Cách giải Bài toán va chạm theo phương ngang trong con lắc lò xo (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải Bài toán va chạm theo phương ngang trong con lắc lò xo với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải Bài toán va chạm theo phương ngang trong con lắc lò xo.
Cách giải Bài toán va chạm theo phương ngang trong con lắc lò xo (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
1. Phương pháp
* Vật m chuyển động với vận tốc v0 đến va chạm mềm vào vật M đang đứng yên thì vận tốc của hệ ngay sau va chạm là V thỏa mãn:
(áp dụng đinh luật bảo toàn động lượng)
Sau va chạm, cả hai vật dao động điều hòa thì biên độ và tần số của hệ dao động là:
* Vật m chuyển động với vận tốc v0 đến va chạm đàn hồi vào vật M đang đứng yên thì ngay sau va chạm vận tốc của m và M lần lượt là v và V:
Sau va chạm, vật M dao động điều hòa thì biên độ và tần số của hệ dao động là:
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Một con lắc lò xo đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát như hình vẽ. Cho vật m0 chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v0 đến va chạm xuyên tâm với m, sau va chạm chúng có cùng vận tốc và nén lò xo một đoạn ∆l = 2cm. Biết lò xo có khối lượng không đáng kể, có k = 100N/m, các vật có khối lượng m = 250g, m0 = 100g. Sau đó vật m dao động với biên độ nào sau đây:
A. A = 1,5cm.
B. A = 1,43cm.
C. A = 1,69cm.
D. A = 2cm.
Lời giải:
Sau va chạm hai vật dao động với biên độ A = ∆l = 2cm khi qua VTCB lần 1 thì 2 vật tách nhau, vật m dao động với biên độ A’.
Trước khi 2 vật rời nhau, cả 2 vật cùng dao động điều hòa với tần số góc:
Khi 2 vật cùng qua VTCB lần 1, thì vật m0 rời khỏi vật m, khi đó vật m có vận tốc cực đại: vmax = Aω. Sau đó vật m dao động điều hòa với biên độ A’.
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho vật m sau khi vật m0 rời khỏi.
Ví dụ 2: Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng 20 (N/m), vật nặng M = 100 (g) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 100 (g) bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ 3 (m/s). Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hoà theo phương ngang trùng với trục của lò xo với biên độ là
A. 15 cm B. 10 cm.
C. 4 cm D. 8 cm
Lời giải:
Vì va chạm mềm nên vật tốc của hai vật ngay sau va chạm là:
Sau va chạm hai vật dao động điều hòa với và có vận tốc cực đại vmax = V
Chọn đáp án A
Ví dụ 3: Một con lắc lò xo, gồm lò xo có độ cứng k = 50N/m và vật nặng M = 500g dao động điều hoà với biên độ A0 dọc theo trục Ox trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang dao động thì một vật bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 1m/s. Giả thiết va chạm là hoàn toàn đàn hồi và xảy ra vào thời điểm lò xo có chiều dài nhỏ nhất. Sau khi va chạm vật M dao động điều hoà làm cho lò xo có chiều dài cực đại và cực tiểu lần lượt là 100cm và 80cm. Cho g = 10m/s2. Biên độ dao động trước va chạm là
A. A0 = 5cm B. A0 = 10cm
C. A0 = 5√2 cm D. 5√3 cm
Lời giải:
Vì va chạm là hoàn toàn đàn hồi nên theo ĐL BT động lượng:
MV + mv = mv0 ⇒ MV = m(v0 – v) (1)
Theo ĐL BT động năng : ½ MV2 + ½ mv2 = ½ mv02 ⇒ MV2 = m(v02 – v2) (2)
Lấy (2) : (1) ⇒ V = v0 + v ⇒ v = V – v0 (3)
Từ (1) và (3) ⇒
Sau va chạm:
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Một con lắc lò xo, vật M đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn với biên độ A1. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì một vật m có khối lượng bằng khối lượng vật M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc v0 bằng vận tốc cực đại của vật M, đến va chạm với M. Biết va chạm giữa hai vật là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A2. Hệ thức đúng là
Lời giải:
Vận tốc sau va chạm đàn hồi của vật M là: (do m = M)
Ở đây v0 = ωA1 nên V = v0 = ω.A1.
Sau va chạm vật M dao động điều hòa với biên độ A2 thỏa mãn:
(trong đó và v0 = ω.A1)
Chọn A
Câu 2. Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 100N/m, vật nặng M = 300g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 200g bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ 2m/s. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Gốc tọa độ là điểm cân bằng, gốc thời gian là ngay sau lúc va chạm, chiều dương là chiều lúc bắt đầu dao động. Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ -8,8cm
A. 0,25s B. 0,26s C. 0,4s D. 0,09s
Lời giải:
Gọi vận tốc của M và m nhỏ sau va chạm là V và v với v0 = 2m/s
vận tốc của M ngay sau va chạm đàn hồi là:
Vận tốc của vật m ngay sau va chạm là:
Chứng tỏ sau va chạm vật m quay trở lại và chuyển động thẳng đều với vận tốc v2 = 0,4m/s
Biên độ dao động của vật M sau va chạm:
Chu kì dao động của vật:
Vậy khoảng thời gian ngắn nhất vật có li độ -8,8cm là:
t = tO→A + tA→(-A) = T/4 + T/2 = = 0,257977s ≈ 0,26s.
Đáp án B
Câu 3. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kỳ T = 2π (s), quả cầu nhỏ có khối lượng M. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật M có gia tốc là -2 cm/s2 thì một vật có khối lượng m (M = 2m) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật M, có xu hướng làm lò xo nén lại. Biết tốc độ chuyển động của vật m ngay trước lúc va chạm là 3√3. Thời gian vật M đi từ lúc va chạm đến khi vật M đổi chiều chuyển động là
A. 2π (s). B. π (s). C. 2π/3 (s) D. 1,5π (s)
Lời giải:
Ngay trước va chạm vật M có: v = 0 và:
Ngay sau va chạm vật M có vận tốc là:
Thời gian vật M đi từ lúc va chạm đến khi vật M đổi chiều chuyển động (tại biên âm –A) là:
Chọn C
Câu 4. một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π (s), quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc -2(cm/s2) thì một vật có khối lượng m2 (m1 = 2m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 có hướng làm lo xo bị nén lại. Vận tốc của m2 trước khi va chạm là 3√3 cm/s. Quãng đường mà vật m1 đi được từ khi va chạm đến khi đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là:
A. 4cm B. 6,5cm C. 6 cm D. 2cm
Lời giải:
Gọi v là vận tốc của m1 ngay sau va chạm, v2 và v2’ là vận tốc của vật m2 trước và sau va chạm: v2 = 2cm/s;
Theo định luật bảo toàn động lượng và động năng ta tìm được:
Gia tốc vật nặng m1 trước khi va chạm a = - ω2A, với A là biên độ dao động ban đầu.
Tần số góc (rad/s), Suy ra - 2cm/s2 = -A (cm/s2) ⇒ A = 2cm
Gọi A’ là biên độ dao động của con lắc sau va chạm với m2. Quãng đường vật nặng đi được sau va chạm đến khi đổi chiều: S = A + A’
Theo hệ thức độc lập: x0 = A, v0 = v
Chọn C.
Câu 5. Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m gắn với vật m1 = 100g. Ban đầu vật m1 được giữ tại vị trí lò xo bị nén 4cm, đặt vật m2 = 300g tại vị trí cân bằng O. Buông nhẹ m1 để m1 đến va chạm mềm với m2, hai vật dính vào nhau, coi các vật là chất điểm, bỏ qua mọi ma sát, lấy π2 = 10. Quãng đường vật m1 đi được sau 2 s kể từ khi buông m1 là:
A. 40,58cm B. 42,58cm
C. 38,58 cm D. 36,58cm.
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta tìm được vận tốc của m1 trước khi va chạm với m2:
Vận tốc của hai vật sau va chạm mềm:
Chu kì dao động của các con lắc lò xo
Biên độ của dao động sau khi hai vật va chạm
Quãng đường m1 đi trong t = 2s gồm hai phần:
+ S1 = A = 4cm trong t1 = T1/4 = 0,05s
+ S2 trong khoảng t2 = 1,95s = 4,75T2 + T2/8
Trong khoảng thời gian 4,75T2 vật đi được 4,75.4A’ = 19A’ = 38 cm
Trong khoảng thời gian T2/8 vật đi từ vị trí biên về vị trí bằng được quãng đường
Do đó tổng quãng đường m1 đi được trong 2s là: 4 + 38 + 0,58 = 42,58cm.
Chọn B
Câu 6. Cho cơ hệ gồm 1 lò xo nằm ngang 1 đầu cố định gắn vào tường, đầu còn lại gắn vào 1 vật có khối lượng M = 1,8kg , lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Một vật khối lượng m = 200g chuyển động với vận tốc v = 5m/s đến va vào M (ban đầu đứng yên) theo hướng trục lò xo. Hệ số ma sat trượt giữa M và mặt phẳng ngang là μ = 0,2. Xác định độ nén cực đại của lò xo sau va chạm, coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi xuyên tâm.
A. 10,3cm. B. 9,86cm.
C. 12,8cm. D. 15,8cm
Lời giải:
Gọi v0 và v’ là vận tốc của M và m sau va chạm; chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của m. Ta có:
Mv0 + mv’ = mv (1)
(2)
Từ (1) và (2) ta có v0 = v/5 = 1m/s, v’ = - 4m/s. Sau va chậm vật m chuyển động ngược trở lai, Còn vật M dao động điều hòa tắt dần.
Độ nén lớn nhất A0 được xác định theo công thức:
Chọn A.
Câu 7. Cho cơ hệ như hình bên. Biết M = 1,8kg, lò xo nhẹ độ cứng k = 100N/m. Một vật khối lượng m = 200g chuyển động với tốc độ v0 = 5m/s đến va vào M (ban đầu đứng yên) theo trục của lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa M và mặt phẳng ngang là μ = 0,2. Coi va chạm hoàn toàn đàn hồi xuyên tâm. Tốc độ cực đại của M sau khi lò xo bị nén cực đại là
A. 1 m/s B. 0,8862 m/s
C. 0,4994 m/s D. 0,4212 m/s
Lời giải:
Gọi V và v’ là vận tốc của M và m sau va chạm; chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của m. Ta có
Bảo toàn động lượng và bảo toàn động năng
mv0 = MV - mv’→ v’ = 9V – 5
Vị trí cân bằng mới cách vị trí cân bằng cũ một đoạn (xét về phía nén lò xo)
Khi vật ra vị trí lò xo nén lớn nhất cách VTCB cũ 1 đoạn
Tốc độ cực đại vm sau lần nén đầu tiên tại vị trí cân bằng mới được tính từ bảo toàn năng lượng:
Thay số ta tìm được: vm = 0,4994m/s
Chọn C
Câu 8. Một con lắc lò xo, lò xo có độ cứng 30 (N/m), vật nặng M = 200 (g) có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 100 (g) bắn vào M theo phương nằm ngang với tốc độ 3 (m/s). Sau va chạm hai vật dính vào nhau và làm cho lò xo nén rồi cùng dao động điều hoà theo phương ngang trùng với trục của lò xo. Gốc thời gian là ngay lúc sau va chạm, thời điểm lần thứ 2013 và lần thứ 2015 độ biến dạng của lò xo bằng 3 cm lần lượt là
A. 316,07 s và 316,64 s
B. 316,07 s và 316,39 s.
C. 316,32 s và 316,39 s
D. 316,32 s và 316,64 s.
Lời giải:
Ta có:
Vận tốc của hai vật sau va chạm mềm:
Trong một chu kỳ có 4 thời điểm đầu độ biến dạng của lò xo bằng 3cm (ứng với x = ±3 cm):
Sử dụng vòng tròn lượng giác ta tìm được thời điểm lần thứ 2013 và lần thứ 2015 độ biến dạng của lò xo bằng 3 cm lần lượt là:
Chọn B.
Câu 9. Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π (s), vật nặng là một quả cầu có khối lượng m1. Khi lò xo có chiều dài cực đại và vật m1 có gia tốc – 2 cm/s2 thì một quả cầu có khối lượng m2 = m1/2 chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 và có hướng làm cho lò xo bị nén lại. Vận tốc của m2 trước khi va chạm 3√3 cm/s. Khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là
A. 3,63 cm B. 6 cm
C. 9,63 cm D. 2,37cm
Lời giải:
Đáp án C
Biên độ dao động ban đầu của vât: amax = ω2A0; ω = = 1 rad/s ⇒ A0 = 2cm
Vận tốc của hai vật ngay sau khi va chạm là v1 và v2:
⇒ A = 0,04 m = 4cm.
Thời gian từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên tức khi m1 ở vị trí biên âm; (vật đi từ li độ A/2 đến li độ -A):
Quáng đường vật m1 đi được: S1 = 1,5A = 6cm
Sau va chạm m2 quay trở lại và đi được quãng đường: S2 = v2t = √3.2,1 = 3,63 cm
Khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là: S = S1 + S2 = 9,63cm.
Câu 10. Một lò xo có độ cứng k = 16 N/m có một đầu được giữ cố định còn đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng M = 240g đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Một viên bi có khối lượng m = 10g bay với vận tốc v0 = 10 m/s theo phương ngang đến gắn vào quả cầu và sau đó quả cầu cùng viên bi dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua ma sát và sức cản không khí. Biên độ dao động của hệ là
A. 5cm. B. 10cm.
C. 12,5 cm. D. 2,5 cm.
Lời giải:
Vận tốc của hệ hai vật sau khi va chạm
Quá trình va chạm không làm thay đổi vị trí cân bằng của hệ nên v = vmax
→ Biên độ dao động mới
→ Chọn A
Câu 11. Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kỳ T = 2π(s). Khi con lắc đến vị trí biên dương thì một vật có khối lượng m chuyển động cùng phương ngược chiều đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với con lắc. Tốc độ chuyển động của m trước va chạm là 2cm/s và sau va chạm vật m bật ngược trở lại với vận tốc là 1cm/s. Gia tốc của vật nặng của con lắc ngay trước va chạm là - 2cm/s2. Sau va chạm con lắc đi được quãng đường bao nhiêu thì đổi chiều chuyển động?
Lời giải:
Gọi m0 là khối lượng vật nặng của con lắc lò xo.
Gọi v0 là vận tốc của vật nặng con lắc lò xo ngay sau va chạm, v và v’ là vận tốc của vật m trước và sau va chạm: v = 2cm/s; v’ = -1cm/s.
Theo định luật bảo toàn động lượng và động năng ta có:
mv = m0v0 + mv’ (1’) ⇒ m0v0 = m(v – v’) (1)
(2’) ⇒ m0v02 = m(v2 – v'2) (2)
Từ (1) và (2) ta có v0 = v + v’ = 2 – 1 = 1cm/s.
Gia tốc vật nặng trước khi va chạm a = - ω2A, với A là biên độ dao động ban đầu
Tần số góc (rad/s), Suy ra - 2cm/s2 = -Acm/s2 ⇒ A = 2cm
Gọi A’ là biên độ dao động của con lắc sau va chạm với m. Quãng đường vật nặng đi được sau va chạm đến khi đổi chiều s = A + A’
Theo hệ thức độc lâp: x0 = A, v = v0 ⇒ A'2 = A2 + ⇒ A’ = √5 (cm)
Vậy s = 2 + √5 (cm). Chọn đáp án B.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Bài toán va chạm theo phương thẳng đứng trong con lắc lò xo hay và khó
- Bài toán kích thích Con lắc lò xo dao động bằng ngoại lực hay và khó
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều