45 bài tập trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều có đáp án chi tiết (phần 1)



Với 45 bài tập trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều (phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều (phần 1)

45 bài tập trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều có đáp án chi tiết (phần 1)

Câu 1. Dòng điện xoay chiều là dòng điện

Quảng cáo

A. có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.

C. có chiều biến đổi theo thời gian.

D. có chu kỳ thay đổi theo thời gian.

Lời giải:

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian (I phụ thuộc vào t dạng hàm sin hoặc cos). Chọn B.

Câu 2. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

B. chỉ được đo bằng ampe kế nhiệt.

C. bằng giá trị trung bình chia cho √2

D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.

Lời giải:

Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Chọn A.

Câu 3. Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng i = 2√2cos(100πt) V. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. I = 4 A.     B. I = 2,83 A.

C. I = 2 A.     D. I = 1,41 A.

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = I0/√2 = 2 A. Chọn C.

Quảng cáo

Câu 4. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = 141cos(100πt) V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là

A. U = 141 V.     B. U = 50 V.

C. U = 100 V.     D. U = 200 V.

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng: U = U0/√2 = 141/√2 = 100 V. Chọn C.

Câu 5. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng?

A. điện áp.     B. chu kỳ.

C. tần số.     D. công suất.

Lời giải:

Có điện áp hiệu dụng, cường độ dòng điện hiệu dụng, suất điện động hiệu dụng. Chọn A.

Câu 6. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

A. Điện áp.     B. Cường độ dòng điện.

C. Suất điện động.     D. Công suất.

Lời giải:

Công suất không có giá trị hiệu dụng. Chọn D.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

B. dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

C. suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

D. cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Quảng cáo

Lời giải:

Điện áp, cường độ dòng điện, suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian được gọi là điện áp, cường độ dòng điện, suất điện động xoay chiều. Chọn D.

Câu 8. Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 Ω, nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900 kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. Io = 0,22 A.     B. Io = 0,32 A.

C. Io = 7,07 A.     D. Io = 10,0 A.

Lời giải:

Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở:

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Chọn D.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.

B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.

C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.

D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Chọn B.

Câu 10. Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian?

A. Giá trị tức thời.     B. Biên độ.

C. Tần số góc.     D. Pha ban đầu.

Lời giải:

Giá trị của suất điện động tức thời luôn biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm sin (hàm điều hòa)

Biên độ và tần số góc ω, pha ban đầu φ không đổi theo thời gian. Chọn A.

Câu 11. Tại thời điểm t = 0,5 (s), cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4 A, đó là

A. cường độ hiệu dụng.     B. cường độ cực đại.

C. cường độ tức thời.     D. cường độ trung bình.

Lời giải:

cường độ dòng điện tại một thời điểm t được gọi là cường độ dòng điện tức thời. Chọn C.

Câu 12. Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức i = √2sin(100πt + π/6) A. Ở thời điểm t = 1/100 (s) cường độ trong mạch có giá trị

A. √2 A     B. -(√2)/2 A     C. bằng 0.     D. (√2)/2 A

Quảng cáo

Lời giải:

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Chọn B.

Câu 13. Một mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng

A. u = 220cos(50t) V     B. u = 220cos(50πt) V

C. u = 220√2cos(100t) V     D. u = 220√2cos(100πt) V

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng U = 220 V ⇒ điện áp cực đại Uo = 220√2 V

Pha ban đầu bằng 0 ⇒ φ = 0

f = 50 Hz ⇒ ω = 2π.50 = 100π Hz ⇒ u = 220√2cos(100πt) V. Chọn D.

Câu 14. Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt) A, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V và sớm pha π/3 so với dòng điện. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A. u = 12cos(100πt) V.

B. u = 12√2sin(100πt) V

C. u = 12√2cos(100πt - π/3) V

D. u = 12√2cos(100πt + π/3) V

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng U = 12 V ⇒ điện áp cực đại Uo = 12√2 V

Tần số của điện áp bằng tần số của dòng điện ω = 100π rad/s

Điện áp sớm pha π/3 so với dòng điện ⇒ φu = φi + π/3 = 0 + π/3 = π/3 rad

⇒ u = 12√2cos(100πt + π/3) V. Chọn D.

Câu 15. Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt + π/6) A, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V, và sớm pha π/6 so với dòng điện. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A. u = 12cos(100πt + π/6) V

B. u = 12cos(100πt + π/3) V

C. u = 12√2cos(100πt - π/3) V

D. 12√2cos(100πt + π/3) V

Lời giải:

Điện áp hiệu dụng U = 12 V ⇒ điện áp cực đại Uo = 12√2 V

Tần số của điện áp bằng tần số của dòng điện ω = 100π rad/s

Điện áp sớm pha π/6 so với dòng điện ⇒ φu = φi + π/6 = π/6 + π/6 = π/3 rad

⇒ u = 12√2cos(100πt + π/3) V. Chọn D.

Câu 16. Một mạch điện xoay chiều có điện áp giữa hai đầu mạch là u = 120√2cos(100πt - π/4) V. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là 5A. Biết rằng, dòng điện chậm pha hơn điện áp góc π/4, biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng I = 5 A ⇒ cường độ dòng điện cực đại I0 = 5√2 A

Tần số của điện áp bằng tần số của dòng điện ω = 100π rad/s

Dòng điện chậm pha π/4 so với điện áp ⇒ φi = φu - π/4 = -π/4 - π/4 = -π/2 rad

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Chọn C.

Câu 17. Cho một đoạn mạch điện xoay chiều có điện áp cực đại và dòng điện cực đại là Uo; Io. Biết rằng điện áp và dòng điện vuông pha với nhau. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u1; i1. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u2; i2. Cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch được xác định bởi hệ thức nào dưới đây?

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Lời giải:

i, u vuông pha nhau nên

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Chọn C.

Câu 18. Một dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ tức thời là i = 10cos(100πt + π/3) A. Phát biểu nào sau đây không chính xác ?

A. Biên độ dòng điện bằng 10 A.

B. Tần số dòng điện bằng 50 Hz.

C. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng 5 A.

D. Chu kỳ của dòng điện bằng 0,02 (s).

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = I0/√2 = 10/√2 = 5√2 A. Chọn C.

Câu 19. Một đoạn mạch điện xoay chiều có biểu thức điện áp và cương độ dòng điện lần lượt là u = 200cos(120πt + π/3)V, i = 4cos(120πt + π/6)A. Tại thời điểm t, điện áp hai đầu mạch có giá trị bằng -100√2 V và đang giảm thì sau đó 1/240 s cường độ dòng điện qua đoạn mạch có giá trị bằng

A. –2 A     B. –3,86 A     C. 2√2 A.     D. 1,035 A

Lời giải:

Tại thời điểm t, điện áp hai đầu mạch có giá trị bằng -100√2 V và đang giảm

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Sau thời điểm đó 1/240 s

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Chọn B.

Câu 20. Vào cùng một thời điểm nào đó, hai dòng điện xoay chiều i1 = I0cos(ωt + φ1) và i2 = I0cos(ωt + φ2) đều cùng có giá trị tức thời là 0,5I0, nhưng một dòng điện đang giảm, còn một dòng điện đang tăng. Hai dòng điện này lệch pha nhau một góc bằng.

A. 5π/6     B. 2π/3     C. π/6     D. 4π/3

Lời giải:

Chọn B.

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Dùng mối liên quan giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều: Đối với dòng i1 khi có giá trị tức thời 0,5I0 và đăng tăng ứng với chuyển động tròn đều ở M’, còn đối với dòng i2 khi có giá trị tức thời 0,5I0 và đăng giảm ứng với chuyển động tròn đều ở. Bằng công thức lượng giác, ta có :

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

⇒ 2 cường độ dòng điện tức thời i1 và i2 lệch pha nhau 2π/3.

Câu 21. Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 120 V tần số 60 Hz vào hai đầu một bóng đèn huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 60√2 V. Thời gian đèn sáng trong mỗi giây là:

A. 1/2 (s)     B. 1/3 (s)     C. 2/3 (s)     D. 0,8(s)

Lời giải:

Chọn C

Thời gian hoạt động trong 1 s:

Vật Lí lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 12 có đáp án

Câu 22. Một mạch điện xoay chiều có điện áp giữa hai đầu mạch là u = 200cos(100πt + π/6) V. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là 2√2 A. Biết rằng, dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/3, biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. i = 4cos(100πt + π/3) A.

B. i = 4cos(100πt + π/2) A.

C. i = 2√2cos(100πt - π/6) A.

D. i = 2√2cos(100πt + π/2) A.

Lời giải:

Ta có: I = 2√2 ⇒ I0 = I√2 = 4 A

Dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/3 ⇒ φi = φU + π/3 = π/2 rad

Biểu thức cường độ dòng điện là: I = 4cos(100πt + π/2) A. Chọn B.

Câu 23. Một khung dây phẳng quay đều quanh một trục vuông góc với đường sức từ của một cảm ứng từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào

A. số vòng dây N của khung dây.

B. tốc độ góc của khung dây.

C. diện tích của khung dây.

D. độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.

Lời giải:

Ta có: e = NBSωcosωt nên suất điện động trong khung dây có tần số ω phụ thuộc vào tốc độ góc của khung dây. Chọn B.

Câu 24. Một khung dây quay đều quanh trục xx’ trong một từ trường đều có đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Muốn tăng biên độ suất điện động cảm ứng trong khung lên 4 lần thì chu kỳ quay của khung phải

A. tăng 4 lần.     B. tăng 2 lần.

C. giảm 4 lần.     D. giảm 2 lần.

Lời giải:

Ta có: E0 = NBSω = NBS.2π/T .

Do đó để suất điện động cảm ứng tăng 4 lần thì chu kì giảm 4 lần. Chọn C.

Câu 25. Một khung dây dẫn có diện tích S = 50 cm2 gồm 250 vòng dây quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung, và có độ lớn B = 0,02 (T). Từ thông cực đại gửi qua khung là

A. 0,025 Wb.     B. 0,15 Wb.

C. 1,5 Wb.     D. 15 Wb.

Lời giải:

Ta có: Φ0 NBS = 250.0,02.50.10-4 = 0,025 Wb . Chọn A.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85


dai-cuong-ve-dong-dien-xoay-chieu.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên