Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35 trang 62, 63, 64
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 trang 62, 63, 64 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
- Bài 1 trang 62 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 2 trang 62 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 3 trang 63 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 4 trang 63 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 5 trang 63 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 1 trang 63 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 2 trang 63 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 3 trang 63 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 4 trang 64 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 5 trang 64 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 35 trang 62, 63, 64
I. ĐỌC – HIỂU
ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng Ba, tháng Tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hồ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá, giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
(Theo Mai Vân Tạo)
Bài 1 (trang 62, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Bài đọc nhắc đến mưa ở Cà Mau vào thời gian nào?
Trả lời:
Bài 2 (trang 62, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Mưa ở Cà Mau có đặc điểm gì khác thường?
A. Đột ngột, dữ dội và kéo dài.
B. Đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh
C. Lất phất vài hạt rồi tạnh hẳn
D. Rả rích dài ngày.
Trả lời:
- Đáp án: B
Bài 3 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Ghi lại 2 đặc điểm giúp cây cối ở Cà Mau chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt?
Trả lời:
- Đặc điểm giúp cây cối ở Cà Mau chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt:
+ Cây quây quần thành chòm, thằng rặng
+ Rễ phải dài, phải cắm sâu trong lòng đất
Bài 4 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào? Theo em, điều gì đã góp phần hun đúc nên tính cách đó của họ?
Trả lời:
- Người dân Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ.
- Điều góp phần hun đức nên tính cách của họ: do khí hậu khắc nghiệt, hoàn cảnh sống khó khăn: dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trêm cạn “hổ rình xem hát” và tình yêu quê hương, mong muốn khai phá, giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc.
Bài 5 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đặt tên cho 3 đoạn văn trong bài.
Trả lời:
II. VIẾT
Bài 1 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết 2 từ có thể thay thế cho từ lẻ trong câu sau:
Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời.
Trả lời:
- 2 từ có thể thay thế cho từ lẻ: trơ trọi, đơn côi.
Bài 2 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Cây bình bát, cây bần cũng phải cũng quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất.
B. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
C. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.
D. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá, giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Trả lời:
- Đáp án: A
Bài 3 (trang 63, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trong câu sau, từ mũi được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Trả lời:
- Từ mũi trong câu được dùng với nghĩa chuyển.
Bài 4 (trang 64, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đặt 1 – 2 câu có từ mũi được dùng với nghĩa chuyển.
Trả lời:
- Mũi thuyền lao về phía trước.
- Mũi kéo rất nguy hiểm.
Bài 5 (trang 64, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Lựa chọn một trong hai đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn tả thầy giáo (hoặc cô giáo) của em.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện khiến em xúc động, trong đó có những chi tiết sáng tạo.
Trả lời:
* Bài văn tham khảo:
Đề 1: Viết bài văn tả thầy giáo (hoặc cô giáo) của em.
Có những hình ảnh nào khiến bạn nhớ mãi không quên trong cuộc đời hay không? Với tôi thì có, đó là hình ảnh thầy giáo tôi đứng trên bục giảng, giảng bài hàng ngày.
Thầy giáo dạy tôi môn Toán năm lớp bốn là một người hiền dịu và tận tâm vô cùng. Thầy có dáng người cao gầy, mái tóc đen cao để lộ vầng trán cao. Thầy khá giản dị, hàng ngày đến lớp, thầy thường mặc những chiếc áo công sở cùng quần đen dài, nhìn thầy lúc nào cũng tràn đầy nét trí thức và nghiêm túc.
Khi vào mỗi tiết học, thầy đều bước vào lớp, nở một nụ cười tươi đầy trìu mến và chào lớp để bắt đầu một bài học mới. Những dòng tên đề bài đều được thầy viết to và đậm nét bằng nét chữ uốn lượn, để lại cho chúng tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc. Từng dòng đề mục, từng lĩnh vực kiến thức hiện lên trên mặt bảng. Thầy giảng giải cho chúng tôi cặn kẽ, từng li từng tí bằng giọng nói to, rõ ràng. Thầy chỉ cho chúng tôi hiểu vì sao chỗ này lại như vậy, vì sao chỗ kia lại không, cho đến khi chúng tôi hiểu mới thôi.
Khi chúng tôi chăm chú làm bài tập, thầy nhẹ nhàng đi qua từng dãy bàn, quan sát học trò mình làm bài. Khi có bạn nào làm chưa đúng, thầy đều chỉ ra lỗi sai và sửa cho bạn. Thầy sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc, những câu hỏi của chúng tôi và giải đáp chúng một cách cặn kẽ và dễ hiểu.
Trong mỗi tiết học, dù là học môn Toán, một môn học tưởng chừng như khô khan nhưng nhờ có thầy mà những tiết học đã trở nên đầy lí thú và tràn ngập niềm vui. Thầy thường lấy những ví dụ sinh động, hài hước để cả lớp có một tinh thần thoải mái trong giờ học.
Mỗi tiết học của thầy đều để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi cho đến tận bây giờ. Dù không còn được học thầy, nhưng hình ảnh người giáo viên trong mỗi giờ học ấy vẫn luôn tồn tại trong trái tim tôi.
Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện khiến em xúc động, trong đó có những chi tiết sáng tạo.
Tôi tuy là một tảng đá vôi nhưng cuộc đời của tôi lại rất dài. Tôi không phải là một tảng đá vôi bình thường như bao tảng đá khác. Bỏi vì xưa kia tôi chính là một con người.
Hồi đó, nhà họ Cao chúng tôi có hai anh em. Tôi và anh của tôi. Chúng tôi giống nhau như đúc, đến nỗi người ngoài không thể phân biệt được ai là anh, ai là em. Hai anh em tôi hơn nhau một tuổi và rất thương yêu, quý trọng nhau. Những tháng năm được sống vui vầy bên cha mẹ, bên người anh ruột thịt là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong đời tôi. Nhưng những ngày tháng êm đềm ấy không cùng tôi suốt cuộc đời. Khi hai anh em tôi mới mười bảy, mười tám tuổi thì cha mẹ chúng tôi đều lần lượt qua đời. Từ đó, chúng tôi lại càng yêu quý nhau hơn trước.
Không được cha mẹ dạy dỗ cho nữa, tôi và anh tôi đến xin học tại ông thầy họ Lưu. Chúng tôi đều cố gắng chăm chỉ học hành nên được thầy Lưu yêu như con. Thầy Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười sáu, mười bảy rất xinh đẹp, dịu dàng, con gái trong vùng ít ai sánh kịp. Từ khi hai anh em tôi đến học, cô gái có vẻ quấn quýt với hai anh em chúng tôi lắm. Một hôm, nhà nấu cháo, cô gái múc một bát cháo và một đôi đũa mời chúng tôi ăn. Cầm bát cháo từ tay cô gái, tôi nghĩ: "Anh mình lớn hơn mình, vì vậy mình phải nhường cho anh ăn trước mới phải.". Nghĩ vậy, tôi bèn mời anh ăn trước. Sau đó, anh tôi đã lấy cô gái làm vợ. Việc mời ãn cháo chính là một cái cớ để cô gái phân biệt được chúng tôi ai là anh, ai là em. Cũng từ khi anh tôi lấy vợ, tôi cảm thấy rằng tình cảm anh em giữa chúng tôi hình như không được thắm thiết như trước nữa thì phải. Tôi buồn lắm nhưng anh tôi vẫn vô tình không để ý đến. Một buổi chiều nọ, anh và chị dâu đã đi vắng, tôi ngồi trước cửa và nhìn ra khu rừng xa xa. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy mình là đồ thừa trong cái gia đình nhỏ bé, hạnh phúc này.
Vừa tủi thân, lại cảm thấy thật cô đơn, tôi vùng đứng dậy ra đi. Tôi cứ đi mãi, đi mãi đến khi rừng già ở trước mắt. Theo con đường mòn, tôi đi thẳng vào rừng. Trời đã tối, trăng đã lên cao. Tôi đi mải miết cho tới khi gặp một con suối rộng, nước sâu và xanh biếc trong rừng. Không thể lội qua được, tôi đành ngồi nghỉ bên bờ. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm. Đêm đã khuya, sương lạnh rơi xuống mỗi lúc một nhiều. Những giọt sương cứ thấm dần, thấm dần vào da thịt tôi. Cuối cùng tôi đã chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành tảng đá vôi như bây giờ. Tôi có ngờ đâu, anh tôi về nhà, không thây tôi đâu bèn vội vàng đi tìm nhưng không nói cho ai biết cả. Cũng theo con đường tôi đã đi. Anh cũng tới được con suối rộng, nước xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng vàng. Không lội qua được nữa, anh tôi bèn ngồi xuống, tựa lưng vào tảng đá bên bờ suối. Anh có ngờ đâu tảng đá ấy chính là đứa em ruột thịt của mình. Anh cứ ngồi đấy gọi tên tôi, những giọt sương từ cành lá rơi lã chã xuống vai áo anh, thấm vào da thịt anh. Anh tôi đã ngất đi và chết cứng, biến thành một cái cây không cành mọc thẳng lên bên tảng đá. Cái cây cứ rì rào, rì rào, tán lá trên cao như nói lời xin lỗi muộn màng. Anh ơi, em sẵn sàng tha thứ cho anh bởi vì chúng ta là ruột thịt của nhau, chính em phải nói lời xin lỗi với anh. Tôi chỉ muốn hét thật to lên như vậy. Nhưng đâu còn thời gian nữa, giờ đây, tôi đã biến thành tảng đá. Đá thì làm sao nói được.
Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu.
Ở nhà, chị dâu tôi chẳng thấy chồng đâu, cũng chẳng thấy em đâu bèn tất tả đi tìm. Bước thấp, bước cao. Cuối cùng chị cũng tới được con suối trong rừng. Cũng như anh em tôi, không lội qua được, chị đành ngồi lại bên bờ tựa lưng vào cái cây. Chị ơi, cái cây chị đang tựa vào chính là chồng của chị đấy. Tôi rất muốn nói cho chị biết điều đó. Chị dâu tôi cứ ngồi đấy, than khóc, vật vã. Chưa đầy nửa đêm, chị đã mình gầy xác ve, thân dài lêu nghêu biến thành cây leo cuốn chặt lấy cây không cành, về sau, chuyện chúng tôi đến tai mọi người, ai nấy đểu thương xót. Dân trong vùng gọi tôi là đá vôi, anh tôi là cây cau còn người chị dâu là cây trầu. Tôi cũng rất mong rằng bây giờ cũng sẽ có những tình cảm anh em vợ chồng gắn bó như chúng tôi đây.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT