Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện hay, có đáp án
Với Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện hay, có đáp án
A. Phương pháp giải
Dòng điện có tác dụng nhiệt: Khi dòng điện đi qua vật dẫn thì nó làm vật dẫn nóng lên.
Dòng điện có tác dụng phát sáng (tác dụng quang): Khi dòng điện đi qua bóng đèn điot, bóng đèn neon, bóng đèn sợi đốt… nó làm đèn sáng lên.
Dòng điện có tác dụng từ: Nó có thể làm lệch kim nam châm để gần dây dẫn có dòng điện chạy qua. Dòng điện đi qua cuộn dây có thể hút sắt, làm lệch phương của kim nam châm đặt gần nó.
Dòng điện có tác dụng hóa học: Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng, nó tách đồng ra khỏi dung dịch và tạo thành một lớp đồng bám vào thỏi than nối với cực âm.
Dòng điện có tác dụng sinh lý: Khi đi qua cơ thể người và động vật, dòng điện có thể gây co cơ, kích thích dây thần kinh, mạnh hơn có thể làm tim ngừng đập, thậm chí tử vong.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích?
A. Dòng điện làm nóng bầu quạt.
B. Dòng điện làm nóng dây tóc bóng đèn
C. Dòng điện làm nóng máy điều hòa
D. Cả ba vật trên, tác dụng nhiệt đều là vô ích.
Mỗi dụng cụ điện được con người sử dụng với mục đích khác nhau: quạt để tạo ra gió, bóng đèn để ánh sáng, điều hòa nhiệt độ làm mát không khí. Cả ba dụng cụ này khi hoạt động đều có tạo ra nhiệt là phần không có ích.
Chọn D
Ví dụ 2: Đèn Nêôn (đèn ống) hoạt động dựa trên nguyên lí nào?
A. Dòng điện làm dây tóc nóng lên và phát sáng.
B. Dòng điện làm vỏ bóng nóng lên và phát sáng.
C. Dòng điện làm chất khí trong đèn phát sáng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đèn ống hoạt động dựa trên tác dụng quang của dòng điện. Dòng điện làm chất khí trong đèn phát sáng.
Chọn C
Ví dụ 3: Câu nào sau đây sai?
A. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới khoảng 2500°C và phát sáng.
B. Khi nhiệt độ tăng tới 800°C thì mọi vật bắt đầu nóng chảy.
C. Người ta thường dùng Vônfram làm dây tóc bóng đèn.
D. Dòng điện có thể làm đèn điốt phát quang.
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau, không phải mọi chất đều nóng chảy ở 800°C. Ví dụ : dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới khoảng 2500°C và phát sáng nhưng dây tóc vẫn chưa bị nóng chảy.
Vậy ý B sai.
Chọn B
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nếu dùng phương pháp tinh luyện kim loại dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện thì ta có thể thu được kim loại nguyên chất ở đâu?
A. Cực âm nhúng trong dung dịch.
B. Cả cực âm và cực dương.
B. Cực dương nhúng trong dung dịch.
D. Lắng đọng dưới đáy bình.
Lời giải:
Phương pháp tinh luyện kim loại dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện thì ta có thể thu được kim loại nguyên chất ở cực âm.
Chọn A
Câu 2: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào là sai ?
A. Máy giặt hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
B. Rơle tự ngắt hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Có thể dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện để mạ điện.
D. Tác dụng sinh lí chỉ có hại đối với cơ thể.
Lời giải:
Tác dụng sinh lý của dòng điện không phải luôn có hại cho cơ thể. Tác dụng dinh lý của dòng điện đôi khi cũng có lợi cho cơ thể, trong y học có thể dùng để chữa bệnh.
Chọn D
Câu 3: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng từ
B. Tác dụng sinh lý
D. Tác dụng nhiệt
Lời giải:
Dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại do tác dụng sinh lý của dòng điện.
Chọn B
Câu 4: Hãy sắp xếp các thiết bị điện sau vào đúng cột tương ứng với tác dụng của dòng điện.
Máy giặt, bàn là điện, Bóng đèn compăc, pin, ắc qui, lò sưởi điện, nồi cơm điện, châm cứu điện, tinh luyện kim loại, bóng dèn LED, quạt điện, máy sấy tóc.
Lời giải:
Câu 5: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn ? Vì sao?
Lời giải:
Bóng đèn được sử dụng để tạo ra ánh sáng, vì vậy tác dụng quang của dòng điện khi đi qua bóng đèn là tác dụng quan trọng hơn.
Câu 6: Muốn mạ Niken cho một chiếc chìa khóa bằng thép người ta dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Nguyên tắc mạ như thế nào?
Lời giải:
Muốn mạ Niken cho một chiếc chìa khóa bằng thép người ta dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
Chiếc chìa khóa được nối với cực âm của nguồn điện, miếng kim loại Niken được nối với cực dương của nguồn điện. Cả chiếc chìa khóa và miếng Niken đều được nhúng vào dung dịch muối Niken. Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối niken thì sau một thời gian, nó tách Niken ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp niken bám trên vật nối với cực âm.
Câu 7: Khi dòng điện đi qua máy sấy tóc (như hình vẽ) thì dòng điện gây ra những tác dụng gì?
Lời giải:
Dòng điện đi qua máy sấy tóc gây ra tác dụng từ làm quay động cơ, và tác dụng nhiệt làm nóng dây nung. Như vậy có gió nóng thổi ra.
Câu 8: Trong y học, người ta đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện để châm cứu chữa một số bệnh? Hãy nêu nguyên tắc của việc châm cứu này?
Lời giải:
Trong y học, người ta đã sử dụng tác dụng sinh lý của dòng điện có cường độ nhỏ, thích hợp để châm cứu chữa một số bệnh.
Các điện cực được nối với các huyệt. Khi có dòng điện cường độ nhỏ đi qua các huyệt, sẽ kích thích các huyệt hoạt động và tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm đau, điều trị một số bệnh. Phương pháp này gọi là điện châm.
Câu 9: Cầu trì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Nêu nguyên tắc hoạt động của cầu trì. Em quan sát thấy trong mạch điện thực tế, cầu trì thường được mắc ở vị trí nào?
Lời giải:
Cầu trì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép thì dây chì nóng lên, chảy ra và dây chị bị đứt làm mạch điện bị ngắt. Cầu trì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện), trước khi vào nhà, trước các thiết bị tiêu thụ điện. Trên một số thiết bị có cầu chì (máy biến thế, ti vi….) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy.
Câu 10: Hãy nêu nguyên tắc hoạt động của chuông điện (hình vẽ). Nó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện.
Lời giải:
Nguyên tắc hoạt động của chuông điện: Khi nhấn nút A, dòng điện qua cuộn dây gây ra tác dụng từ của nam châm điện C, khiến búa bị hút gõ vào chuông
D. Khi đó tiếp điểm E hở, mạch điện bị ngắt, không có dòng điện qua nam châm điện nữa, nên búa B không bị hút nữa, nó quay về vị trí cũ. Tiếp điểm E lại được nối kín, mạch điện lại đóng lại, cứ như vậy tiếp tục, ta thấy tiếng chuông reo liên hồi.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 8: Bài tập về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 9: Bài tập Cách vẽ sơ đồ mạch điện hay, có đáp án
- Dạng 11: Cường độ dòng điện là gì, Bài tập Cường độ dòng điện có đáp án
- Dạng 12: Cách đổi đơn vị cường độ dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 13: Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)
- Dạng 14: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có ampe kế hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều