Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 trang 14, 15, 16 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16

Quảng cáo

Tiết 1 (trang 14, 15)

Bài 1 (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.

CỬA SÔNG

(Trích)

Là cửa nhưng không then khoá

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

 

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

 

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhỏ bạc đầu

Chất muối hoà trong vị ngọt

Thành vùng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp loá đêm trăng.

 

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

 

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng... nhớ một vùng núi non...

(Quang Huy)

Quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16

Trả lời:

Em đọc văn bản. Chú ý các từ như: then khóa, cần mẫn, búng càng,…

Bài 2 (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nối từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của từ ở cột B.

Cửa sông

 

Khoảng đất bồi ven sông, ven biển.

Bãi bồi

Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng cửa sông giáp biển.

Sóng bạc đầu

Nước không bị nhiễm mặn.

Nước ngọt

Nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hoặc một dòng sông khác.

Nước lợ

Sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa

Quảng cáo

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16

Bài 3 (trang 14, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về cửa sông?

Trả lời:

- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về cửa sông: không then khóa, không khép lại bao giờ, mênh mông, sóng nước, mở ra bao nỗi đợi chờ.

Bài 4 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Theo nội dung bài thơ, cửa sông gắn bó với con người như thế nào?

Quảng cáo

Trả lời:

- Theo nội dung bài thơ, cửa sông gắn bó với con người: mang lại phù sa, nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng, là nơi tiễn người ra biển, gắn liền với bao nỗi đợi chờ, nhớ nhung.

Bài 5 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm hình ảnh nhân hóa ở khổ thơ cuối. Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó.

Trả lời:

- Hình ảnh nhân hóa ở khổ thơ cuối: Dù giáp mặt cùng biển rộng/ Cửa sông chẳng đứt cội nguồn; Lá xanh mỗi lần rơi xuống/ Bỗng… nhớ một vùng núi non.

- Tác dụng: Biện pháp nhân hóa khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư, tình cảm như con người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thủy chung chẳng dứt cội nguồn và nỗi nhớ về 1 vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết, chân thành. Tình cảm ấy thật đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành, tha thiết và tình nghĩa.

Bài 6 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Bài thơ muốn nói điều gì?

Trả lời:

- Bài thơ muốn ca ngợi vẻ đẹp của cửa sông, qua đó thể hiện tình cảm gắn bó, thủy chung không quên cội nguồn và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương.

Tiết 2 (trang 15, 16)

Bài 1 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào.

        (1) "Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. (2) Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. (3) Con chó chạy sải thì con khỉ gò lưng như người phi ngựa. (4) Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

(Đoàn Giỏi)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16

Trả lời:

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 22 trang 14, 15, 16

Bài 2 (trang 15, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Điền cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống để tạp câu ghép:

a. ……… trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời khá cao……… các cô chú công nhân vẫn tiếp tục làm đường.

b. Học sinh ………. chăm chỉ nghe và nói tiếng Anh thì các em …… nhanh giao tiếp được bằng tiếng Anh.

c. Gió biển ……. đem lại cảm giác mát mẻ, sảng khoái …….. nó ……… là một liều thuốc quý giúp chúng ta tăng cường sức khỏe.

Trả lời:

a.Mặc dù trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời khá cao nhưng các cô chú công nhân vẫn tiếp tục làm đường.

b. Học sinh càng chăm chỉ nghe và nói tiếng Anh thì các em càng nhanh giao tiếp được bằng tiếng Anh.

c. Gió biển vừa đem lại cảm giác mát mẻ, sảng khoái vừa là một liều thuốc quý giúp chúng ta tăng cường sức khỏe.

Bài 3 (trang 16, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết 3 – 4 câu giới thiệu về cửa sông trong bài thơ Cửa sông, trong đó có câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng.

Trả lời:

* Đoạn văn tham khảo:

        Cửa sông trong bài thơ Cửa sông của nhà thơ Quang Huy là một nơi rất đặc biệt. Đây là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả. Cửa sông không những đón nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành một vùng nước lợ cho cá tôm phong phú, cuộc sống ấm no mà nó còn là nơi tiễn người ra khơi, nơi con tàu chào mặt đất.

- Câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ: Cửa sông không những đón nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành một vùng nước lợ cho cá tôm phong phú, cuộc sống ấm no mà nó còn là nơi tiễn người ra khơi, nơi con tàu chào mặt đất.

Tiết 3 (trang 16)

Đề bài (trang 16, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào dàn ý đã lập ở Tuần 20, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

Trả lời:

* Bài văn tham khảo:

Đề 1: Dựa vào bài thơ Nàng tiên Ốc, viết bài văn miêu tả nàng tiên Ốc theo tưởng tượng của em.

        Cuộc gặp gỡ với nàng tiên Ốc đã làm cho em nhớ lại câu chuyện thú vị về nàng tiên này. Em đã mơ thấy nàng tiên Ốc trong một ngôi nhà nhỏ bên bờ biển, và nàng tiên này thật xinh đẹp và dịu dàng.

        Nàng tiên Ốc bước ra từ chiếc vỏ ốc xanh biếc của mình như một cô công chúa nhỏ. Cô có dáng vẻ cao ráo và thanh mảnh. Bộ váy màu xanh ngọc bích của nàng che kín đôi chân, và đôi guốc mộc màu nâu gỗ cao cao làm nổi bật vẻ đẹp của cô. Nàng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển và mềm mại.

        Ngoại hình quyến rũ không làm cho nàng tiên Ốc thiếu tính tốt bụng và chăm chỉ. Cô luôn giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là một bà lão nghèo khó và cô đơn. Hàng ngày, nàng tiên Ốc bước ra từ chiếc áo hình ốc của mình để giúp bà lão với mọi công việc. Cô lau chùi bàn ghế, quét dọn vườn tược, nhà cửa, trồng thêm rau, chăm sóc đàn lợn và nấu những món ăn ngon cho bà. Tất cả đều được thực hiện nhanh chóng và thành thạo, để nhà cửa luôn sạch sẽ và thú vị.

        Những hành động của nàng tiên Ốc khiến bà lão rất tò mò và tò mò về người đã giúp đỡ mình. Bà quyết định tìm ra ai đã làm việc nhà và giúp đỡ mình. Trong một ngày, khi bà quay lại từ đồng, bà thấy một cô gái xinh đẹp đang làm việc trong nhà. Bà nhanh chóng nhận ra rằng cô gái này chính là nàng tiên Ốc và vui mừng ôm cô, mừng rỡ nói: "Con ở lại đây và làm con gái của tôi nhé!"

        Từ đó, bà lão và nàng tiên Ốc sống hạnh phúc bên nhau. Bà lão trở thành một người mẹ hiền lành và tận tâm, trong khi nàng tiên Ốc xinh đẹp trở thành một người con hiếu thảo và ngoan ngoãn. Cuộc sống của họ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Đề 2: Viết bài văn tả một em bé đang ở tuổi tập nói mà em biết.

        Cu Tí là em bé sống ở bên cạnh nhà em. Bé hiện nay đã được hơn 10 tháng tuổi, đúng vào giai đoạn ê a tập nói rất nhiều.

        Cu Tí đáng yêu lắm. Mỗi lần em sang chơi, đều thấy bé đang nằm ngoan trong nôi. Chắc hẳn bé được gia đình yêu thương và quan tâm lắm, vì trông bé bụ bẫm đến vậy mà. Nhìn Tí rất bụ bẫm, cổ tay cổ chân nần nẫn nhưng ngấn. Da bé trắng hồng, mềm mại và mát lắm. Bàn tay, bàn chân bé trắng mềm, nhỏ xíu, có thể nằm trọn trong lòng bàn tay em. Vì vậy mà em thích bắt tay Tí lắm, và chắc bé cũng biết vậy, nên mỗi lần thấy em đều chủ động chìa tay ra cho em nắm lấy. Khuôn mặt của Tí tròn xoe, mới chỉ lưa thưa vài sợi tóc. Mẹ em bảo bé giống bố của bé lắm, nhưng em chẳng nhìn ra giống ở chỗ nào cả. Vì chú Hưng bố cu Tí có gương mặt chữ điền, đường nét góc cạnh và trông nghiêm túc lắm. Còn cu Tí thì có đôi mắt tròn xoe long lanh như mắt chú nai con. Cái mũi nho nhỏ tròn tròn, rồi hai cái má phúng phính như bánh bao vừa hấp chín. Cái miệng cu Tí đỏ hồng rất đáng yêu. Chẳng lúc nào em thấy cái miệng bé nhỏ đó nghỉ ngơi cả. Lúc thì ê ê a a kể chuyện, lúc thì cười khanh khách khoái chí, lúc thì nhai cái này, ăn cái kia. Thật là chăm chỉ. Vì còn nhỏ, nên cu Tí thường chỉ mặc bỉm hoặc quấn tã, ít khi mặc áo quần lắm. Có một lần cu Tí sang nhà em tham gia sinh nhật của em, thì mới thấy cu mặc bộ áo vest bé xíu trông đáng yêu cực kì.

        Cu Tí tuy không phải em ruột của em, nhưng em vẫn rất yêu quý em ấy, Mong rằng cu Tí sẽ lớn lên thật khỏe mạnh và vui vẻ, để sớm được cùng em đi chơi, đi học mỗi ngày.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên