Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng (cực hay)

Bài viết Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng.

Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng (cực hay)

A. Phương pháp giải

Học sinh cần nắm được kiến thức về cơ năng, thế năng, động năng, định luật bảo toàn cơ năng

1. Cơ năng là gì?

- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.

- Đơn vị của cơ năng là Jun (J)

Quảng cáo

2. Thế năng:

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Chú ý: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. (thường chọn mặt đất làm mốc).

3. Động năng:

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

- Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0.

Chú ý:

   Thế năng và động năng là 2 dạng của cơ năng.

   Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.

Quảng cáo

4. Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng:

   Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.

5. Sự bảo toàn cơ năng:

   Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các vật sau , vật nào không có động năng ?

A. quả bóng nằm yên trên mặt sàn

B. quả bóng lăn trên sàn nhà

C. Máy bay đang bay

D. Con chim đang bay

Lời giải:

Đáp án: A

   Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0. Quả bóng đang nằm yên nên nó không chuyển động và nó không có cơ năng.

Quảng cáo

Ví dụ 2: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất )?

A. Chiếc lá đang rơi

B. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà

C. Thùng hàng nằm trên mặt đất

D. Quả bóng đang bay trên cao

Lời giải:

Đáp án: C

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.

- Thùng hàng nằm trên mặt đất nên thế năng của nó bằng 0, hay là không có thế năng.

Ví dụ 3: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng.Vì sao lò xo có cơ năng?

Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng cực hay

Hãy chọn câu đúng:

A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn

B. Vì lò xo có khả năng sinh công

C. Vì lò xo có khối lượng

D. Vì lò xo làm bằng kim loại

Lời giải:

Đáp án: B

   Lò xo bị biến dạng nên nó có thế năng đàn hồi. Thế năng này có khả năng sinh công nên lò xo có cơ năng.

Quảng cáo

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng hấp dẫn?

A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay

B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe

C. Một máy bay đang bay trên cao

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường

Lời giải:

Đáp án: C

- Máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay và ô tô đang chuyển động trên đường chỉ có động năng, còn thế năng hấp dẫn bằng 0.

- Chiếc ô tô đang đỗ trong bến xe không có cả động năng và thế năng.

- Chỉ có máy bay đang bay trên cao là có cả động năng và thế năng.

Câu 2: Trong các câu phát biểu về cơ năng sau câu phát biểu nào sai ?

A. Đơn vị của cơ năng là Jun.

B. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.

C. Động năng của vật có thể bằng không.

D. Lò xo bị nén có thế năng hấp dẫn.

Lời giải:

Đáp án: D

   Lò xo bị nén có thế năng đàn hồi, không phải thế năng hấp dẫn.

Câu 3: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung ? Đó là dạng năng lượng nào ?

Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng cực hay

- Hãy chọn câu đúng:

A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi

B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn

C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là Thế năng đàn hồi

D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn

Lời giải:

Đáp án: A

   Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung vì cánh cung bị uốn cong có khả năng thực hiện được một công. Đó là thế năng đàn hồi.

Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau ? Chọn phương án đúng.

A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất

B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất

C. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau

D. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc,cùng một độ cao và có cùng khối lượng

Lời giải:

Đáp án: D

- Thế năng của 1 vật phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao của vật ấy so với mốc. Còn động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Vì vậy cơ năng của một vật phụ thuộc vào chiều cao, khối lượng, vận tốc của vật.

- Nên hai vật chuyển động cùng một vận tốc,cùng một độ cao và có cùng khối lượng sẽ có cơ năng bằng nhau.

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ? Hãy chọn câu đúng nhất.

A. Mũi tên được bắn đi từ cung

B. Nước trên đập cao chảy xuống

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới

D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành

Lời giải:

Đáp án: D

Trường hợp 1: thế năng của cánh cung chuyển thành động năng của mũi tên

Trường hợp 2: thế năng hấp dẫn của nước chuyển thành động năng (nước chảy)

Trường hợp 3: thế năng hấp dẫn của viên bi chuyển thành động năng. Viên bi trên đỉnh dốc có thế năng lớn nhất và nó chuyển thành động năng khi viên bi lăn xuống dốc

Câu 6: Viên bi lăn trên một mặt phẳng nghiêng như trong hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất ?

Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng cực hay

Lời giải:

   Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào chiều cao của vật so với mặt đất. Nên khi viên bi ở vị trí A thì nó có thế năng hấp dẫn lớn nhất, còn khi nó ở vị trí C thì nó có thế năng hấp dẫn nhỏ nhất

Câu 7: Một con lắc được treo trên giá, người ta tác động để nó dao động. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất ?

Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng cực hay

Lời giải:

   Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào chiều cao của vật so với mặt đất. Nên khi con lắc ở vị trí A và C thì nó có thế năng hấp dẫn lớn nhất, còn khi nó ở vị trí B thì nó có thế năng hấp dẫn nhỏ nhất

Câu 8: Một lò xo treo vật m1 thì giãn một đoạn x1, cùng lò xo ấy khi treo vật m2 thì giãn đoạn x2. Biết khối lượng m1 < m2. Cơ năng của lò xo ở dạng nào? so sánh cơ năng của lò xo ở hai trường hợp?

Lời giải:

- Cơ năng của lò xo ở dạng thế năng. Lò xo bị giãn nên nó có thế năng đàn hồi.

- Do m1 < m2 nên ở trường hợp 2 lò xo bị giãn ra nhiều hơn nên thế năng đàn hồi của lò xo khi treo vật m2 lớn hơn khi treo vật m1.

- Do đó cơ năng của lò xo khi treo vật m2 lớn hơn khi treo vật m1

Câu 9: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng cực hay

Lời giải:

- Khi bắt đầu thả thì thế năng của vật là lớn nhất. Vật rơi xuống (độ cao giảm dần) thì thế năng của nó cũng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần. Ở đây thế năng đã chuyển hóa thành động năng.

- Khi vật chạm đất thì thế năng của nó bằng 0 và động năng của nó là lớn nhất, lúc này toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng.

Câu 10: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?

Lời giải:

- Khi chạm đất thì động năng của quả bóng lớn nhất và thế năng của nó bằng 0. Sau khi chạm đất quả bóng nảy lên và trong thời gian quả bóng nảy lên thì động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng (chiều cao so với mặt đất tăng).

- Khi động năng của quả bóng giảm xuống bằng 0 thì quả bóng sẽ rơi xuống mặt đất.

D. Bài tập bổ sung

Bài 1: Vật có cơ năng khi:

A. Vật có khả năng sinh công.

B. Vật có khối lượng lớn.

C. Vật có tính ì lớn.

D. Vật có đứng yên.

Bài 2: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng riêng.

C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Bài 3: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng.

B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.

C. Khối lượng và chất làm vật.

D. Vận tốc của vật.

Bài 4: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Bài 5: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.

B. Chiếc lá đang rơi.

C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.

D. Quả bóng đang bay trên cao.

Bài 6: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Khối lượng.

B. Vận tốc của vật.

C. Khối lượng và chất làm vật.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Bài 7: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay.

D. Viên đạn đang bay.

Bài 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất.

A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

D. Cả A, B và C.

Bài 9: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?

A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.

B. Vì lò xo có khả năng sinh công.

C. Vì lò xo có khối lượng.

D. Vì lò xo làm bằng thép.

Bài 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.

B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.

C. Một máy bay đang bay trên cao.

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên