Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 29 trang 40, 41, 42

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 29 trang 40, 41, 42 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 29 trang 40, 41, 42

Quảng cáo

Tiết 1 (trang 40, 41)

Bài 1 (trang 40, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.

NHÂN CÁCH QUÝ HƠN TIỀN BẠC

       Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ trạng nguyên năm 1304, làm quan ba đời vua nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu Lưỡng quốc trạng nguyên.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 29 trang 40, 41, 42

       Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

Quảng cáo

       - Ta muốn trích ít tiền trong kho đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không?

       Viên quan tâu:

       - Thần biết rõ: Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

       Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

       Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

       - Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.

       Vua Minh Tông đáp:

       - Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao!

       - Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. – Mạc Đĩnh Chi khẳng khái đáp.

Quảng cáo

       Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

(Theo Quỳnh Cư)

Trả lời:

Em đọc văn bản. Chú ý các từ như: trạng nguyên, tin cẩn, thanh liêm, khẳng khái,…

Bài 2 (trang 40, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên năm nào?

A. 1272                               

B. 1326                         

C. 1304                        

D. 1346

Trả lời:

- Đáp án: C

Bài 3 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Vì sao Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong là Lưỡng quốc trạng ngyên?

Quảng cáo

Trả lời:

- Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong là Lưỡng quốc trạng nguyên vì ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Vua Nguyên rất khâm phục tài năng, cốt cách ấy.

Bài 4 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm trong bài đọc các từ ngữ nói về cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi khi làm quan.

Trả lời:

- Từ ngữ nói về cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi khi làm quan: thanh liêm, nghèo túng, thanh bạch, đạm bạc.

Bài 5 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Biết Mạc Đĩnh Chi khó khăn, vua đã giúp Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào?

A. Cho người đem tiền đến để biếu.

B. Cho mời ông đến nhận tiền biếu.

C. Cho người lén bỏ tiền vào nhà ông.

D. Cho ông lĩnh thêm tiền trong kho.

Trả lời:

- Đáp án: C

Bài 6 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Câu nói nào của Mạc Đĩnh Chi cho thấy rõ phẩm chất trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của ông?

Trả lời:

- Câu nói của Mạc Đĩnh Chi cho thấy rõ phẩm chất trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của ông: “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến”.

Bài 7 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Câu chuyện có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của Mạc Đĩnh Chi. Ông là người có tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc.

Tiết 2 (trang 41, 42)

Bài 1 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tìm 2 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:

a. Sáng rực

b. Lễ độ

c. Vui tươi

d. Cần cù

Trả lời:

a. Sáng rực: rực rỡ, rực sáng.

b. Lễ độ: lễ phép, nhã nhặn.

c. Vui tươi: tươi vui, vui sướng.

d. Cần cù: siêng năng, chăm chỉ.

Bài 2 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) điền vào chỗ trống.

a. Đầu phố, mấy cây phượng vĩ đã bắt đầu nở hoa (đỏ ối, đỏ rực, đỏ gay)……………..........

b. Cả nhà tôi say sưa (nhìn, trông, ngắm)………. cảnh bình minh trên biển.

c. Cô gái ấy có thân hình (nhỏ nhắn, nhỏ xíu, bé bỏng) ………… nhưng chạy rất nhanh.

Trả lời:

a. Đầu phố, mấy cây phượng vĩ đã bắt đầu nở hoa đỏ rực.

b. Cả nhà tôi say sưa ngắm cảnh bình minh trên biển.

c. Cô gái ấy có thân hình nhỏ nhắn nhưng chạy rất nhanh.

Bài 3 (trang 41, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Xếp các kết hợp từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Quả xanh, tóc còn xanh, tuổi xanh, lá xanh, áo xanh, trời xanh

Từ xanh mang nghĩa gốc

Từ xanh mang nghĩa chuyển

   

Trả lời:

Từ xanh mang nghĩa gốc

Từ xanh mang nghĩa chuyển

Quả xanh, lá xanh, áo xanh, trời xanh.

Tóc còn xanh, tuổi xanh

Bài 4 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đặt 1 câu có từ xanh mang nghĩa gốc và 1 câu có từ xanh mang nghĩa chuyển.

Trả lời:

* Từ xanh mang nghĩa gốc:

- Bài trời hôm nay rất trong xanh.

* Từ xanh mang nghĩa chuyển:

- Ông lão trông xanh xao, gầy gò, ốm yếu.

Tiết 3 (trang 42)

Bài 1 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung tìm ý ở bài trước, viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành lời khuyên của Bác Hồ:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Trả lời:

* Đoạn văn tham khảo:

Bác Hồ đã từng căn dặn:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Em vô cùng tán thành với lời dạy của bác! Trước hết, biết lịch sử nước mình là biết nguồn cội, biết gốc tích tổ tiên, dân tộc từ ấy càng thêm yêu, càng thêm trân trọng không khí hòa bình, độc lập mà chúng ta đang có. Biết lịch sử nước mình cũng thể hiện tình yêu nước sâu sắc của mỗi chúng ta, nó thôi thúc sự quyết tâm xây dựng, bảo vệ và kiến thiết nước nhà. Lịch sử giúp chúng ta phát huy được truyền thống quý báu của cha ông ta từ ấy mỗi ngày đều cố gắng phấn đấu, rèn giũa mình sao cho xứng với những gian lao vất vả của thế hệ đi trước. Không những vậy, hiểu lịch sử nước mình còn giúp ta hiểu hơn về lịch sử thế giới, giúp ta có cái nhìn sâu rộng, đa chiều và mở mang thêm kiến thức. Câu nói ấy của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng, nỗ lực làm theo lời Bác!

Bài 2 (trang 42, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết lại một số câu trong đoạn văn của em cho hay hơn.

Trả lời:

* Học sinh viết lại một số câu trong đoạn văn cho hay hơn (nếu có).

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên