215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (cơ bản - phần 5)
Với 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều (cơ bản - phần 5) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (cơ bản - phần 5).
215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (cơ bản - phần 5)
Bài 1: Phát biểu nào sau đây với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm là đúng?
A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.
B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4.
C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2.
D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm trễ pha hơn điện áp một góc π/2.
Bài 2: Phát biểu nào sau đây với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện là đúng?
A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.
B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4.
C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2.
D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A.
Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.
Bài 3: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 4 lần.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D
Dung kháng ZC = 1/(C.ω) = 1/(2.π.f.C) (Ω). → ZC tỉ lệ nghịch với f
Bài 4: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 4 lần.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B
Cảm kháng ZL = ω.L = L.2πf (Ω) → ZL tỉ lệ thuận với f
Bài 5: Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với điện áp.
B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp.
C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp.
D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, điện áp biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện trong mạch
Lời giải:
Đáp án: Chọn B.
Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với điện áp. Do đó phát biểu: “Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp”, là không đúng.
Bài 6: Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trên đoạn mạch RLC nối tiếp có tính chất nào dưới đây?
A. Tỉ lệ với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
B. Tỉ lệ với tổng trở của mạch.
C. Không phụ thuộc vào giá trị R
D. Không phụ thuộc vào giá trị L.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A
phụ thuộc vào tần số ω, do đó cũng phụ thuộc vào chu kì dòng điện.
Bài 7: Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng cách nêu sau đây. Cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?
A. Tăng điện dung của tụ điện.
B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
C. Giảm điện trở của đoạn mạch.
D. Giảm tần số dòng điện.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D
Theo giả thiết (1/Cω) < Lω.
Nếu ta giảm tần số f thì ZC tăng, còn ZL giảm cho tới khi ZL = ZC thì xảy ra cộng hưởng.
Bài 8: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện của nó thì
A. tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.
B. tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở R của đoạn mạch.
C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch.
D. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 đối với điện áp giữa hai bản tụ.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C
Vì u sớm pha hơn i nên φ = φu – φi = π/4 → tanφ = (UL - UC)/UR = (ZL - ZC)/R = 1 → ZL - ZC = R
Bài 9: Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2, người ta phải
A. mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.
D. thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2
Bài 10: Cần ghép một tụ điện có dung kháng bằng 20 Ω nối tiếp với các linh kiện khác theo cách nào dưới đây, để có được đoạn mạch xoay chiều mà dòng điện trễ pha π/4 đối với điện áp hai đầu đoạn mạch?
A. Một cuộn thuần cảm có cảm kháng bằng 20Ω.
B. Một điện trở thuần có độ lớn bằng 20Ω.
C. Một điện trở thuần có độ lớn bằng 40Ω và một cuộn thuần cảm có cảm kháng 20Ω.
D. Một điện trở thuần có độ lớn bằng 20Ω và một cuộn thuần cảm có cảm kháng 40Ω.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
i trễ pha so với u một góc π/4, → mạch có tính cảm kháng nên mắc với cuộn cảm và R thỏa mãn ZL – ZC = R
Bài 11: Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc khác π/2 thì
A. trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm, nhưng có tụ điện.
B. hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị khác không.
C. nếu tăng tần số dòng điện lên thì độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giảm.
D. nếu giảm tần số của dòng điện thì cường độ hiệu dụng giảm.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B.
Các đáp án A, C, D có thể xảy ra như B luôn đúng.
Bài 12: Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp trên cuộn dây không đổi.
B. Cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp trên cuộn dây thay đổi.
C. Điện áp trên tụ giảm.
D. Điện áp trên điện trở giảm.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A.
điện áp trên cuộn dây có thể thay đổi.
Bài 13: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cách chọn gốc tính thời gian.
D. tính chất của mạch điện.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp được tính theo công thức tan φ = (ZL - ZC)/R tức là φ phụ thuộc vào R, L, C (bản chất của mạch điện).
Bài 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện ω = 1/√(LC) thì
A. cường độ dao động cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại.
D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện ω = 1/√(LC) thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện. Khi đó cường độ dao động cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại và công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau, tổng trở của mạch đạt giá trị nhỏ nhất, và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.
Bài 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện ωL = 1/(C.ω) thì
A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.
C. tổng trở của mạch đạt giá trị lớn nhất.
D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Khi ZL = ZC ⇔ ω = 1/√(LC) ⇒ φ = 0 thì u cùng pha với i. Lúc đó và Zmin = R; Imax = U/R, gọi là hiện tượng cộng hưởng điện
Bài 16: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữa nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.
D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Khi mạch điện xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì Imax, tăng dần tần số dòng điện xoay chiều thì cường độ dòng điện giảm, dung kháng của tụ ZC = 1/(ωC) = 1/(2πfC) cũng giảm → điện áp hiệu dụng giữa hai bản cực tụ điện là UC = I.ZC cũng giảm. Vậy khẳng định: “Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng” là sai.
Bài 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu
A. cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
B. tụ điện lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. điện trở lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
D. tụ điện bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Dựa vào công thức:ta suy ra trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh bao giờ điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở nhỏ hơn hoặc bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
Bài 18: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở
A. trong trường hợp mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện.
B. trong trường hợp mạch chỉ chứa điện trở thuần R.
C. trong trường hợp mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện.
D. trong mọi trường hợp.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Trong mọi trường hợp dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần đều biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở.
Bài 19: Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp dạng có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải
A. tăng điện dung của tụ điện.
B. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
C. giảm điện trở của mạch.
D. giảm tần số dòng điện xoay chiều.
Lời giải:
Chọn D.
Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng tức là ZC < ZL. Ta giảm tần số dòng điện xoay chiều thì ZC tăng, ZL giảm đến khi ZC = ZL thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch
Bài 20: Khẳng định nào sau đây là đúng?
Khi điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì
A. tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
B. tổng trở của mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch.
C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.
D. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
Lời giải:
Chọn C.
Áp dụng công thức tanφ = (ZL - ZC)/R = π/4, khi đó hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.
Bài 21: Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch RLC nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do
A. một phần điện năng tiêu thụ trong tụ điện.
B. trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
C. điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện lệch pha không đổi với nhau.
D. có hiện tượng cộng hưởng điện trên đoạn mạch.
Lời giải:
Chọn C.
Hướng dần: Nếu có sự chênh lệch pha giữa u và i thì P = IUcosφ < UI.
Bài 22: Công suất của dòng điện xoay chiều trên đoạn mạch RLC nối tiếp không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch.
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai bản tụ.
D. Tỉ số giữa điện trở thuần và tổng trở của mạch.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu tụ điện luôn là π/2. Công suất dòng điện không phụ thuộc vào đại lượng này.
Bài 23: Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosφ = 0), khi:
A. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
B. đoạn mạch có điện trở bằng không.
C. đoạn mạch không có tụ điện.
D. đoạn mạch không có cuộn cảm.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B. Nếu R = 0 thì cosφ = 0.
Bài 24: Trong các máy phát điện xoay chiều một pha
A. phần tạo ra từ trường là rôto.
B. phần tạo ra suất điện động cảm ứng là stato.
C. bộ góp điện được nối với hai đầu của cuộn dây stato.
D. suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Suất điện động hiệu dụng E = Eo/√2 = (N.B.S.ω)/√2 → Suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
Bài 25: Phát biểu nào sau đây đối với máy phát điện xoay chiều là đúng?
A. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp của nam châm.
B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.
C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A.
Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực p của nam châm:
Eo = 2πfNΦo = 2πnpNΦo.
Bài 26: Máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha giống nhau ở điểm nào?
A. Đều có phần ứng quang, phần cảm cố định.
B. Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài.
C. đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Trong mỗi vòng dây của rôto, suất điện động của máy đều biến thiên tuần hoàn hai lần.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha đều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Bài 27: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
A. hiện tượng tự cảm.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. khung dây quay trong điện trường.
D. khung dây chuyển động trong từ trường.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B.
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ: Cho từ thông qua một khung dây dẫn biến thiên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Bài 28: Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một pha?
A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm.
B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm.
C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây.
D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có quấn các cuộn dây.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường tạo ra dòng điện xoay chiều một pha bằng cách cho cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có quấn các cuộn dây. Các máy phát điện có công suất lớn thì dòng điện đi qua cuộn dây của phần ứng phải lớn, không thể dùng bộ góp điện để lấy điện ra sử dụng.
Bài 29: Phát biểu nào sau đây đối với máy phát điện xoay chiều một pha là đúng?
A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.
C. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực từ của phần cảm.
D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi tuần hoàn thành điện năng.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A.
- Tần số của suất điện động phụ thuộc vào tốc độ quay của rôto phần cảm, và số cặp cực từ của phần cảm.
- Biên độ của suất điện động E0 = NBSω phụ thuộc vào phần ứng.
- Cơ năng cung cấp cho máy một phàn biến đổi thành điện năng, một phần biến đổi thành nhiệt năng.
- Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây thuộc phần ứng.
Bài 30: Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cùng tần số.
B. Cùng biên độ.
C. Lệch pha nhau 120°.
D. cùng pha nhau.
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Theo định nghĩa về dòng điện xoay chiều ba pha: “Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động có cùng tần số, cùng biên độ, lệch pha nhau 120°”.
Bài 31: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình sao, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện trong dây trung hoà bằng không.
B. Dòng điện trong mỗi pha bằng dao động trong mỗi dây pha.
C. Điện áp pha bằng √3 lần điện áp giữa hai dây pha.
D. Truyền tải điện năng bằng 4 dây dẫn, dây trung hoà có tiết diện nhỏ nhất.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Trong cách mắc hình sao điện áp giữa hai dây pha bằng √3 lần điện áp giữa hai đầu một pha.
Bài 32: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình tam giác, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha.
B. Điện áp giữa hai đầu một pha bằng điện áp giữa hai dây pha.
C. Công suất tiêu thụ trên mỗi pha đều bằng nhau.
D. Công suất của ba pha bằng ba lần công suất mỗi pha.
Lời giải:
Đáp án: Chọn A.
Trong cách mắc hình tam giác dòng điện trong mỗi dây pha bằng √3 lần dòng điện trong mỗi pha.
Bài 33: Khi truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều ba pha đi xa ta phải dùng ít nhất là bao nhiêu dây dẫn?
A. Hai dây dẫn.
B. Ba dây dẫn.
C. Bốn dây dẫn.
D. Sáu dây dẫn.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B.
Với cách mắc hình tam giác chỉ dùng có 3 dây dẫn, đó cũng là số dây dẫn cần dùng là ít nhất.
Bài 34: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo ra từ trường quay.
B. Rôto của động cơ không đồng bộ ba pha quay với tốc độ góc của từ trường.
C. Từ trường quay luôn thay đổi cả hướng và trị số.
D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và momen
Lời giải:
Đáp án: Chọn D.
Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ ba pha tăng khi vật tốc của từ trường quay tăng, giảm khi momen cản tăng, nên phụ thuộc vào cả hai yếu tố này.
Bài 35: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là không đúng?
A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.
B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.
C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ là dựa trên hiện tượng điện từ.
D. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay.
Bài 36: Ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha so với động cơ điện một chiều là gì?
A. Có tốc độ quay không phụ thuộc vào tải.
B. Có hiệu suất cao hơn.
C. Có chiều quay không phụ thuộc vào tần số dòng điện.
D. Có khả năng biến điện năng thành cơ năng.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B.
So với động cơ điện một chiều, động cơ không đồng bộ ba pha có hiệu suất cao hơn.
Bài 37: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 100 V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 173 V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?
A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.
C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.
Lời giải:
Chọn A
Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao thì điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha là Ud = √3.Up = 100√3 = 173 V. Ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác thì điện áp hiệu dụng đặt vào mỗi cuộn dây của động cơ là 173 V, động cơ hoạt động bình thường
Bài 38: Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách
A. cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó.
B. cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.
C. cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha.
D. cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện.
Lời giải:
Chọn A.
Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng hai cách:
Cách 1: Cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó.
Cách 2: Cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây trong stato của động cơ không đồng bộ ba pha.
Bài 39: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có độ lớn không đổi.
B. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có phương không đổi.
C. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có hướng quay đều.
D. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có tần số quay bằng tần số dòng điện.
Lời giải:
Đáp án: Chọn B.
Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có độ lớn không đổi, hướng quay đều với tần số quay bằng tần số dòng điện.
Bài 40: Gọi Bo là cảm ứng từ cực đại của một trong ba cuộn dây ở động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện vào động cơ. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm của stato là
A. B = 0. B. B = Bo C. B = 1,5Bo D. B = 3B0.
Lời giải:
Đáp án: Chọn C.
Tổng hợp ba véctơ cảm ứng từ do ba cuộn dây trong Stato của động cơ không đồng bộ ba pha gây ra tại tâm của stato theo quy tắc cộng véc tơ, ta sẽ được B = 1,5.Bo.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P1 - có đáp án)
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P2 - có đáp án)
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P3 - có đáp án)
- 215 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều cơ bản (P4 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P1 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P2 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P3 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P4 - có đáp án)
- 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều nâng cao (P5 - có đáp án)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều