Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 24 - 25 có đáp án năm 2025 mới nhất
Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 24 - 25 có đáp án năm 2025 mới nhất
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Vật Lí lớp 6 năm 2025 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 24 - 25 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Câu 1: Sự nóng chảy là:
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng
Lời giải:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sự đông đặc là:
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
D. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng
Lời giải:
Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?
A. Nhiệt độ nóng chảy cùa các chất khác nhau là như nhau
B. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổi
C. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định
D. Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự giảm thể tích
Lời giải:
A – sai vì: Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
B –sai vì: Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi
C – đúng
D – sai vì: Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước
B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu
D. Đúc một cái chuông đồng
Lời giải:
Ta có: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
⇒ Việc đốt một ngọn đèn dầu không xảy ra sự chuyển thể trên ⇒ Không liên quan đến sự nóng chảy
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
Lời giải:
Nhiệt độ nóng chảy, và đông đặc của nước là giống nhau, cùng ở ,chỉ khác nhau ở chiều thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang rắn.
Nước đá sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở và nước cũng sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá) ở .
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó:
A. Không ngừng tăng
B. Không ngừng giảm
C. Mới đầu tăng, sau giảm
D. Không đổi
Lời giải:
Ta có: Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi
Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó không đổi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây
B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước
Lời giải:
Vì cục nước đá bỏ từ tủ ra ngoài, sau một thời gian nó sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng nên nó liên quan tới sự nóng chảy.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau
B. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy
C. Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi
D. Cả ba câu trên đều sai
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?
A. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật luôn thay đổiB.
B. Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn
C. Một chất đã đông đặc ở nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn
D. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó
Lời giải:
Vì tính chất của nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là:
- Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.
- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi
Ta suy ra:
A, B, C – sai
D – đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần. Khi tăng tới 800C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng. Mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tồn tại ở thể nào?
A. Chỉ có thể ở thể lỏng
B. Chỉ có thể ở thể rắn
C. Chỉ có thể ở thể hơi
D. Có thể ở cả thể rắn và thể lỏng
Lời giải:
Khi tăng tới 800C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Vậy khi đó băng phiến đang nóng chảy nên tồn tại có thể cả thế rắn và thể lỏng.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 26 + 27 có đáp án năm 2025 mới nhất
- Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 28 + 29 có đáp án năm 2025 mới nhất
- Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 1 - 2 có đáp án năm 2025 mới nhất
- Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 3 có đáp án năm 2025 mới nhất
- Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 4 có đáp án năm 2025 mới nhất
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều