Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 25 trang 24, 25, 26

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 trang 24, 25, 26 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 25 trang 24, 25, 26

Quảng cáo

Tiết 1 (trang 24, 25)

Bài 1 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc

NGHE CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

        Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân có đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Buổi tối, đi thuyền trên sông Hương nghe ca Huế là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với tất cả những ai đặt chân tới vùng đất này.

        Khi hoàng hôn mỗi ngày buông xuống, bến tàu gần cầu Trường Tiền thật nhộn nhịp. Hàng chục thuyền rồng tấp nập đón khách nghe hát. Thuyền rời bến xuôi dòng sông Hương khi du khách đã ngồi kín khoang. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga, rực rỡ trong ánh đèn màu. Ra đến giữa dòng, thuyền tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh, thơ mộng cho dòng sông. Chương trình ca Huế được bắt đầu.

        Mở đầu là một vài khúc nhã nhạc cung đình – một thể loại nhạc phục vụ trong cung đình thời phong kiến xưa. Lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái, cuốn hút người nghe bởi sự trang trọng nhưng không thiếu phần gần gũi. Tiếp đến là các làn điệu dân ca Huế với điệu Lí mười thương, Lí giao duyên,... Du khách được đắm mình trong không gian nghệ thuật đậm chất cố đô. Các diễn viên, nhạc công đều là những nam thanh nữ tú trong bộ áo dài, khăn xếp truyền thống vô cùng lịch sự và tao nhã. Các nhạc cụ được sử dụng là đàn tranh, đàn tì bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo và cặp sênh tiền để gõ nhịp. Ngoài ra, có một nhạc cụ rất đặc biệt là những chiếc tách uống trà, được dùng làm bộ gõ, kết hợp cho các bài hát có tiết tấu nhanh, mạnh, nghe rất vui tai.

Quảng cáo

        Giữa một không gian không thể yên bình hơn, ngồi tựa mạn thuyền rồng, nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào say đắm cất lên trên bồng bềnh sông nước, thật là một thủ chơi nghệ thuật tinh tế của những người yêu Huế.

(Theo Hà Thanh Huyền)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 25 trang 24, 25, 26

Tao nhã: vẻ thanh cao, trang nhã, lịch sự.

Cặp sênh tiền: nhạc cụ gõ để hoà tấu, giữ nhịp, làm bằng thanh gỗ cứng, một đầu có đình gắn những đồng tiền xu.

Trả lời;

Em đọc văn bản, chú ý các từ khó như: tao nhã, cặp sênh tiền,…

Quảng cáo

Bài 2 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nghệ thuật ca Huế của người dân cố đô được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

- Nghệ thuật ca Huế của người dân cố đô được giới thiệu: Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân có đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay.

Bài 3 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nghe ca Huế trên sông Hương, du khách được thưởng thức nghệ thuật trong khung cảnh thế nào?

Trả lời:

- Nghe ca Huế trên sông Hương, du khách được thưởng thức nghệ thuật trong khung cảnh: không gian yên tĩnh, thơ mộng, thành quách hai bên bờ sông nguy nga, rực rỡ trong ánh đèn màu.

Bài 4 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Qua bài đọc tác giả muốn nói điều gì? Chọn ý đúng nhất hoặc ý kiến của em.

A. Giới thiệu về một loại hình ca hát của người dân xứ Huế.

B. Ca ngợi nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Huế.

Quảng cáo

C. Cách thưởng thức nghệ thuật ca Huế trên sông Hương làm nên một bản sắc văn hóa của vùng đất cố đô.

Ý kiến của em…………………………………………………………………………………..

Trả lời:

- Ý kiến của em: C

Bài 5 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc, tưởng tượng em dự một buổi trình diễn ca Huế trên sông Hương, viết đoạn văn (4 – 6 câu) kể lại sự việc đó.

Trả lời:

        Buổi trình diễn ca Huế trên sông Hương mà em được cùng mẹ trải nghiệm vào hè năm ngoái khi về thăm Cố Đô là một kỉ niệm mà em nhớ mãi. Em và mẹ ngồi trên thuyền rồng chầm chậm rời bến, Huế về đêm lung linh huyền diệu với cầu Tràng Tiền lấp lánh đủ màu sắc. Chiếc thuyền chầm chậm trôi trên dòng sông Hương cũng là lúc buổi trình diễn được bắt đầu. Mở đầu sẽ là một vài khúc nhã nhạc cung đình, sau đó là các làn điệu dân ca Huế với điệu Lí mười thương, Lí giao duyên. Em chăm chú nhìn theo các diễn viên, nhạc công mà say mê, họ mặc những bộ áo dài, khăn xếp truyền thống rất lịch sự và tao nhã. Xung quang là biết bao nhiêu khách nước ngoài nhưng em thấy ai đó đều thích thú, như cuốn theo từng giao điệu ngọt ngào, sâu lắng.

Tiết 2 (trang 25, 26)

Bài 1 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Gạch dưới từ ngữ được thay thế bằng từ in đậm trong mỗi đoạn văn sau:

a. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương)

b. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, đã bị cái bồng bềnh của sóng gió làm say... mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng? Chúng báo hiệu đất liền, báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đằng. (Theo Vũ Hùng)

c. Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. (Theo Phạm Lê Hải Châu)

d. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. (Theo Hữu Mai)

Trả lời:

a. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương)

b. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, đã bị cái bồng bềnh của sóng gió làm say... mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng? Chúng báo hiệu đất liền, báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đằng. (Theo Vũ Hùng)

c. Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. (Theo Phạm Lê Hải Châu)

d. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. (Theo Hữu Mai)

Bài 2 (trang 26, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trong các đoạn văn ở bài tập 1, đoạn nào có từ ngữ thay thế là đại từ, đoạn nào có từ ngữ thay thế là danh từ?

Đoạn ………….. có từ ngữ thay thế là đại từ.

Đoạn …………... có từ ngữ thay thế là danh từ.

Trả lời:

- Đoạn a, b có từ ngữ thay thế là đại từ.

- Đoạn d có từ ngữ thay thế là danh từ.

Bài 3 (trang 26, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm từ ngữ thay thế thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong đoạn văn.

a. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những ruộng rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ bay ra đến bờ sông…….. cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bướm vàng. (Theo Vũ Tú Nam)

b. Ngày trước, hội đua voi có khi kéo dài đến hai ba ngày…….. là một dịp vui chơi và trổ tài huấn luyện, điều khiến voi của đất Tây Nguyên thượng võ. (Theo Lê Tấn)

c. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh thẫm……. …kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất.

(Theo Go-rơ-ki)

Trả lời:

a. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những ruộng rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bướm vàng. (Theo Vũ Tú Nam)

b. Ngày trước, hội đua voi có khi kéo dài đến hai ba ngày Đây là một dịp vui chơi và trổ tài huấn luyện, điều khiến voi của đất Tây Nguyên thượng võ. (Theo Lê Tấn)

c. Con tàu màu gạch tươi đi ngược dòng sông, bánh lái uể oải khuấy động mặt nước xanh thẫm. kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan xám trông giống như con bọ đất.

(Theo Go-rơ-ki)

Bài 4 (trang 26, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết đoạn văn ngắn (2 – 3 câu), trong đó có dùng từ ngữ thay thế để liên kết các câu.

Trả lời:

        Trong dịp sinh nhật năm ngoái, bố mẹ đã tặng em một món quà rất ý nghĩa đó là một con chó bông. Em đặt tên cho chú là “Gấu” vì chú khá mũm mĩm và có lông bông xù lên như con gấu. Em rất yêu quý chú cún này, em sẽ chăm sóc cho Gấu thật tốt .

Tiết 3 (trang 26)

Đề bài (trang 26, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết chương trình cho hoạt động: Phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ - Đọc ngàn cuốn sách hay”.

G: Trước khi viết chương trình hoạt động, em cần:

a. Xác định:

- Mục đích của hoạt động:

+ Xây dựng tủ sách của lớp học thêm phong phú với nhiều cuốn sách hay.

+ Rèn thói quen đọc sách để nâng cao tri thức và hiểu biết, tôn vinh “văn hoá đọc", xây dựng nét đẹp văn hoá trong nhà trường.

+ …

- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.

b. Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách:

- Hoạt động 1: Phát động phong trào: Nêu mục đích, ý nghĩa của việc góp sách, đọc sách.

- Hoạt động 2: Thực hiện việc góp sách, bảo quản, giữ gìn sách.

- Hoạt động 3: Thực hiện và duy trì việc đọc sách mỗi ngày.

- …

c. Dự kiến phương tiện, dụng cụ: sổ sách ghi chép, giá sách,…

Trả lời:

* Bài mẫu tham khảo:

Chương trình Phát động phong trào

‘Góp một cuốn sách nhỏ - Đọc ngàn cuốn sách hay”.

(1) Mục đích

- Hưởng ứng thực hiện văn hoá đọc sách, nói lời hay làm việc tốt cho học sinh toàn trường và lớp học; tích cực học hỏi và làm điều hay, lẽ phải.

- Hạn chế thời gian theo dõi các thiết bị điện tử, chơi các trò chơi nguy hiểm; có thêm không gian vui chơi và học hỏi lẫn nhau.

(2) Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Từ 14 giờ 40 phút đến 17 giờ 10 phút ngày 05 tháng 05 năm 2025.

- Địa điểm: Phòng học lớp 4C

- Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn

(3) Chuẩn bị

- Xây dựng kế hoạch và họp bàn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, các tổ trưởng, thành viên trong lớp - kết hợp cùng phụ huynh học sinh.

- Tìm nguồn đóng góp, ủng hộ sách cho tủ sách của lớp.

- Liên hệ đơn vị chịu trách nhiệm thi công, lắp đặt tủ sách cho lớp học chi phí hợp lí với tài chính, không gian lớp học.

- Xây dựng nội quy đọc sách: thời gian được đọc sách, quy tắc xếp và dọn dẹp tủ sách sau khi đọc xong; quy tắc phạt đền khi làm hỏng, rách, thất lạc sách;…

(4) Kế hoạch thực hiện

Thời gian

Nội dung

Người phụ trách

14 giờ 40 – 15 giờ 30

Học sinh di chuyển sang phòng khác, đơn vị thi công lắp đặt tủ sách

GVCN giám sát; đơn vị thi công thực hiện

15 giờ 30 – 16 giờ 40

Học sinh các tổ chia sách thành các loại sách, mục sách chủ đề khác nhau; xếp sách vào ngăn tủ; dán nội quy tủ sách; lau dọn và xếp lại đồ dùng trong lớp vào vị trí phù hợp.

GVCN, ban cán sự và các thành viên trong lớp

16 giờ 40 – 17 giờ 10

Chụp hình kỉ niệm và giới thiệu tủ sách; phổ biến nội quy tủ sách.

GVCN, ban cán sự và các thành viên trong lớp

Người lập chương trình

Nguyễn Hà My

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên