/LC. Khi hệ số công suất của mạch đang bằng √2/2 nếu R tăng thì:
A. Công suất đoạn mạch tăng.
B. Công suất đoạn mạch tăng.
C. Tổng trở của mạch giảm.
D. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở tăng.
Lời giải:
Đáp án : D Nhận xét các đáp án:
Vì ω2 ≠ 1/LC nên không có hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch
Hệ số công suất của mạch :
Vậy khi tăng R thì
A. Sai vì lúc này công suất toàn mạch giảm
B. Sai vì hệ số công suất của mạch tăng
C. Sai vì tổng trở của mạch tăng
D. Đúng vì điện áp hiệu dụng ở hai đầu đện trở R tăng
Bài 9: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB = U√2.cosωt. Mạch chỉ có L thay đổi được khi L thay đổi từ thì:
A. Cường độ dòng điện luôn tăng.
B. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm luôn tăng.
C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu bản tụ luôn tăng.
D. Tổng điện trở của mạch luôn giảm.
Lời giải:
Đáp án : B
Nhận xét các đáp án
Khi L = L1 = 1/(ω2.C) mạch có hiện tượng công hưởng ⇒ IMAX, PMAX, ZMIN
Khi ⇒ Lúc này UL.MAX
Vậy khi thay đổi L1 → L2
A. Sai, vì cường độ dòng điênk luôn giảm.
B. Đúng, vì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm luôn tăng
C. Sai, vì điện áo hiệu dụng ở hai đầu bản tụ luôn giảm
D. Sại, vì tổng trở của mạch luôn tăng
Bài 10: Chọn phát biểu đúng:
A. Roto của động cơ không đồng bộ ba pha quay với tốc độ của từ trường quay.
B. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ không phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và vào mô-men cản.
C. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo ra được từ trường quay.
D. Vecto cảm ứng từ của từ trường quay trong long stao của động cơ không đồng bộ ba pha luôn thay đổi cả hướng lẫn trị số.
Lời giải:
Đáp án : B
Nhận xét các đáp án:
A. Sai, vì roto của động cơ không đồng bộ ba pha với tốc độ nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
B. Đúng, vì tốc độ góc của động cơ không đồng bộ không phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và momen cản
C. Sai, vì không chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo ra được từ trường quay, mà còn có dòng điện xoay chiều một pha.
D. Sai, vì vecto cảm ứng từ của từ trường quay trong lòng stato của động cơ không đồng bộ ba pha chỉ thay đổi về hướng còn trị só thì không đổi
Bài 11: Chọn phát biểu đúng?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại của nó.
B. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.
C. Dòng điện và điện áp ở hai đầu mạch điện xoay chiều luôn lệch pha nhau.
D. Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có giá trị bằng giá trị trung bình của cường độ dòng điện trong một chu kỳ.
Lời giải:
Đáp án : B đúng, mạ điện cần dòng điện 1 chiều (chiều không đổi)
Bài 12: Một mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp. Biết mạch có tính dung kháng. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất, khi đó
A. cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc Δφ = π/4
B. cường độ dòng điện trễ pha hơn điện áp góc Δφ = π/4
C. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.
D. cường độ dòng điện ngược pha với điện áp
Lời giải:
Đáp án : A
R = |ZL – ZC| nên dòng điện lệch pha π/4 so với điện áp
Bài 13: Vì sự khác biệt nào dưới đây mà tên gọi của động cơ điện ba pha được gắn liền với cụm từ " không đồng bộ" ?
A. Rôto quay chậm hơn từ trường do các cuộn dây của stato gây ra.
B. Khi hoạt động, rôto quay còn stato thì đứng yên.
C. Dòng điện sinh ra trong rôto chống lại sự biến thiên của dòng điện chạy trong stato
D. Stato có ba cuộn dây còn rôto chỉ có một lòng sóc
Lời giải:
Đáp án : A
Bài 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính ưu việt của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều?
A. Có khả năng thay đổi điện áp hiệu dụng dễ dàng.
B. Có thể chạy các động cơ điện có công suất lớn.
C. Có thể tạo ra từ trường quay một cách đơn giản.
D. Có thể gây ra hiện tượng điện phân.
Lời giải:
Đáp án: D
Hiện tượng điện phân được sử dụng với dòng điện một chiều.
Bài 15: Trong đoạn mạch R, L, C nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì kết luận nào sau đây không đúng:
A. Công suất cực đại.
B. Hệ số công suất cực đại.
C. Z = R
D. uL = uC
Lời giải:
Đáp án : D
Giá trị hiệu dụng UL = UC, còn giá trị tức thời không bằng nhau vì uL và uC biến thiên điều hòa ngược pha nhau.
Bài 16: Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R0 mắc nối tiếp với một linh kiện chưa biết là một trong ba linh kiện sau (Điện trở, cuộn dây, tụ điện). Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng tần số thay đổi vào hai đầu đoạn mạch. Khi tăng dần tần số của dòng điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng tăng. Linh kiện chưa biết trên là:
A. Tụ điện
B. Điện trở thuần.
C. Cuộn cảm thuần
D. Cuộn dây có điện trở
Lời giải:
Đáp án : A
I = U/ZC = U.C.ω nên I tỷ lệ với ω
Bài 17: Mạch điện xoay chiều chỉ chứa hai trong ba linh kiện (điện trở, cuộn dây, tụ điện). Biết cường độ dòng điện sớm pha π/3 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Hai loại linh kiện trên là:
A. Tụ điện và cuộn cảm thuần.
B. Điện trở và cuộn dây không thuần cảm.
C. Cuộn cảm thuần và điện trở.
D. Tụ điện và điện trở thuần.
Lời giải:
Đáp án : D
Bài 18: Để tạo ra từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, người ta thường dùng cách nào sau đây:
A. Cho nam châm quay đều quanh một trục.
B. Cho dòng điện xoay chiều đi qua một cuộn dây.
C. Cho dòng điện xoay chiều ba pha đi qua ba cuộn dây
D. Cho vòng dây quay đều quanh một nam châm.
Lời giải:
Đáp án : C
Bài 19: Khi động cơ không đồng bộ hoạt động, nếu lực cản lên rôto càng lớn thì đáp án nào sau đây sai?
A. Tốc độ quay của rôto càng nhỏ.
B. Công suất tỏa nhiệt trên động cơ càng lớn
C. Dòng điện cảm ứng trong rôto càng nhỏ.
D. Lực từ do stato tác dụng lên rôto càng lớn
Lời giải:
Đáp án : C
Bài 20: Đặt điện áp U = Uo.cos2πft (trong đó Uo không đổi; f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Lúc đầu trong đoạn mạch đang có cộng hưởng điện. Giảm tần số f thì điện áp hai đầu đoạn mạch sẽ
A. trễ pha so với cường độ dòng điện.
B. cùng pha so với cường độ dòng điện
C. sớm pha so với cường độ dòng điện
D. ngược pha so với cường độ dòng điện
Lời giải:
Đáp án : A
Giảm tần số f thì ZL giảm, ZC tăng, mà ban đầu ZL = ZC nên sau đó mạch sẽ có tính dung kháng → u trễ pha hơn so với i.
Bài 21: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
B. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng số vòng quay trong một giây của rôto
C. Chỉ có dòng xoay chiều ba pha mới tạo ra được từ trường quay.
D. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra
Lời giải:
Đáp án : A
Theo quy luật cảm ứng điện từ ta có:
suất điện động e = -Φ’(t) = ω.Φosin(ωt + φ) = ω.NBScos(ωt + φ - π/2).
Trong đó suất điện động cực đại Eo = ω.N.B.S và suất điện động hiệu dụng E = Eo/√2 = (N.B.S.ω)/√2 → Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với tốc độ quay của rôto
Bài 22: Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào
A. Điện trở thuần của mạch
B. Cảm kháng của mạch
C. Dung kháng của mạch
D. Tổng trở của mạch
Lời giải:
Đáp án : A
Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào điện trở thuần của mạch
P = I2R = (UR2)/R = I.UR = U.I.cosφ
Bài 23: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi, Nếu cho điện dung C tăng thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ
A. Tăng đến một giá trị cực đại rồi sẽ giảm
B. Không thay đổi
C. Luôn tăng
D. Luôn giảm
Lời giải:
Đáp án : D
Hệ số công suất của mạch:
Do ωL > 1/ωC nên khi tăng tần số dòng điện thì ωL - 1/ωC sẽ luôn tăng
⇒ Hệ số công suất của mạch luôn giảm
Công suất tiêu thụ của mạch P = (U2/R).cos2φ sẽ luôn giảm
Bài 24: Dòng điện xoay chiều hình sin có chu kì T, cường độ cực đại Io = 4A. Vào một thời điểm t, cường độ tức thời có giá trị i = 0 và đang tăng. Cường độ tức thời i = 2A sau thời gian ngắn nhất bằng
A. T/3 B. T/4 C. T/12 D. T/6
Lời giải:
Đáp án : C
Sử dụng vòng tròn lượng giác để giải ta có:
Tại t = 0 ; i = 0 và đang tăng
Sau đó khoảng thời gian ngắn nhất T/12 thì i = Io/2 = 2A
Bài 25: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C không đổi, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có điện áp có biểu thức u = Uosin(ωt + φ) thì trong mạch có hiện tượng cộng hưởng. Khi tăng dần tần số thì
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm
B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng
C. Điện áp hiệu dụng trên tỵ không đổi
D. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng
Lời giải:
Đáp án : A
Do khi cộng hưởng, hệ số công suất của mạch cực đại nên nếu tăng tần số dòng điện (mạch không còn cộng hưởng nữa) thì hệ số công suất của mạch giảm.
Bài 26: Trong máy phát điện:
A. Phần cảm là bộ phận đứng yên và phần ứng là bộ phận chuyển động.
B. Phần cảm là bộ phận chuyển động và phần ứng là bộ phận đứng yên.
C. Cả hai phần cảm và phần ứng đều đứng yên, chỉ bộ góp chuyển động.
D. Tùy thuộc vào cấu tạo của máy, phần cảm cũng như phần ứng có thể là bộ phận đứng yên hoặc là bộ phận chuyển động.
Lời giải:
Đáp án : D
Bài 27: Mạch R, L, C mắc nối tiếp có hệ số công suất bằng 1 khi:
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 28: Tìm câu trả lời ĐÚNG trong các câu dưới đây:
A. Máy phát điện 3 pha có 3 phần: phần cảm gồm 3 cuộn dây giống nhau (hay 3 cặp cuộn dây) đặt lệch nhau 120° trên lõi sắt (stato) và phần ứng gồm 1 hay nhiều cặp cực từ quay tròn đều (roto).
B. Dòng điện 3 pha là hệ dòng điện xoay chiều tạo ra bởi 2 máy đao điện một pha riêng biệt.
C. Khi chưa nối với các mạch điện tiêu thụ điện thì 3 suất điện động tạo bởi máy phát điện 3 pha giống hệt nhau về mọi mặt.
D. Khi 3 mạch tiêu thụ điện giống hệt nhau thì 3 dòng điện tạo ra bởi máy phát điện 3 pha là 3 dòng điện xoay chiều có dạng: i1 = Iocosωt; i2 = Iocos(ωt + 120°) và i3 = Iocos(ωt – 120°)
Lời giải:
Đáp án : A
Mô tả đúng nguyên tắc tạo máy phát điện 3 pha.
Bài 29: Hai đầu mạch điện RLC nối tiếp được mắc vào điện áp xoay chiều ổn định. Dòng điện qua mạch lệch pha 60° so với điện áp. Nếu ta tăng điện trở R lên hai lần và giữ các thông số không đổi thì
A. Hệ số công suất của mạch giảm
B. Công suất tiêu thụ của mạch giảm
C. Hệ số công suất của mạch không đổi
D. Công suất tiêu thụ của mạch tăng
Lời giải:
Đáp án : D
Ban đầu dòng điện qua mạch lệch pha 60° so với điện áp
⇒ |ZL - ZC| = √3R ⇔ Z = 2R
⇒ Công suất tiêu thụ của mạch là
Khi tăng điện trở lên 2 lần thì tổng trở của mạch là
Từ (1) và (2) ⇒ P’ > P ⇒ Công suất tiêu thụ của mạch tăng
Bài 30: Tìm câu trả lời ĐÚNG trong các câu dưới đây:
A. Máy phát điện 3 pha có 3 phần: phần cảm gồm 3 cuộn dây giống nhau (hay 3 cặp cuộn dây) đặt lệch nhau 120° trên lõi sắt (stato) và phần ứng gồm 1 hay nhiều cặp cực từ quay tròn đều (roto).
B. Dòng điện 3 pha là hệ dòng điện xoay chiều tạo ra bởi 2 máy đao điện một pha riêng biệt.
C. Khi chưa nối với các mạch điện tiêu thụ điện thì 3 suất điện động tạo bởi máy phát điện 3 pha giống hệt nhau về mọi mặt.
D. Khi 3 mạch tiêu thụ điện giống hệt nhau thì 3 dòng điện tạo ra bởi máy phát điện 3 pha là 3 dòng điện xoay chiều có dạng: i1 = Iocosωt; i2 = Iocos(ωt + 120°) và i3 = Iocos(ωt – 120°)
Lời giải:
Đáp án : A
Mô tả đúng nguyên tắc tạo máy phát điện 3 pha.
Bài 31: Gọi R là điện trở của dây dẫn trong mạch và U là hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch. Để giảm điện năng hao phí trên đường dây dẫn, thực tế tốt nhất người ta phải:
A. Giảm điện trở R của dây.
B. Giảm hiệu điện thế.
C. Tăng điện trở của dây.
D. Tăng hiệu điện thế.
Lời giải:
Đáp án : D
Gọi P là công suất mà nguồn điện cung cấp → P = UI.cosφ ⇒ I = P/(U.cosφ)
Công suất hao phí trên đường dây dẫn là:
⇒ Công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu mạch. Tức là nếu tăng điện áp U lên n lần thì công suất hao phí giảm n2 lần.
Bài 32: Một mạch điện gồm hai đèn mắc song song, trên mỗi đèn có ghi: 220V - 115W; 220V - 132W. Nối hai đầu của mạch điện ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. công suất tiêu thụ trong mạch điện là
A. 132 W B. 115 W C. 247 W D. 13 W
Lời giải:
Đáp án: C
Do hai đèn mắc song song, nên điện áp đặt trên mỗi đèn là 220 V, bằng với điện áp định mức. Do đó, hai đèn sáng bình thường. Như vậy, công suất tiêu thụ điện trên mỗi đèn bằng với công suất định mức ghi trên mỗi đèn.
Vậy công suất tiêu thụ trong toàn mạch là: 115 + 132 = 247 W.
Bài 33: Một mạch điện gồm hai đèn mắc song song, trên mỗi đèn có ghi: 220V - 115W; 220V - 132W. Nối hai đầu của mạch điện ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Cường độ dòng điện qua mạch là
A. 1,123 A B. 1,15 A C. 2,6 A D. 1 A
Lời giải:
Đáp án: Cường độ dòng điện qua mỗi đèn: P1/U1 = I1, P2/U2 = I2
Cường độ dòng điện cung cấp cho mạch:I1 + I2 ≈ 1,123 A.
Chọn A
Bài 34: Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 110 V. Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu ?
A. 10 Ω B.20 Ω C.30 Ω D.40 Ω
Lời giải:
Đáp án: Ta thấy điện áp sử dụng lớn hơn điện áp định mức của đèn, nên phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn.
Để đảm bảo đèn sang bình thường thì cường độ qua đèn phải bằng với cường độ dòng điện định mức: I = Pđ/Ud = 1A
Điện trở của toàn mạch là: Rm = 110/1 = 110 V
Điện trở của đèn là: Rđ = (Uđ2)/Pđ = 100Ω
Vậy phải mắc thêm một điện trở Ro nối tiếp với đèn: Ro = Rm - Rđ = 10 Ω.
Chọn A.
Bài 35: Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại Io theo công thức nào
A. I = Io/2 B. I = Io/3 C. I = Io/√2 D. I = Io/√3
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 36: Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: U = 80cos100πt (V). Tần số góc của dòng điện là bao nhiêu ?
A. 100 π rad/s B. 100 Hz C. 50 Hz D. 100 π Hz
Lời giải:
Đáp án: Chọn đáp án A.
Tần số góc cua dòng là ω = 100π
Bài 37: Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: U = 80cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu ?
A. 80 V B. 40 V C. 80√2 V D. 40√2 V.
Lời giải:
Đáp án : Chọn D
U = Uo/√2 = 80/√2 = 40√2 V
Bài 38: Một đèn điện có ghi 110 V – 100 W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch xoay chiều có u = 220√2sin100ωt (V). Để đèn sáng bình thường, R phải có giá trị là bao nhiêu ?
A. 1210 Ω B. 10/11 Ω C. 121 Ω D. 110 Ω.
Lời giải:
Đáp án: Ta thấy điện áp sử dụng lớn hơn điện áp định mức của đèn, nên phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn.
Để đảm bảo đèn sang bình thường thì cường độ qua đèn phải bằng với cường độ dòng điện định mức: I = 0,9A.
Điện trở của toàn mạch là: Rm = 220/0.9 = 242 Ω.
Điện trở của đèn là: Rđ = 121 Ω.
Vậy phải mắc thêm một điện trở Ro nối tiếp với đèn: Ro = Rm - Rđ = 242 - 121 = 121 Ω.
Chọn C
Bài 39: Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện: u = 100√2cos100πt (V)
Cường độ hiệu dụng trong mạch là I = 5A. Xác định giá trị của C
A. 1/2000π F B. 12/2000π F C. 1/200π F D. 1/20π F
Lời giải:
Điện áp hiệu dung U = 100V
Dung kháng là
Chọn A
Bài 40: Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện u = 100√2cos100πt (V)
Cường độ hiệu dụng trong mạch là I = 5A. Biểu thức của i có dạng
A. i = 5cos(100πt) (A)
B. i = 5√2cos(100πt + π/2) (A)
C. i = 5√2cos(100πt - π/2) (A)
D. i = 5cos(100πt - π/2) (A)
Lời giải:
Đáp án: Cường độ dòng điện cực đại: Io = I√2 = 5√2 A
Trong mạch điện chỉ có tụ điện, cường độ dòng điện qua tụ điện sớm pha π/2 so với điện áp hai đầu tụ điện.
⇒ Biểu thức của i: i = 5√2cos(100πt + π/2) (A)
Chọn B
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P1 - có đáp án)
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P3 - có đáp án)
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P4 - có đáp án)
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P5 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P1 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P2 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P3 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P4 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P5 - có đáp án)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều