Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 27 trang 33, 34, 35
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 trang 33, 34, 35 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
- Bài 1 trang 33 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 2 trang 33 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 3 trang 33 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 4 trang 33 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 5 trang 33 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 6 trang 34 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 7 trang 34 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 1 trang 34 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 2 trang 34 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 3 trang 34 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Bài 4 trang 35 Bài tập Tiếng Việt lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 27 trang 33, 34, 35
I. ĐỌC – HIỂU
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Ngày xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án rắc rối đến mấy, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường với một tấm vải. Trước mặt quan, một người mếu máo thưa:
- Bẩm quan, sáng nay con mang vải đi chợ bán, bà này hỏi mua, con đưa cho bà ấy xem. Thế rồi tự dưng bà ấy cướp không tấm vải bảo là của mình, nhất định không chịu trả lại cho con nữa. Xin quan đèn trời soi xét.
Quan nhìn sang người đàn bà thứ hai thì thấy bà ta cũng rưng rưng nước mắt kế:
Bẩm quan, tấm vải này con vừa dệt xong, mang đi chợ bán. Chính bà này lấy của con vậy mà còn dám đặt điều vu oan cho con.
Quan ngắt lời hai người, yêu cầu mỗi bên phải dẫn ra người làm chứng. Nhưng cả hai đều không tìm được vì sự việc xảy ra ở nơi vắng vẻ. Quan cho lính về tận nhà từng người đề xem xét có đúng vải do họ dệt ra như lời khai hay không. Lính trở về thuật lại rằng cả hai đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhau và cùng mang vải đi chợ bán hôm ấy. Quan nhìn vào thần sắc từng người để dò ý tứ, nhưng chỉ thấy vẻ đau đớn vì mất của hiện trên nét mặt của cả hai người. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo họ:
Hai người nói đều có lí cả. Biết làm sao bây giờ? Thôi, ta xử thế này: đem tấm vải xé ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thế là ổn. Hãy về nhà mà làm ăn!
Nói xong, quan sai lính đo vải để xé làm đôi. Thấy vậy, một người đàn bà bỗng ôm mặt bật khóc. Lập tức, quan sai đưa cả tấm vải cho người này rồi thét lính trói người kia lại vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót như vậy. Quả nhiên, sau một hồi tra khảo, người đàn bà kia đành cúi đầu nhận tội.
(Theo Nguyên Đổng Chi)
Quan án: chức quan ngày xưa chuyên lo việc điều tra và xét xử.
Công đường: nơi làm việc của quan lại ngày xưa.
Làm chứng: (người) đứng ra xác nhận những điều mình đã chứng kiến.
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các từ ngữ khó: quan án, công đường, làm chứng,…
Bài 1 (trang 33, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Tài xét xử của vị quan án được giới thiệu thế nào?
Trả lời:
- Tài xét xử của vị quan án được giới thiệu: vị quan án rất tài, vụ án rắc rối đến mấy ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.
Bài 2 (trang 33, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Hai người đàn bà đến công trường nhờ quan việc gì?
Trả lời:
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
Bài 3 (trang 33, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Vì sao quan án không thể dựa vào lời khai và thái độ của hai người đàn bà để phân xử?
Trả lời:
- Quan án không thể dựa vào lời khai và thái độ của hai người đàn bà để phân xử vì cả hai người đều khai như nhau và không có người làm chứng.
Bài 4 (trang 33, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trong quá trình điều tra, để tìm ra chủ nhân của tấm vải, quan án đã dùng những biện pháp nào và kết quả của mỗi biện pháp là gì?
Trả lời:
Bài 5 (trang 33, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Quan án đã xử tấm vải đó thuộc về ai? Vì sao?
Trả lời:
- Quan án đã xử tấm vải đó thuộc về người đàn bà ôm mặt bật khóc vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót như vậy.
Bài 6 (trang 34, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Theo em, nếu quan án phân xử không công bằng thì hiệu quả gì sẽ xảy ra?
- Đối với người bị hại: ……………………………………………………………….
- Đối với người gây hại:……………………………………………………………...
Trả lời:
- Đối với người bị hại: phải chịu oan ức, mất tấm vải mà mình đã làm ra.
- Đối với người gây hại: được tiếng thơm và được hưởng thụ sức lao động của người khác.
Bài 7 (trang 34, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Câu chuyện dân gian này muốn nói điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện Phân xử tài tình ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án và qua đó nói lên ước mơ của nhân dân được sống trong một xã hội công bằng, quan lại công minh sáng suốt.
Bài 1 (trang 34, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Khoanh vào chữ cái trước câu ghép.
A. Vụ án rắc rối đến mấy, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.
B. Quan ngắt lời hai người, yêu cầu mỗi bên phải dẫn ra người làm chứng.
C. Hai người nói đều có lí cả.
D. Thấy vậy, một người đàn bà bỗng ôm mặt bật khóc.
Trả lời:
- Đáp án: A
Bài 2 (trang 34, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Trong câu ghép em tìm được bài tập 1, các vế câu nối nhau bằng cách nào?
Trả lời:
- Câu ghép em tìm được bài tập 1, các vế câu nối nhau bằng dấu phẩy.
Bài 3 (trang 34, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về vị quan án có tài xét xử trong câu chuyện trên và cho biết các câu trong đoạn văn viết liên kết với nhau bằng cách nào.
Trả lời:
Vị quan án trong câu chuyện “Phân xử tài tình” là một vị quan thật thông minh và tài trí. Vụ việc không có nhân chứng cũng không tìm được chứng cứ gì vậy mà quan đã nghĩ ra cách xé đôi tấm vải để vạch trần kẻ gian. Cách làm ấy đã cho thấy ông là một người rất giỏi phân tích tâm lí kẻ gian – người ngay. Chỉ những người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót bật khóc còn người dửng dưng đứng nhìn không phải người đã đổ mồ hôi, công sức. Vụ xử kiện công bằng, em rất nể phục tài trí của quan án.
- Các câu trong đoạn văn viết liên kết với nhau bằng cách dùng phép thế.
Bài 4 (trang 35, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Chọn 1 trong 2 đề bài dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn tả một người bạn học của em.
Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Phân xử tài tình.
Trả lời:
* Bài văn mẫu tham khảo:
Đề 1: Viết bài văn tả một người bạn học của em.
Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.
Lan bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.
Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuôn mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.
Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan.
Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã đặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.
Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.
Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Phân xử tài tình.
Tôi là một trong những người nông dân được chứng kiến tận mắt vụ xử kiện để tìm ra chủ nhân miếng vải hôm ấy. Tôi còn nhớ, hôm đó đang phiên chợ thì thấy đám đông ào ào lên, có hai người phụ nữ vừa đi vừa kêu khóc dẫn nhau lên công đường. Tôi cũng tò mò nên đi theo.
Trước mặt quan, một người đàn bà mếu máo thưa:
- Bẩm quan, sáng nay con mang vải đi chợ bán, bà này hỏi mua, con đưa cho bà ấy xem. Thế rồi tự dưng bà ấy cướp không tấm vải bảo là của mình, nhất định không chịu trả lại cho con nữa. Xin quan đèn trời soi xét.
Quan vẫn im lặng, ông nhìn sang người đàn bà thứ hai thì tôi thấy bà ta cũng rưng rưng nước mắt kể:
- Bẩm quan, tấm vải này con vừa dệt xong, mang đi chợ bán. Chính bà này lấy của con vậy mà còn dám đặt điều vu oan cho con.
Lúc ấy, quan ngắt lời và yêu cầu hai người phải dẫn ra người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm được vì sự việc xảy ra ở nơi vắng vẻ. Lúc này tôi và dân làng đều không biết quan sẽ làm thế nào thì ông đã ra lệnh cho lính về tận nhà từng người để xem xét có đúng vải do họ dệt ra như lời khai hay không. Mọi người cùng chờ đợi nhưng linh trở về thuật lại rằng cả hai đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhau và đều mang ra chợ bán hôm ấy.
Lúc này mọi người đều xì xào, bàn tán. Quan án vốn nổi tiếng gần xa, vụ án dù có rắc rối đến mấy ông cũng đều tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng. Nhưng lần này không biết quan án sẽ xử trí ra sao.
Quan không nói gì mà chỉ nhìn hai người phụ nữ, họ lúc này đều đau đớn vì mất của. Một lát, quan ôn tồn bảo:
- Hai người nói đều có lí cả. Biết làm sao bây giờ? Thôi ta xử thế này: đem tấm vải xé ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thế là ổn. Hãy về nhà mà làm ăn!
Chúng tôi đứng xem cũng thấy cách làm này hợp lí vì dù có xử cũng không tìm ra bằng chứng gì. Thế là quan sai lính đo vải để xé làm đôi. Thấy vậy bỗng có người đàn bà bỗng ôm mặt khóc. Ngay lập tức, quan sai đưa cả tấm vải cho người này rồi thét lính trói người kia lại. Theo lời quan, chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót như vậy. Quả nhiên, sau một hồi tra khảo, người đàn bà kia đành cúi đầu nhận tội.
Mọi người ai cũng vui mừng, tấm tắc khen ngợi tài xét xử công bằng của quan án.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT