Bài tập thực hành, thí nghiệm về mạch điện hay, chi tiết
Với Bài tập thực hành, thí nghiệm về mạch điện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập thực hành, thí nghiệm về mạch điện
Bài tập thực hành, thí nghiệm về mạch điện hay, chi tiết
Bài tập tự luyện
Câu 1: Em hãy nêu một thí nghiệm chứng tỏ nước muối là một chất dẫn điện?
Lời giải:
Để chứng tỏ nước muối là một chất dẫn điện, ta có thể tiến hành thí nghiệm như sau:
• Dụng cụ cần có gồm:
+ Bình có đựng nước và một ít muối ăn.
+ Hai viên pin (dể tạo dòng điện)
+ Bóng đèn nhỏ
+ Dây dẫn bằng đồng vừa đủ và hai thanh đồng
• Các bước tiến hành:
Bỏ muối ăn vào bình đựng nước và khuấy cho muối tan hết.
Nối hai viên pin với hai thành đồng và bóng đèn rồi bỏ vào bình nước muối như hình vẽ:
• Nhận xét: Đèn sáng lên, chứng tỏ mạch điện là kín, nước muối cho dòng điện đi qua.
• Kết luận: Nước muối là chất dẫn điện.
Câu 2: Em hãy làm thí nghiệm: Cho dòng điện (do acquy cung cấp) chạy qua cuộn dây có lõi sắt. Đưa các đinh sắt tới gần lõi sắt.
a. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?
b. Thí nghiệm đó chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì? Nếu ta đổi chiều dòng điện chạy trong cuộn dây thì có gì thay đổi không? Tại sao?
c. Nếu ta ngắt dòng điện thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?
Lời giải:
a. Khi đưa các đinh sắt tới gần lõi sắt nằm trong cuộn dây có dòng điện một chiều chạy qua thì ta thấy các đinh sắt bị lõi sắt hút. Tại vì khi đó cuộn dây có lõi sắt đã trở thành một nam châm điện.
b. Thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. Nếu ta đổi ciều dòng điện thì không có hiện tượng gì khác xảy ra, lõi sắt vẫn hút được các đinh sắt. Tại vì dù dòng điện chạy theo chiều nào đi nữa thì cuộn dây trong lõi sắt vẫn trở thành nam châm điện.
c. Nếu ta ngắt dòng điện thì các đinh sắt không bị lõi sắt hút nữa, bởi vì khi đó lõi sắt không còn là nam châm nữa.
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau:
a. Quan sát màu sắc của hai thỏi than, từ đó cho cho biết bạc đã bám vào thỏi than nào? Cực A là cực dương hay cực âm của pin? Suy ra dòng điện qua dung dịch muôi bạc theo chiều nào?
b. Hiện tượng trên là kết quả của tác dụng nào của dòng điện? Nếu đổi chiều của pin, tức là cực A nối với thỏi than (II), cực B nối với thỏi than (I), thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?
Lời giải:
a. Quan sát ta thấy thỏi (I) có màu sáng, ta biết được thỏi than (I) được nối với cực âm (-) của nguồn điện.
- Suy ra cực A chính là cực (-), cực B chính là cực (+) của nguồn điện.
- Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc theo chiều từ cực (+) B qua thỏi than (II), qua dung dịch đến thỏi than (I) về cực (-) A.
b. Hiện tượng trên là kết quả của tác dụng hóa học của dòng điện. Nếu đổi chiều của pin tức là đổi chiều của dòng điện thì sẽ cảy ra hiện tượng là: Bạc không bám vào thỏi than (I) nữa mà nó sẽ bám vào thỏi than (II).
Câu 4: Làm thí nghiệm như sau: Đặt một kim nam châm thử (là một kim nam châm được đặt trên một mũi nhọn sao cho nó có thể quay tự do) gần một cuộn dây (trong có lõi sắt). Kim nam châm đang chỉ hướng Bắc – Nam địa lí như hình. Hãy cho biết hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đóng khóa K? Tại sao?
Lời giải:
Khi đóng khóa K thì kim nam châm bị hút bởi cuộn dây, nó không còn chỉ hướng Bắc – Nam nữa. Vì khi đóng khóa K, dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây trở thành một nam châm điện, nam châm điện tương tác với kim nam châm.
Câu 5: Trong giờ thực hành, một học sinh đã mắc sơ đồ thí nghiệm như sau.
Hãy chỉ ra chỗ sai trong sơ đồ mạch điện và mắc lại cho đúng.
Hãy dùng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện này
Lời giải:
Học sinh này đã nối sai hai nguồn điện nối tiếp. Cần mắc lại cực âm của nguồn này nối tiếp với cực dương của nguồn kia.
Sơ đồ mạch điện
Câu 6: Cho các dụng cụ sau:
Ba bóng đèn giống hệt nhau, Năm viên pin mới giống nhau, dây nối vừa đủ.
Hãy mắc mạch điện như các sơ đồ sau. Dự đoán độ sáng của các bóng đèn
Thử làm thí nghiệm và kiểm tra dự đoán của em có đúng k?
Từ đó rút ra cách làm cho nguồn điện mạnh hơn.
Lời giải:
a. Các dự đoán có thể có:
- Dự đoán 1: Độ sáng của ba bóng đèn như nhau.
- Dự đoán 2: Đèn ở sơ đồ b) và c) có độ sáng như nhau và mạnh hơn đèn ở sơ đồ a).
- Dự đoán 3: Đèn ở sơ đồ c) sáng nhất, sơ đồ a) sáng nhì, sơ đồ b) không sáng.
- ……….
b. Sau khi mắc xong mạch điện như các sơ đồ trong hình, làm thí nghiệm ta sẽ thấy độ sáng của đèn ở sơ đồ c) mạnh hơn nhiều so với độ sáng của của đèn ở sơ đồ a) và đèn ở sơ đồ b) không sáng.
Nhận xét:
- Nguồn điện có hai viên pin được nối cực (+) của viên pin này với cực (-) của viên pin kia như hình c) thì mạnh hơn nguồn chỉ có 1 viên pin như hình a).
- Nối hai viên pin mà cực (+) của viên pin này nối với cực (+) của viên pin kia và hai cực (-) nối với đèn thì đèn không sáng. Như vậy nó không trở thành nguồn điện.
c. Như vậy ta có thể rút ra được cách làm cho nguồn điện mạnh hơn như sau: Ta lấy nhiều viên pin và nối cực (+) của viên pin này với cực (-) của viên pin kia…tạo thành một dãy liên tiếp. Cách mắc nguồn như vậy gọi là mắc nối tiếp.
Câu 7: Một học sinh được yêu cầu mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ dưới đây. Giáo viên yêu cầu bạn đo cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế hai đầu nguồn điện? Em hãy giúp bạn học sinh đó tiến hành thí nghiệm. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và giải thích cách mắc các dụng cụ đo.
Lời giải:
Để đo cường độ dòng điện bạn cần dùng ampe kế, để đo hiệu điện thế bạn cần dùng vôn kế.
Từ sơ đồ giáo viên yêu cầu ta thấy các đèn được mắc như sau: Đ1 // (Đ2 nt Đ3 nt Đ4)
Vì vậy cần hai ampe kế và 1 vôn kế.
Mắc sơ đồ mạch điện như sau:
Ampe kế 1 đo cường độ dòng điện qua đèn 1.
Ampe kế 2 đo cường độ dòng điện qua đèn 2,3,4. Vì ba đèn này được mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện qua các đèn bằng nhau.
Vôn kế được mắc song song với nguồn điện để đo hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chứa nguồn.
Câu 8: Khi làm thí nghiệm về mắc mạch điện, một học sinh đã mắc như sau:
Hãy cho biết cách mắc nào đúng? Giải thích?
Lời giải:
Cách mắc như hình thứ nhất là đúng, cách mắc ở hình thứ hai sai, vì hai đầu của đèn được nối tắt bởi dây dẫn, như vậy sẽ gây ra hiện tượng đoản mạch.
Câu 9: Em hãy thiết kế một phương án thí nghiệm để chứng tỏ rằng cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp bằng với cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ điện.
Lời giải:
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Nguồn điện: pin hoặc acquy
+ Hai bóng đèn.
+ 1 công tắc
+ 1 Vôn kế
+ 1 Ampe kế
+ các dây nối đủ
Mắc sơ đồ mạch điện hai đèn nối tiếp:
Các bước thí nghiệm:
Bước 1: Mắc ampe kế trước đèn 1, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I1.
Bước 2: Ngắt khóa K, mắc ampe kế sau đèn 1 trước đèn 2, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I2.
Bước 3: Ngắt khóa K, mắc ampe kế sau đèn 1 sau đèn 2, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I3.
Bước 4: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đèn 1, bật khóa K, ghi lại giá trị U1
Bước 5: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đèn 2, bật khóa K, ghi lại giá trị U2
Bước 6: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đoạn mạch 2 đèn nối tiếp, bật khóa K, ghi lại giá trị U
Để kết quả thí nghiệm chính xác hơn nên lặp lại các bước trên 3 – 5 lần
Lập bảng số liệu như sau:
Từ bảng số liệu rút ra nhận xét.
Câu 10: Em hãy thiết kế một phương án thí nghiệm để chứng tỏ rằng cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ điện.
Lời giải:
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Nguồn điện: pin hoặc acquy
+ Hai bóng đèn.
+ 1 công tắc
+ 1 Vôn kế
+ 1 Ampe kế
+ các dây nối đủ
Mắc sơ đồ mạch điện hai đèn song song:
Các bước thí nghiệm:
Bước 1: Mắc ampe kế nối tiếp với đèn 1, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I1.
Bước 2: Ngắt khóa K, mắc ampe kế nói tiếp với đèn 2, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I2.
Bước 3: Ngắt khóa K, mắc ampe kế sau cả hai đèn (mạch chính), đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I.
Bước 4: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đèn 1, bật khóa K, ghi lại giá trị U1
Bước 5: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đèn 2, bật khóa K, ghi lại giá trị U2
Bước 6: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đoạn mạch 2 đèn song song, bật khóa K, ghi lại giá trị U
Để kết quả thí nghiệm chính xác hơn nên lặp lại các bước trên 3 – 5 lần
Lập bảng số liệu như sau:
Từ bảng số liệu rút ra nhận xét.
Câu 11: Cho các dụng cụ thí nghiệm được bố trí như hình vẽ. Biết A, B là hai cực của nguồn điện, hai thỏi than I, II, ampe kế mắc đúng với nguồn điện, bình đựng nước nguyên chất.
a. Kim của am pe kế có bị lệch không? Tại sao?
b. Pha một ít muối ăn vào nước, kim của ampe kế có bị lệch không? Tại sao? Nếu có hãy cho biết chiều dòng điện chạy qua dung dịch muối như thế nào?
Lời giải:
a. Kim của ampe kế không bị lệch, tức là nó chỉ số 0. Vì nước nguyên chất là chất cách điện nên không có dòng điện đi qua.
b. Khi pha một ít muối ăn vào nước, kim ampe kế bị lệch và chỉ một giá trị nào đó, tức là có dòng điện chạy qua dung dịch. Vì dung dịch muối ăn là chất dẫn điện.
Vì dòng điện đi vào chốt (+) của ampe kế nên dòng điện trong mạch có chiều đi từ A qua ampe kế qua thỏi than I và qua dung dịch muối ăn đến thỏi than II về cực B của nguồn điện. Vậy A được nối với cực (+) và B được nối với cực (-) của nguồn.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 17: Bài tập về Vôn kế cực hay (có lời giải)
- Dạng 18: Bài tập hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 19: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có Vôn kế hay, chi tiết
- Dạng 20: Hiện tượng đoản mạch là gì, tác dụng của cầu chì hay, chi tiết
- Dạng 21: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều