Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 31 trang 46, 47, 48, 49
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 trang 46, 47, 48, 49 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 31 trang 46, 47, 48, 49
Bài 1 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.
ÁI QUỐC
(Trích)
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước ta!
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn nghìn năm dãi gió dầm mưa.
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm.
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt
Dải Cửu Long quanh quất miền Tây
Một tòa san sát xinh thay
Bên kia Vân, Quảng bên này Côn Lôn.
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu…
(Phan Bội Châu, 1911)
Thiên: bài, khúc; một thiên ái quốc: một bài ca yêu nước.
Ông cha… lọ vàng: ý nới đất đau thuộc lãnh thổ quốc gia là tài sản vô cùng quý giá (lấy từ câu Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim: mỗi tấc đất của tổ quốc như một tấc vàng).
Tiền vương: các vua đời trước, cũng chỉ các thế hệ trước trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bốn nghìn năm: theo truyền thuyết, nước ta được thiết lập cách đây 4000 năm , ngày nay thành cách nói tượng trưng (thực tế nước ta được thiết lập khoảng thế kỉ VII TCN, cách đây 2700 năm).
Đại Hải: biển lớn, chỉ Biển Đông.
Vân, Quảng: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông – các tỉnh phía nam của Trung Quốc, tiếp giáp nước ta.
Côn Lôn: đảo Côn Lôn (nay thuộc huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu); đầu thế kỉ XX, Côn Lôn được coi là cực nam của nước ta.
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các từ ngữ khó, tên các địa danh,…
Bài 2 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Câu Trang nghiêm bốn mặt sơn hà có nghĩa là gì?
A. Đất nước ta có núi sông hùng vĩ.
B. Địa hình nước ta toàn những núi và sông.
C. Đất nước ta bốn phía đều có núi và sông bao bọc.
D. Lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thiêng liêng.
Trả lời:
- Đáp án: D
Bài 3 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Thành ngữ “dãi gió dầm mưa” trong bài có nghĩa là gì?
A. Đất nước ta có nhiều gió và mưa.
B. Đất nước ta có khí hậu khắc nghiệt.
C. Cha ông ta biết bao khó nhọc để xây dựng đất nước.
D. Đất nước ta bị thực dân đô hộ suốt bốn nghìn năm.
Trả lời:
- Đáp án: D
Bài 4 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Hai câu “Biết bao công của người xưa/ Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm có nghĩa gì?
A. Mỗi tấc đất của Tổ quốc đều thấm đẫm bao công lao khó nhọc của người xưa.
B. Đất nước ta là một khối không chỉ chia cắt.
C. Cha ông ta trồng nhiều dưa và nuôi nhiều tằm từ xưa.
D. Khí hậu nước ta phù hợp với việc trồng dưa nuôi tằm.
Trả lời:
- Đáp án: A
Bài 5 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung đoạn thơ, theo em vì sao người Việt Nam phải yêu nước?
Trả lời:
- Dựa vào nội dung đoạn thơ, theo em người Việt Nam phải yêu nước vì chúng ta được sống trong nền độc lập như ngày hôm nay là nhờ vào công lao của cha ông ta.
Bài 1 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dùng các thông tin bên dưới, viết câu có dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
tương truyền rằng là của Lý Thường Kiệt, với ý nghĩa là đất nước được độc lập lâu dài, một gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một triều đại do người Mông Cổ lập ở Trung Quốc sau khi họ thôn tính Trung Quốc. |
Trả lời:
Bài 2 (trang 48, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tự tìm các thông tin phù hợp rồi dùng dấu gạch ngang để viết lại câu có thành phần chú thích, giải thích cho từ ngữ in nghiêng.
Trả lời:
Bài 3 (trang 48, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết 2 – 3 câu có sử dụng dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích về một vị anh hùng dân tộc hoặc một di tích lịch sử quốc gia.
Trả lời:
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người cha già kính yêu của nhân dân. Bác đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bác Hồ luôn là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, phong cách giản dị, gần gũi, luôn yêu thương, quan tâm đến mọi người.
Bài 1 (trang 49, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Lập dàn ý phần thân bài cho đề văn tả một vùng phong cảnh mà em có dịp quan sát.
G: Vùng phong cảnh có thể là một thắng cảnh (cảnh đẹp nói tiếng), như Hạ Long, Bái Tử Long, Ba Bể, Hương Sơn, Núi Cấm, Núi Đá Dựng.... cũng có thể là một vùng mà em có dịp quan sát: một làng quê Bắc Bộ, một miệt vườn Nam Bộ, một vùng đối trung du, một làng chài ven biển, một thung lũng vùng núi cao,... Em nên chọn cảnh ở một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó.
Trả lời:
* Thân bài tả cảnh hoàng hôn trên biển:
1. Tả bao quát:
- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt
- Mọi người chuẩn bị về
- Đèn đường bắt đầu mở
2. Tả chi tiết:
a. Khi mặt trời chưa lặn:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm
- Những chú chim ríu rít bay lượn
- Nước biển trong xanh
- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả
- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn
- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.
b. Khi mặt trời lặn
- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa
- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời
- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.
- Nước biển từ từ chuyển màu
- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người
- Những người tắm biển dần dần đi về.
Bài 2 (trang 49, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Chọn một ý trong dàn bài để viết thành 1 – 2 đoạn văn.
Trả lời:
Hoàng hôn bắt đầu khi mặt trời bắt đầu lùi về cuối núi. Những tia nắng cuối của ngày tất cả chạy vội về nhà theo lời gọi của mặt trời. Cả vùng mây trời và mặt biển chuyển sang màu đỏ ối. Màu đỏ này không giống màu đỏ cam lúc bình minh đâu. Nó sẫm hơn và mang chút gì đó nặng nề hơn. Những cơn gió cũng thổi càng lúc càng mạnh. Hàng dừa cao cứ thế ngả nghiêng nghiêng ngả, tán lá vốn đã xác xơ nay lại càng xác xơ hơn nhiều.
Lúc này, nước biển chuyển sang màu xanh sẫm đến như là đen tuyền của màu đen. Những cơn sóng cũng chẳng thể nhìn rõ màu sắc. Chỉ đến khi chúng lao vào đến vỡ cát, vỡ tan thì em mới thấy. Nhưng sự hiện diện của chúng vẫn vô cùng mạnh mẽ qua âm thanh oàm oạp, rì rào ầm ĩ. Không khí mỗi lúc một lạnh lẽo hơn vì thiếu đi nắng ấm. Mặt cát bắt đầu ẩm ướt dần, không còn tơi mịn như lúc chiều vì sương dần buông.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT