Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết



Bài viết Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì.

Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết

A. Phương pháp giải

Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.

Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) là hiện tượng hai dây dẫn chạm vào nhau và gây cháy nổ mạch điện (hình 1).

Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết

Quảng cáo

Để phòng tránh nguy hiểm khi sử dụng các thiết bị điện, trong các mạch điện phải có cầu chì hoặc cầu dao chống giật (rơle tự động) (hình 2).

Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thế nào gọi là hiện tượng đoản mạch?

 A. Dây điện bị đứt.

 B. Hai cực của nguồn bị nối tắt.

 C. Dây dẫn điện quá ngắn.

 D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.

Đoản mạch là khi hai cực của nguồn bị nối tắt

Chọn B

Quảng cáo

Ví dụ 2: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xảy ra điều gì?

 A. Hiệu điện thế không đổi.

 B. Hiệu điện thế tăng vọt.

 C. Cường độ dòng điện tăng vọt.

 D. Cường độ dòng điện không đổi.

Khi có đoản mạch thì cường độ dòng điện tăng vọt.

Chọn C

Ví dụ 3: Nguyên nhân nào khiến người ta thường dùng cầu chì, rơle tự ngắt?

 A. Để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.

 B. Để trang trí mạng điện trong gia đình.

 C. Cả A, B đều đúng.

 D. Cả A, B đều sai.

Người ta thường dùng cầu chì, rơle tự ngắt để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.

Chọn A

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi sửa chữa hoặc thay thế cầu chì?

 A. Thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện.

 B. Thay dây chì lớn hơn để lâu bị đứt.

 C. Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa.

 D. Thay cầu chì có cường độ ngắt mạch phù hợp với cường độ dòng điện của mạch điện.

Lời giải:

Khi sửa chữa hay thay thế cầu chì cần thay cầu chì có cường độ ngắt mạch phù hợp với cường độ dòng điện của mạch điện.

Chọn D

Quảng cáo

Câu 2: Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng:

 A. Dây dẫn điện bị đứt khiến dòng điện không qua được mạch điện.

 B. Dây dẫn điện bị bóc lớp cách điện gây nguy hiểm khi chạm tay vào.

 C. Dây dẫn điện chạm vào nhau ở các chỗ bị bóc lớp cách điện, khiến dòng điện có cường độ rất lớn có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn.

 D. Tất cả các hiện tượng trên.

Lời giải:

Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng dây dẫn điện chạm vào nhau ở các chỗ bị bóc lớp cách điện, khiến dòng điện có cường độ rất lớn có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn.

Chọn C

Câu 3: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra

 A. Làm cường độ dòng điện tăng vọt.

 B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.

 C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.

 D. Làm cháy các vật ở gần chỗ đoản mạch.

Lời giải:

Khi xảy ra đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch thường rất lớn, có thể làm cháy dây dẫn gây hỏa hoạn.

Chọn C

Câu 4: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau:

Đoản mạch hay ngắn mạch là hiện tượng khi hai đầu thiết bị điện bị nối tắt bằng dây dẫn (trên thực tế gọi là chập điện). Khi xảy ra đoản mạch,………….trong mạch thường rất lớn, có thể làm ……….dây dẫn gây hỏa hoạn.

Lời giải:

Đoản mạch hay ngắn mạch là hiện tượng khi hai đầu thiết bị điện bị nối tắt bằng dây dẫn (trên thực tế gọi là chập điện). Khi xảy ra đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch thường rất lớn, có thể làm cháy dây dẫn gây hỏa hoạn.

Quảng cáo

Câu 5: Hoàn thiện câu sau bằng cách điền cụm từ còn thiếu.

Cầu chì tự động ngắt mạch khi ………dòng điện tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

Lời giải:

Cầu chì tự động ngắt mạch khi cường độ dòng điện tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

Câu 6: Pin bị đoản mạch trong trường hợp nào? Hiện tượng đoản mạch có thể gây ra tác hại gì?

Lời giải:

Trong hình dưới, hai dây dẫn có vỏ học đã bị bong ra, các lõi dây điện chạm vào nhau làm nóng pin, hỏng pin.

Tác hại của hiện tượng đoản mạch: gây cháy, nổ mạch điện và có nguy cơ gây ra hỏa hoạn.

Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết

Câu 7: Trong mạch điện có mắc cầu chì, khi đoản mạch, dòng điện gây ra tác dụng nhiệt, dây dẫn nóng lên tới 3270

 C. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với dây chì và với mạch điện?

Lời giải:

Khi xảy ra đoản mạch, dòng điện gây ra tác dụng nhiệt, dây dẫn nóng lên tới 327°C bằng nhiệt độ nóng chảy của chì. Dây chì sẽ bị nóng chảy và đứt, còn mạch điện sẽ bị ngắt.

Câu 8: Hãy cho biết ý nghĩa của số ampe ghi trên mỗi cầu chì?

Lời giải:

Số ampe kế ghi trên cầu chì cho biết cường độ dòng điện lớn nhất có thể chạy qua cầu chì. Nếu quá dòng điện này, dây chì sẽ bị nóng chảy và đứt, mạch điện sẽ bị ngắt.

Câu 9: Tại sao ta không dùng cầu đồng, cầu sắt…. để ngắt mạch điện mà lại dùng cầu chì?

Lời giải:

Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra, cường độ dòng điện trong mạch tăng đột ngột, tác dụng nhiệt của dòng điện sẽ làm cho dây dẫn nóng lên. Chì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với đồng, sắt (chì ở 327°C) nên sẽ bị ngắt nhất.

Ngược lại, nếu dùng sắt và đồng (nhiệt độ nóng chảy cao hơn) chúng khó hoặc không bị đứt, dòng điện vẫn chạy trong mạch, gây cháy các thiết bị gây ra hỏa hoạn chết người.

Câu 10: Khi mắc điện vào một nhà mới xây dựng xong, người thợ điện đã lắp cầu chì như sau:

- Ngay sau công tơ: cầu chì 20A.

- Trước công tắc đèn: cầu chì 1A.

- Trước ổ cắm điện: cầu chì 3A.

Em hãy giải thích tại sao người thợ điện lại chọn các cầu chì đó để mắc vào vị trí đó.

Lời giải:

Mạch điện trong gia đình được mắc theo cách mắc song song, ngay sau công tơ là đoạn mạch chính. Dòng điện ở đó có cường độ bằng tổng cường độ các dòng điện đi trong các dụng cụ điện đang hoạt động của gia đình. Vì vậy, cầu chì ở đó phải chịu được cường độ dòng điện lớn nhất (20A).

Các dụng cụ dùng điện đều được mắc vào các mạch rẽ. Người ta có thể mắc hai, ba dụng cụ điện vào một ổ cắm điện, vì vậy cầu chì ở ổ cắm điện phải chịu được cường độ dòng điện lớn hơn cầu chị ở công tắc đèn.

D. Bài tập bổ sung

Bài 1: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:

A. Mạch điện có dây ngắn.

B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn.

C. Mạch điện không có cầu chì.

D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện.

Bài 2: Tại sao đường dây tải điện và trụ điện không bị đoản mạch khi trời mưa?

Bài 3: Đoản mạch là

A. hiện tượng xảy ra khi nối cực âm của nguồn điện với các thiết bị điện, tới cực dương của nguồn điện.

B. hiện tượng xảy ra khi nối cực dương của nguồn điện với các thiết bị điện, tới cực âm của nguồn điện.

C. hiện tượng xảy ra khi nối cực âm của nguồn điện với cực dương của nguồn điện mà không qua thiết bị điện.

D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.

Bài 4: Điền từ vào chỗ trống trong câu sau:

Hiện tượng………..là hiện tượng khi hai đầu thiết bị điện bị nối tắt bằng dây dẫn (trên thực tế gọi là chập điện). Khi xảy ra……….., cường độ dòng điện trong mạch thường……….., có thể làm cháy dây dẫn gây hỏa hoạn.

Bài 5: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?

A. Hư hỏng các thiết bị.

B. Gián đoạn hoạt động của hệ thống điện.

C. Tăng chiều dài dây dẫn điện.

D. Chỉ số trên công tơ tăng vọt.

Bài 6: Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng tránh hiện tượng đoản mạch?

A. Lắp đặt cầu chì ở mỗi công tắc hoặc ngay tại các thiết bị sử dụng điện.

B. Sử dụng các thiết bị có công suất cao cùng lúc.

C. Tăng chiều dài dây dẫn.

D. Dùng pin hay acquy để mắc vào dây dẫn.

Bài 7: Thế nào là hiện tượng đoản mạch (chập mạch) và tác dụng của cầu chì?

Bài 8: Khi bị đoản mạch thì

A. dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.

B. dòng điện trong mạch có cường độ nhỏ hơn.

C. điện trở của dây dẫn lớn hơn.

D. điện trở của dây dẫn nhỏ hơn.

Bài 9: Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi:

A. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.

B. Nối 2 cực của nguồn bằng dây đẫn có điện trở rất nhỏ.

C. Không mắc cầu chì cho một mạch điện kín.

D. Dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.

Bài 10: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và có thể gây ra những tác hại gì? Có cách nào để tránh được hiện tượng này?

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên