40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1)



Với 40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ (phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Phóng xạ (phần 1)

40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1)

Bài 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

Quảng cáo

A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

B. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.

C. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

D. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

Lời giải:

Phóng xạ β+ có sự biến đổi prôtôn sang nơtron; phóng xạ β- có sự biến đổi nơtron sang prôtôn nên số prôtôn không được bảo toàn. Chọn C.

Bài 2: Hạt nhân 40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1) đang đứng yên thì phóng xạ α (không kèm bức xạ γ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α

A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.

B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.

C. bằng động năng của hạt nhân con.

D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

Lời giải:

Theo định luật bảo toàn động lượng ta có

40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1)

Vì mX < mα (X có số khối 206, α có số khối 4) nên Wđα > WđX. Chọn A.

Bài 3: Khi nói về hiện tượng phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

C. Chu kỳ phóng xạ phụ thuôc vào khối lượng của chất phóng xạ.

D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

Lời giải:

Phóng xạ, phân hạch, nhiệt hạch là các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Chọn A.

Quảng cáo

Bài 4: Chọn ý sai. Tia gamma

A. là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.

B. là chùm hạt phôtôn có năng lượng cao.

C. Không bị lệch trong điện trường.

D. Chỉ được phát ra từ phóng xạ α.

Lời giải:

Tia gamma là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (là chùm hạt phôtôn không mang điện có năng lượng rất lớn) và thường được phát ra từ các phản ứng hạt nhân (trong đó có phóng xạ α). Chọn D.

Bài 5: Xét phóng xạ: X → Y + α. Ta có

A. mY + mα = mX.

B. Phản ứng này thu năng lượng.

C. Hạt X bền hơn hạt Y.

D. Hạt α có động năng.

Lời giải:

Trong phóng xạ α thì hạt α (có khối lượng) chuyển động nên có động năng. Chọn D.

Bài 6: Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian t là

A. N0e-λt    B. N0(1 - λt)

C. N0(1 - eλt)    D. N0(1 - e-λt)

Lời giải:

Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian t là ΔN = N0 – N0e-λt. Chọn D.

Bài 7: Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ ?

A. Tia γ.    B. Tia β+.

C. Tia α.    D. Tia X.

Quảng cáo

Lời giải:

Có 4 loại tia phóng xạ là: tia α; tia β-; tia β+ và tia γ. Chọn D.

Bài 8: Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất ?

A. Tia γ.    B. Tia α.

C. Tia β+.    D. Tia β-.

Lời giải:

Tia γ có tốc độ bằng tốc độ ánh (c ≈ 3.108 m/s); tia β- và tia β+ có tốc độ xấp xĩ tốc độ ánh sáng còn tia α có tốc độ cỡ 2.107 m/s. Chọn B.

Bài 9: Tia α

A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.

B. là dòng các hạt nhân 40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1)

C. không bị lệch khi đi qua điện trường và từ trường.

D. là dòng các hạt nhân nguyên tử hiđrô.

Lời giải:

Tia α là dòng các hạt nhân hêli (40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1) ). Chọn B.

Bài 10: Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm t0 = 0, có N0 hạt nhân X. Tính từ t0 đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là

A. N0 e-λt.    B. N0(1 – eλt).

C. N0(1 – e-λt).    D. N0(1 - λt).

Lời giải:

Số hạt nhân còn lại là N = N0e-λt nên số hạt nhân bị phân rã là N’ = N0 – N = N0(1 – e-λt). Chọn C.

Bài 11: Chọn phát biểu nào đúng. Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân

A. phát ra một bức xạ điện từ

B. tự phát ra các tia α, β, γ.

C. tự phát ra tia phóng xạ và biến thành một hạt nhân khác.

D. phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động nhanh.

Lời giải:

Chọn C.

Xem định nghĩa phóng xạ.

Bài 12: Phát biểu nào sau đây là Sai khi nói về tia anpha?

A. Tia anpha thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli (40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1) )

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm tụ điện.

C. Tia anpha phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

D. Khi đi trong không khí, tia anpha làm ion hoá không khí và mất dần năng lượng.

Quảng cáo

Lời giải:

Chọn C.

Xem tính chất các tia phóng xạ.

Bài 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia β-?

A. Hạt β- thực chất là êlectron.

B. Trong điện trường, tia β- bị lệch về phía bản dương của tụ điện, lệch nhiều hơn so với tia α.

C. Tia β- có thể xuyên qua một tấm chì dày cỡ xentimet.

D. A hoặc B hoặc C sai.

Lời giải:

Chọn C.

Xem tính chất các tia phóng xạ.

Bài 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phóng xạ?

A. Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân tự động phóng ra các bức xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

B. Sự phóng xạ tuân theo định luật phân rã phóng xạ.

C. Phóng xạ là một trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân.

D. A, B và C đều đúng.

Lời giải:

Chọn D.

Cả 3 ý trên đều đúng.

Bài 15: Phát biểu nào sau đây là Sai khi nói về tia anpha?

A. Tia anpha thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli (40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1) )

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm tụ điện.

C. Tia anpha phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

D. Khi đi trong không khí, tia anpha làm ion hoá không khí và mất dần năng lượng.

Lời giải:

Chọn C.

Vận tốc tia anpha cỡ 2.107m/s.

Bài 16: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia β-?

A. Hạt β- thực chất là êlectron.

B. Trong điện trường, tia β- bị lệch về phía bản dương của tụ điện, lệch nhiều hơn so với tia α.

C. Tia β- có thể xuyên qua một tấm chì dày cỡ xentimet.

D. A hoặc B hoặc C sai.

Lời giải:

Chọn C

Tia beta trừ có khả năng đâm xuyên nhưng chỉ có thể qua lá nhom dày cỡ mm.

Bài 17: Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về β+?

A. Hạt β+ có cùng khối lượng với êlectrron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.

B. Tia β+ có tầm bay ngắn hơn so với tia α.

C. Tia β+ có khả năng đâm xuyên rất mạnh, giống như tia rơn ghen (tia X).

D. A, B và C đều đúng.

Lời giải:

Chọn A.

Tia β+ còng gọi là electron dương.

Bài 18: Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tia gamma?

A. Tia gamma thực chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 0,01nm).

B. Tia gamma là chùm hạt phôtôn có năng lượng cao.

C. Tia gamma không bị lệch trong điện trường.

D. A, B và C đều đúng.

Lời giải:

Chọn D.

Tia γ là sóng điện từ, có bước sóng ngắn hơn tia X, có tính chất gióng tia X nhưng khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.

Bài 19: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào đúng với nội dung của định luật phóng xạ? (với m0 là khối lượng của chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t, λ là hằng số phóng xạ).

40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1)

Lời giải:

Chọn B.

40 bài tập trắc nghiệm Phóng xạ có lời giải (phần 1)

Bài 20: Điều nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ H?

A. Độ phóng xạ H của một chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu là lượng phóng xạ đó.

B. Với một chất phóng xạ cho trước, độ phóng xạ luôn là một hằng số.

C. Với một chất phóng xạ cho trước, độ phóng xạ giảm dần theo quy luật hàm số mũ theo thời gian.

D. A hoặc B hoặc C đúng.

Lời giải:

Chọn B.

Độ phóng xạ giảm theo quy luật hàm số mũ âm.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


phong-xa.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên