Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 30 trang 43, 44, 45
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 trang 43, 44, 45 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 30 trang 43, 44, 45
Bài 1 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.
“NHÀ TÀI TRỢ” ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê, ở huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám (1945), ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức Đảng. Năm 1943, thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ “tay hòm chìa khoá” của Đảng không khỏi xúc động và sửng sốt, bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ còn... 24 đồng.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, sự tài trợ của ông Thiện đối với cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông cũng đóng góp tới 10 vạn đồng Đông Dương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc - là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hoà bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, “nhà tài trợ” đặc biệt của cách mạng.
(Theo Phạm Khải)
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các từ như: đồn điền, tiệm buôn, tín nhiệm,…
Bài 2 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Bài học trên nói về ai?
Trả lời:
- Bài học trên nói về ông Đỗ Đình Thiện – nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
Bài 3 (trang 43, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Nhân vật trong bài đọc được giới thiệu là người như thế nào?
Trả lời:
- Nhân vật trong bài đọc được giới thiệu là người: là nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng trong đó có đồn điền Chi Nê, ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Bài 4 (trang 44, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Ông Đỗ Đình Thiện đã có những đóng góp gì cho cách mạng qua các thời kì? Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để có câu trả lời đúng.
Trả lời:
Bài 5 (trang 44, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1: Em có nhận xét gì về những đóng góp của ông Đỗ Đình Thiện cho cách mạng?
Trả lời:
- Những đóng góp của ông Đỗ Đình Thiện cho cách mạng là việc làm tốt, đúng đắn và là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo.
Bài 6 (trang 44, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1: Việc làm của ông Đỗ Đình Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
Trả lời:
- Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
Bài 1 (trang 44, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Khoanh vào chữ số trước câu ghép và dùng dấu gạch chéo (/) để phân tách các vế của câu ghép đó.
a. (1) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. (2) Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. (3) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương…
(Theo Vũ Tú Nam)
b. (4) Mặt trời lên, cả cánh đồng lấp lóa nắng. (5) Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông.
(Khánh Nam)
c. (6) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây… (7) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim thường rủ nhau về tụ hội.
(Theo Vân Long)
Trả lời:
a.
(2) Trời/ xanh thẳm, biển/ cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
(3) Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương…
b.
(4) Mặt trời/ lên, cả cánh đồng/ lấp lóa nắng.
(5) Trời/ càng nắng, lúa/ càng sẫm lại, trĩu bông.
c.
(7) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim thường rủ nhau về tụ hội.
Bài 2 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Các vế của mỗi câu ghép ở bài tập 1 được nối với nhau bằng cách nào dưới đây:
a. Các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau: câu…………………
b. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ: câu ……………………….
c. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: câu ……………………….
Trả lời:
a. Các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau: câu (2), (3), (4)
b. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng kết từ: câu (7)
c. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: câu (5)
Bài 3 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Thêm vế câu phù hợp cho mỗi câu dưới đây để tạo thành câu ghép.
a. Mặc dù đất cằn cỗi nhưng …………………………………………….
b. Cả lớp đi tham quan ở đâu,……………………………………………
c. Bạn ấy chẳng những luôn giúp đỡ mọi người mà …. còn ………………..
Trả lời:
a. Mặc dù đất cằn cỗi nhưng cây cối rất xanh tươi.
b. Cả lớp đi tham quan ở đâu, thầy cô cũng ủng hộ.
c. Bạn ấy chẳng những luôn giúp đỡ mọi người mà bạn ấy còn học rất giỏi.
Bài 4 (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đặt 1 – 2 câu ghép giới thiệu về một người bạn của em, gạch dưới mỗi vế trong câu ghép em vừa đặt.
Trả lời:
- Bạn Linh không những học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
- Thân hình Linh nhỏ nhắn nhưng cậu ấy chạy rất nhanh.
Đề bài (trang 45, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết đọan văn nêu ý kiến tán thành hoạt động thu mua giấy vụn để hưởng ứng phong trào “Kế hoạch nhỏ”.
Trả lời:
* Đoạn văn tham khảo:
Việc phát động hoạt động thu mua giấy vụn để hưởng ứng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong các nhà trường là một ý kiến hay, em đồng tình và ủng hộ kế hoạch này được thực hiện. Bởi lẽ phong trào Kế hoạch nhỏ đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa lớn, thiết thực, kết nối tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Phong trào tạo điều kiện cho học sinh xây dựng thói quen tiết kiệm từ những vật dụng tưởng chừng không còn giá trị, biết yêu lao động và thêm trân trọng những gì mình đang có. Hoạt động này không chỉ giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục việc học mà còn giáo dục tinh thần, ý thức trách nhiệm cộng đồng, xã hội cho học sinh từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tóm lại, đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực nên mỗi chúng ta hãy chung tay thực hiện nhé!
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT