Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) Vật Lí lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Đo độ dài (tiếp theo).

Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) Vật Lí lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài 1 - 2: Đo độ dài - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

1. Cách đo độ dài

- Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

- Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).

Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án
Quảng cáo

- Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.

Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

- Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật).

2. Cách ghi kết quả đo chính xác

      + Kết quả thu được phải là bội số của ĐCNN và có cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.

      + Phần thập phân của ĐCNN có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của kết quả đo cũng có bấy nhiêu chữ số (phải ghi kết quả đo chính xác đến ĐCNN của dụng cụ đo hay nói cách khác chữ số cuối cùng của kết quả đo phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo).

II. Phương pháp giải

Quảng cáo

1. Cách đặt thước và đọc kết quả

- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách. Tức là đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định. Tức là đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:

Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Trong đó:

   N là giá trị nhỏ ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo

   n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Ví dụ:

Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Dựa vào hình vẽ trên ta có:

   Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Vậy chiều dài của bút chì là:

Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án
Quảng cáo

2. Ước lượng và chọn thước đo cho thích hợp

- Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.

- Chọn thước đo:

      + Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).

      + Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.

Lưu ý: Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp. Chẳng hạn:

      + Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.

      + Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.

      + Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.

      + Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên