Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều (cực hay)

Bài viết Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều.

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều (cực hay)

A. Phương pháp giải

1. Chuyển động cơ học:

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay
Quảng cáo

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

- Một vật được coi là đứng yên(so với vật khác) khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

2. Các dạng chuyển động thường gặp:

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay

   Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.

3. Chuyển động đều

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay

   Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Quảng cáo

4. Chuyển động không đều

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay

- Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:

- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:

   Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay

+ Trong đó:

   S: là tổng quãng đường đi được

   t: tổng thời gian đi hết quãng đường đó.

B. Ví dụ minh họa

Quảng cáo

Ví dụ 1: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng trường là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Lời giải:

Đáp án: D

   Ban đầu khi viên đạn mới ra khỏi nòng súng, nó chuyển động thẳng. Sau đó do trọng lực nên nó sẽ chuyển động cong dần và rơi xuống đất.

Ví dụ 2: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các ô tô chuyển động đối với nhau

B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà

C. Các ô tô đứng yên đối với nhau

D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Lời giải:

Đáp án: C

   Vì các ô tô chuyển động cùng chiều cùng vận tốc nên sau một khoảng thời gian vị trí hai ô tô so với nhau không thay đổi. Do đó các ô tô đứng yên đối với nhau

Quảng cáo

Ví dụ 3: Dạng chuyển động của đầu kim giây đồng hồ là dạng gì?

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay

Lời giải:

   Chuyển động tròn đều. Đầu kim giây chuyển động tròn, với vận tốc không đổi nên nó chuyển động tròn đều.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Một vật chuyển động đều thì

A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.

B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.

C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.

D. vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.

Lời giải:

Đáp án: C

   Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian

Câu 2: Một vật chuyển động không đều thì :

A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.

B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.

C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.

D. vận tốc của vật giảm đều theo thời gian.

Lời giải:

Đáp án: B

   Chuyển động không đều là Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?

A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc

B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ

D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga

Lời giải:

Đáp án: C

- Đầu kim đồng hồ chuyển động trong những khoảng thời gian bằng nhau được những đoạn có độ dài bằng nhau.

- Vì vậy chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.

Câu 4: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?

A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

Lời giải:

Đáp án: A

   Khi xe đạp xuống dốc nó do lực hút của trái đất xe sẽ chuyển động nhanh dần. Nó không phải là chuyển động đều.

Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?

A. Chuyển động của quả sầu riêng rơi từ trên cây xuống

B. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

C. Chuyển động của bánh xe ô tô

D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

Lời giải:

Đáp án: B

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Trong các chuyển động kể trên thì chỉ có chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là có vận tốc không đổi theo thời gian.

Câu 6: Em hãy tìm 2 ví dụ về vật chuyển động có quỹ đạo là đường tròn?

Lời giải:

   Chuyển động của đầu kim giây đồng hồ và chuyển động đầu cánh quạt.

Câu 7: Lan và Hương đứng quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Lan thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Hương thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai? Tại sao?

Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều cực hay

Lời giải:

Hương đúng, Lan sai.

- Vì sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay.

- Do đo, so với tâm quay em bé đang chuyển động

Câu 8: Một ôtô chuyển động từ A đến B dài 120km với vận tốc 80km/h. Sau đó từ B ôtô quay lại A mất khoảng thời gian 2giờ. Tính vận tốc của ôtô trên quãng đường BA?

Lời giải:

- Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

   120 : 80 = 1,5 (giờ)

- Tổng thời gian ô tô đi từ A đến B rồi quay về A là:

   1,5 + 2 = 3,5 (giờ)

- Vận tốc trung bình của ô tô là:

   2.120 : 3,5 = 68,6 (km/h)

Đáp số: 68,6km/h

Câu 9: Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, người ta phóng lên mặt trăng một tia lade. Sau 2,66 giây máy thu nhận được tia lade phản hồi về mặt đất. ( Tia la de bật trở lại sau khi đập vào mặt trăng ). Biết rằng vận tốc tia lade là 300000km/s. Tính khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

Lời giải:

- Quãng đường lade đã đi được trong khoảng thời gian 2,66s là:

   2,66. 300000 = 798000 (km)

- Khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng là:

   798000:2 = 399000 (km)

Đáp số: 399000km

Câu 10: Một vận động viên bắn súng bắn một phát đạn vào bia cách chỗ người đó đứng là 330m. Khi viên đạn bắn trúng vào bia thì nó sẽ phát nổ. Thời gian từ lúc bắn đến lúc người đó nghe thấy tiếng đạn nổ (khi đạn ghăm vào bia) là 1,6s. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tính vận tốc trung bình của viên đạn?

Lời giải:

- Thời gian từ lúc viên đạn nổ đến khi người đó nghe được tiếng nổ là:

   330 : 330 = 1 (giây)

- Thời gian viên bạn bay từ điểm bắn đến bia là:

   1,6 – 1 = 0,6 (giây)

- Vận tốc trung bình của viên đạn là:

   330 : 0,6 = 550 (m/s)

Đáp số: 550m/s

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên