11 câu trắc nghiệm Bảng phân bố tần số và tần suất có đáp án

11 câu trắc nghiệm Bảng phân bố tần số và tần suất có đáp án

Câu 1: Điều tra về số tiền mua sách trong một năm của 40 sinh viên ta có mẫu số liệu sau (đơn vị nghìn đồng):

203 37 141 43 55 303 252 758 321 123
425 27 72 87 215 358 521 863 279 284
608 302 703 68 149 327 127 125 234 489
498 968 350 57 75 503 712 440 404 185
Quảng cáo

Các số liệu trên được phân thành 10 lớp:

L1 = [0; 100), L2 = [100; 200),....., L10 = [900; 1000) .

a) Tần suất của lớp nào là cao nhất?

A. L1;

B. L3;

C. L4;

D. L5.

b) Có bao nhiêu phần trăm số sinh viên có mức chi cho việc mua sách trong khoảng từ 300 nghìn đồng tới dưới 700 nghìn đồng?

A. 30%;

B. 35%;

C. 32%

D. 32,5%.

c) Có khoảng bao nhiêu phần trăm số sinh viên có mức cho cho việc mua sách từ 500 nghìn đồng trở lên?

A. 19,5%;

B. 20%;

C. 21%;

D. 22%.

Từ dãy số liệu ta có bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp sau đây:

Lớp Tần số Tần suất (%)
[0; 100) 9 22,5
[100; 200) 6 15,0
[200; 300) 6 15,0
[300; 400) 6 15,0
[400; 500) 5 12,5
[500; 600) 2 5,0
[600; 700) 1 2,5
[700; 800) 3 7,5
[800; 900) 1 2,5
[900; 1000) 1 2,5
Cộng 40 100

a) Nhìn vào bảng ta thấy lớp L1 có tần số cao nhất.

Chọn đáp án A

b) Cộng các tần suất của bốn lớp [300; 400), [400; 500), [500; 600), [600; 700) ta được 15+ 12,5+ 5+ 2,5 = 35.

Chọn đáp án B

c) Cộng các tần suất của năm lớp [500; 600), [600; 700), [700; 800), [800; 900) và [900; 1000) ta được 5,0 + 2,5 + 7,5 + 2,5 + 2,5 = 20. Đáp án là B.

Chọn đáp án B

Câu 2: Với mỗi tỉnh, người ta ghi lại số phần trăm những trẻ mới sinh có khối lượng dưới 2500g. Sau đây là kết quả khảo sát ở 43 tỉnh trong một năm (đơn vị %)

5,1 5,2 5,2 5,8 6,4 7,3 6,5 6,9 6,6 7,6 8,6
6,5 6,8 5,2 5,1 6,0 4,6 6,9 7,4 7,7 7,0 6,7
6,4 7,4 6,9 5,4 7,0 7,9 8,6 8,1 7,6 7,1 7,9
8,0 8,7 5,9 5,2 6,8 7,7 7,1 6,2 5,4 7,4

Ta vẽ biểu đồ tần số hình cột với 5 cột hình chữ nhật, các đáy tương ứng là

[ 4,5 ; 5,5); [5,5; 6,5); [6,5; 7,5); [7,5; 8,5); [8,5; 9,5]

Hỏi cột nào có chiều cao lớn nhất?

A. [4,5; 5,5);

B.[5,5; 6,5)

C. [6,5; 7,5);

D.[8,5; 9,5]

Từ dãy số liệu ta có bảng phân bố tần số-tần suất ghép lớp sau đây:

Lớp [4,5; 5,5) [5,5; 6,5) [6,5; 7,5) [7,5; 8,5) [8,5; 9,5] Cộng
Tần số 9 6 17 8 3 43
Tần suất (%) 20,93 13,95 39,53 18,60 6,98 100

Nhìn vào bảng ta thấy hình chữ nhật đáy [6,5; 7,5) có tần số 17 là lớn nhất.

Chọn đáp án C

Câu 3: Chọn 36 học sinh nam của một trường THPT và đo chiều cao của họ ta thu được mẫu số liệu sau (đơn vị xen-ti-mét):

160 161 161 162 162 162 163 163 163 164
164 164 164 165 165 165 165 165 166 166
166 166 167 167 168 168 168 168 169 169
170 171 171 172 172 174

Ta vẽ biểu đồ hình quạt với 5 lớp:

L1 = [159,5; 162,5); L2 = [162,5; 165,5); L3 = [165,5; 168,5);
L4 = [168,5; 171,5); L5 = [171,5; 174,5]

Hình quạt nào có diện tích lớn nhất?

A. L1

B. L2

C. L3

D. L4.

Ta có bảng phân bố tần số ghép lớp sau:

Lớp Tần số
[159,5; 162,5) 6
[162,5; 165,5) 12
[165,5; 168,5) 10
[168,5; 171,5) 5
[171,5; 174,5] 3
Cộng 36

Từ đó ta thấy lớp L2 có tần số cao nhất, do đó có tần suất cao nhất. Vì thế nó có diện tích lớn nhất.

Chọn đáp án B

Quảng cáo

Câu 4: Bảng phân bố tần số sau đây ghi lại số vé không bán được trong 62 buổi chiếu phim:

Lớp [0; 5) [5; 10) [10; 15) [15; 20) [20; 25) [25; 30) Cộng
Tần số 3 8 15 18 12 6 62

Hỏi có bao nhiêu buổi chiếu phim có nhiều nhất 19 vé không bán được?

A. 42

B. 43

C. 44

D. 45

Số buổi cần tìm là 3 + 8 + 15 + 18 = 44

Chọn đáp án C

Câu 5: Doanh thu của 19 công ti trong năm vừa qua được cho như sau (đơn vị triệu đồng):

17638 16162 18746 16602 17357 15420 19630
18969 17301 18322 18870 17679 18101 16598
20275 19902 17733 18405 18739

Các số liệu trên được phân thành 6 lớp:

L1 = [15000; 16000); L2 = [16000; 17000); L3 = [17000; 18000);
L4 = [18000; 19000); L5 = [19000; 20000); L6 = [20000; 21000).

Tần số của lớp nào là lớn nhất?

A. L1

B. L3

C. L4

D. L5

Ta có bảng phân bố tần số ghép lớp sau:

Lớp L1 L2 L3 L4 L5 L6
Tần số 1 3 5 7 2 1 n = 19

Nhìn vào bảng ta thấy L4 có tần số lớn nhất.

Chọn đáp án C

Câu 6: Kết quả kì thi trắc nghiệm môn Toán với thang điểm 100 của 32 học sinh được cho trong mẫu số liệu sau:

68 52 49 56 69 74 41 59
79 61 42 57 60 88 87 47
65 55 68 65 50 78 61 90
86 65 66 72 63 95 72 74

Các số liệu trên được phân thành 6 lớp:

L1 = [40; 50); L2 = [50; 60); L3 = [60; 70);
L4 = [70; 80); L5 = [80; 90); L6 = [90; 100).

Có bao nhiêu học sinh có số điểm trong nửa khoảng [50; 80)?

A. 23

B. 24

C. 25

D. 26

Ta lập bảng phân bố tần số ghép lớp:

Lớp L1 L2 L3 L4 L5 L6
Tần số 4 6 11 6 3 2 n = 32

Số học sinh có số điểm trong nửa khoảng [50; 80) là 6 + 11 + 6 = 23.

Chọn đáp án A

Câu 7: Cho dãy số liệu sau:

121 142 154 159 171 189 203 211 223 247
251 264 278 290 305 315 322 355 367 388
450 490 54 75 259

a) Các số liệu trên được phân thành 6 lớp:

L1 = [50; 125); L2 = [125; 200); L3 = [200; 275);
L4 = [275; 350); L5 = [350; 425); L6 = [425; 500).

Tần suất của lớp L3 là:

A. 28,5%

B. 29%

C. 29,5%

D. 28%

b) Các số liệu trên được phân thành 9 lớp:

L1 = [50; 100); L2 = [100; 150); L3 = [150; 200);
L4 = [200; 250); L5 = [250; 300); L6 = [300; 350).
L7 = [350; 400); L8 = [400; 450); L9 = [450; 500).

Ta vẽ biểu đồ tần suất hình cột với 9 cột hình chữ nhật cho bảng phân bố tần suất ghép lớp này. Diện tích của cột với đáy [250; 300) là:

A. 800

B. 900

C. 1000

D. 400

c) Có bao nhiêu phần trăm số liệu không nhỏ hơn 150?

A. 80%

B. 82%

C. 84%

D. 86%

a) Ta có bảng phân bố tần số-tần suất ghép lớp sau:

Lớp Tần số Tần suất (%)
[50; 125) 3 12
[125; 200) 5 20
[200; 275) 7 28
[275; 350) 5 20
[350; 425) 3 12
[425; 500) 2 8

Tần suất của L3 là 28%.

Chọn đáp án D

b) Ta có bảng phân bố tần số-tần suất ghép lớp sau:

Lớp L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 L8 L9Cộng
Tần số 2 2 4 4 5 3 3 0 2 25
Tần suất (%) 8 8 16 16 20 12 12 0 8 100%

Diện tích cột với đáy [250; 300) là (300- 250).20= 1000.

Chọn đáp án C

c) Có 16 + 16 + 20 + 12 + 12 + 8 = 84% số liệu không nhỏ hơn 150.

Chọn đáp án C

Câu 8: Cho dãy số liệu thống kê sau:

53 47 59 66 36 69 84 77 42 57
51 60 78 63 46 63 42 55 63 48
75 60 58 80 44 59 60 75 49 63
Quảng cáo

Các số liệu trên được phân thành 10 lớp:

L1 = [36; 40,8); L2 = [40,8; 45,6); L3 = [45,6; 50,4); L4 = [50,4; 55,2);
L5 = [55,2; 60); L6 = [60; 64,8); L7 = [64,8; 69,6). L8 = [69,6; 74,4);
L9 = [74,4; 79,2); L10 = [79,2; 84).

a) Ta vẽ biểu đồ tần số hình cột với 10 cột hình chữ nhật cho bảng phân bố tần số ghép lớp này. Diện tích của cột với đáy [45,6; 50,4) là:

A. 14,4

B. 19,2

C. 33,6

D. 9,6

b) Bao nhiêu phần trăm số liệu nằm trong nửa khoảng [40,8; 79,2)?

A. 80%

B. 85%

C. 96%

D. 90%

Ta có bảng phân bố tần số-tần suất ghép lớp sau:

Lớp L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 L8 L9Cộng
Tần số 1 3 4 3 4 7 2 0 4 2 30
Tần suất (%) 3,3 10 13,3 10 13,3 23,4 6,7 0 13,3 6,7 100%

a) Diện tích cột với đáy [45,6; 50,4) là (50,4 - 45, 6).4 = 19,2.

Chọn đáp án B

b) Có 3 + 4 + 3 + 4 + 7 + 2 + 4 = 27 số liệu nằm trong nửa khoảng [40,8; 79,2) chiếm 27:30 = 90%

Chọn đáp án D

Câu 9: Chiều cao của một mẫu gồm 120 cây được trình bày trong bảng phân bố tần số ghép lớp sau đây (đơn vị mét):

Lớp Tần số Lớp Tần số
[1,7; 1,9) 4 7
[1,9; 2,1) 11 6
[2,1; 2,3) 26 7
[2,3; 2,5) 21 3
[2,5; 2,7) 17 5
[2,7; 2,9) 11 2
n = 120

Gọi f là tỉ lệ phần trăm số cây có chiều cao từ 2,1m đến dưới 2,7m. Trong các giá trị dưới đây, giá trị nào gần với f nhất?

A. 53,4%

B. 53,3%

C. 53,2%

D. 53,1%

Số cây có chiều cao từ 2,1m đến dưới 2,7m là 26 + 21 + 17 = 64.

Do đó 11 câu trắc nghiệm Bảng phân bố tần số và tần suất có đáp án.

Chọn đáp án B

Câu 10: Thời gian để 30 con chuột thoát khỏi mê cung trong một thí nghiệm về động vật được ghi lại như sau (đơn vị phút):

1,97 0,6 4,02 3,20 1,15 6,06 4,44 2,02 3,37 3,65
1,74 2,75 3,81 9,70 8,29 5,63 5,21 4,55 7,60 3,16
3,77 5,36 1,06 1,71 2,47 4,25 1,93 5,15 2,06 1,65

Gọi f là tỉ lệ phần trăm số liệu nằm trong khoảng (1,5; 5,98). Trong các giá trị dưới đây, giá trị nào gần với f nhất?

A. 76%

B. 76,5%

C. 77%

D. 77,5%

Có 23 số liệu nằm trong khoảng này, chiếm 23/30 ≈ 76,6% .

Chọn đáp án B

Câu 11: Dãy N số liệu thống kê được cho trong bảng phân bố tần suất sau đây:

Giá trị 0 1 2 3 4 Cộng
Tần suất (%) 6,25 50 25 6,25 12,5 100%

N có thể nhận giá trị nào trong các giá trị cho sau đây?

A. N = 72

B. N = 68

C. N = 88

D. N = 64

Bảng tần số-tần suất của dãy số liệu thống kê là:

Giá trị 0 1 2 3 4
Tần số6,25%N = N/1650%N = N/225%N = N/46,25%N = N/1612,5%N = N/8
Tần suất (%) 6,25 50 25 6,25 12,5

Vì tần số phải là số nguyên dương nên N/16 ∈ N*; N chia hết cho 16, suy ra N = 64.

Chọn đáp án D

Xem thêm các Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Đại số lớp 10 có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên