Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 Tiết 1 trang 24, 25 (Dành cho buổi học thứ hai)
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 Tiết 1 trang 24, 25 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 Tiết 1 trang 24, 25 (Dành cho buổi học thứ hai)
Bài 1 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc
NGHE CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân có đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Buổi tối, đi thuyền trên sông Hương nghe ca Huế là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với tất cả những ai đặt chân tới vùng đất này.
Khi hoàng hôn mỗi ngày buông xuống, bến tàu gần cầu Trường Tiền thật nhộn nhịp. Hàng chục thuyền rồng tấp nập đón khách nghe hát. Thuyền rời bến xuôi dòng sông Hương khi du khách đã ngồi kín khoang. Về đêm, thành quách hai bên bờ sông nguy nga, rực rỡ trong ánh đèn màu. Ra đến giữa dòng, thuyền tắt máy và thả trôi, trả lại không gian yên tĩnh, thơ mộng cho dòng sông. Chương trình ca Huế được bắt đầu.
Mở đầu là một vài khúc nhã nhạc cung đình – một thể loại nhạc phục vụ trong cung đình thời phong kiến xưa. Lời hát tao nhã cùng điệu thức cao sang, quý phái, cuốn hút người nghe bởi sự trang trọng nhưng không thiếu phần gần gũi. Tiếp đến là các làn điệu dân ca Huế với điệu Lí mười thương, Lí giao duyên,... Du khách được đắm mình trong không gian nghệ thuật đậm chất cố đô. Các diễn viên, nhạc công đều là những nam thanh nữ tú trong bộ áo dài, khăn xếp truyền thống vô cùng lịch sự và tao nhã. Các nhạc cụ được sử dụng là đàn tranh, đàn tì bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo và cặp sênh tiền để gõ nhịp. Ngoài ra, có một nhạc cụ rất đặc biệt là những chiếc tách uống trà, được dùng làm bộ gõ, kết hợp cho các bài hát có tiết tấu nhanh, mạnh, nghe rất vui tai.
Giữa một không gian không thể yên bình hơn, ngồi tựa mạn thuyền rồng, nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào say đắm cất lên trên bồng bềnh sông nước, thật là một thủ chơi nghệ thuật tinh tế của những người yêu Huế.
(Theo Hà Thanh Huyền)
Tao nhã: vẻ thanh cao, trang nhã, lịch sự.
Cặp sênh tiền: nhạc cụ gõ để hoà tấu, giữ nhịp, làm bằng thanh gỗ cứng, một đầu có đình gắn những đồng tiền xu.
Trả lời;
Em đọc văn bản, chú ý các từ khó như: tao nhã, cặp sênh tiền,…
Bài 2 (trang 24, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nghệ thuật ca Huế của người dân cố đô được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
- Nghệ thuật ca Huế của người dân cố đô được giới thiệu: Ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân có đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay.
Bài 3 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Nghe ca Huế trên sông Hương, du khách được thưởng thức nghệ thuật trong khung cảnh thế nào?
Trả lời:
- Nghe ca Huế trên sông Hương, du khách được thưởng thức nghệ thuật trong khung cảnh: không gian yên tĩnh, thơ mộng, thành quách hai bên bờ sông nguy nga, rực rỡ trong ánh đèn màu.
Bài 4 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Qua bài đọc tác giả muốn nói điều gì? Chọn ý đúng nhất hoặc ý kiến của em.
A. Giới thiệu về một loại hình ca hát của người dân xứ Huế.
B. Ca ngợi nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Huế.
C. Cách thưởng thức nghệ thuật ca Huế trên sông Hương làm nên một bản sắc văn hóa của vùng đất cố đô.
Ý kiến của em…………………………………………………………………………………..
Trả lời:
- Ý kiến của em: C
Bài 5 (trang 25, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung bài đọc, tưởng tượng em dự một buổi trình diễn ca Huế trên sông Hương, viết đoạn văn (4 – 6 câu) kể lại sự việc đó.
Trả lời:
Buổi trình diễn ca Huế trên sông Hương mà em được cùng mẹ trải nghiệm vào hè năm ngoái khi về thăm Cố Đô là một kỉ niệm mà em nhớ mãi. Em và mẹ ngồi trên thuyền rồng chầm chậm rời bến, Huế về đêm lung linh huyền diệu với cầu Tràng Tiền lấp lánh đủ màu sắc. Chiếc thuyền chầm chậm trôi trên dòng sông Hương cũng là lúc buổi trình diễn được bắt đầu. Mở đầu sẽ là một vài khúc nhã nhạc cung đình, sau đó là các làn điệu dân ca Huế với điệu Lí mười thương, Lí giao duyên. Em chăm chú nhìn theo các diễn viên, nhạc công mà say mê, họ mặc những bộ áo dài, khăn xếp truyền thống rất lịch sự và tao nhã. Xung quang là biết bao nhiêu khách nước ngoài nhưng em thấy ai đó đều thích thú, như cuốn theo từng giao điệu ngọt ngào, sâu lắng.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT