Lý thuyết, bài tập Lực, Hai lực cân bằng lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Lý thuyết, bài tập Lực, Hai lực cân bằng lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm và biết cách làm bài tập Vật Lí 6 Lực, Hai lực cân bằng.

Lý thuyết, bài tập Lực, Hai lực cân bằng lớp 6 (hay, chi tiết)

Quảng cáo

Bài giảng: Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Lực là gì?

- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

Lý thuyết Lực - Hai lực cân bằng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

- Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực.

2. Hai lực cân bằng

Quảng cáo

- Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều.

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Ví dụ: Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các đội kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

Lý thuyết Lực - Hai lực cân bằng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

II. Phương pháp giải

1. Nhận biết lực,

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép…

Quảng cáo

2. Xác định phương và chiều của lực

Căn cứ vào sự nhận biết lực, vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.

- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.

- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.

3. Cách xác định hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

- Chiều của hai lực phải ngược nhau.

- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.

Quảng cáo

Lưu ý:

      + Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng).

      + Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Một quả nặng được treo ổn định trên một sợi dây. Hỏi quả nặng đã chịu tác dụng của những lực nào? Xác định phương và chiều của mỗi lực đó?

Bài 2: Chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây? Hai lực cân bằng

A. là hai lực có cùng độ lớn, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật khác nhau.

B. là hai lực có cùng độ lớn, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào  1 vật.

C. là hai lực có cùng độ lớn, có cùng phương, cùng chiều, tác dụng vào 2 vật khác nhau.

D. là hai lực có cùng độ lớn, có cùng phương, cùng chiều, cùng tác dụng vào  1 vật.

Bài 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Bài 4: Cặp lực nào dưới đây không phải là hai lực cân bằng?

A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào tàu để tài đứng yên trên mặt nước.

B. Lực của hai bạn kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn.

Bài 5: Treo một vật nặng vào lò xo, thấy lò xo dãn ra. Trường hợp này có lực tác dụng vào quả nặng hay không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao ủa nặng lại đứng yên?

Bài 6: Lấy hai ngón tay ép hai đầu lò xo của bút bi lại. Nhận xét lực mà hai ngón tay tác dụng lên 2 đầu lò xo và lực lò xo tác dụng lên 2 đầu ngón tay?

Bài 7: Một xe tải nặng 5 tấn đang đứng yên trên đường.

a) Tại sao xe lại đứng yên?

b) Tính trọng lượng của xe?

c) Kể tên và cho biết phương chiều và độ lớn các lực tác dụng vào xe?

Bài 8: Cho biết phương, chiều và độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật nặng nằm trên sàn có khối lượng 1 kg?

Bài 9: Một quyển sách nặng 3 kg đang nằm yên trên mặt bàn.

a) Kể tên các lực tác dụng vào quyển sách, cho biết phương và chiều của các loại lực này?

b) Tại sao quyển sách lại nằm yên? Nhận xét phương và chiều, độ lớn của các lực tác dụng lên quyển sách?

Bài 10: Nêu kết quả tác dụng của lực lên vật trong hai trường hợp sau:

a) Dùng tay ép mạnh vào lò xo tròn làm lò xo bị móp.

b) Quả bóng bị ném từ trên cao rơi xuống đất bị nảy lên.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên