Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 7 (có đáp án - Đề số 2)



Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 7 (có đáp án - Đề số 2)

Câu 1. Quả nào dưới đây không phải là quả mọng ?

A. Quả đu đủ      B. Quả đào

C. Quả cam      D. Quả chuối

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Quả mọng: là loại quả thịt gồm toàn thịt. VD: quả chanh, cam, đu đủ,… Còn quả đào là quả hạch – có hạch cứng bọc lấy hạt. – SGK trang 106

Câu 2. Dựa vào đặc điểm của thịt vỏ và hạt, quả dừa được xếp cùng nhóm với

A. quả đậu Hà Lan.

B. quả hồng xiêm.

C. quả xà cừ.

D. quả mận.

Đáp án: D

Giải thích: Quả dừa thuộc loại quả thịt (quả hạch), vì vậy được xếp cùng với nhóm quả mận.

Câu 3. Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Hạt lúa

C. Hạt ngô

D. Hạt sen

Đáp án: A

Giải thích: Một số loại hạt thực chất là quả. VD:

+ Mỗi hạt thóc là 1 quả thóc, nó thuộc loại quả khô dính. Vỏ cám là vỏ quả lúa, còn vỏ trấu do bao hoa biến đổi thành có chức năng bảo vệ quả.

+ Mỗi hạt ngô cũng là quả ngô, thuộc loại quả khô dính như lúa.

+ Mỗi hạt sen cũng là 1 quả sen.

Câu 4. Củ nào dưới đây thực chất là quả ?

A. Củ su hào      B. Củ đậu

C. Củ lạc      D. Củ gừng

Đáp án: C

Giải thích: loại củ thực chất là quả: quả lạc.

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm những quả hạch ?

A. Chanh, hồng, cà chua

B. Táo ta, xoài, bơ

C. Cau, dừa, thìa là

D. Cải, cà, khoai tây

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Quả hạch – có hạch cứng bọc lấy hạt. VD: táo ta, xoài, bơ, mận, đào…

Câu 6. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?

A. Cau      B. Lúa

C. Ngô      D. Lạc

Đáp án: D

Giải thích: Hạt lạc không chứa phôi nhũ – hạt của cây 2 lá mầm.

Câu 7. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

A. Lá mầm      B. Phôi nhũ

C. Thân mầm      D. Chồi mầm

Đáp án: A

Giải thích: Hạt đậu xanh là hạt không có phôi nhũ, vì vậy chất dự trữ của hạt chứa trong lá mầm.

Câu 8. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?

A. Rễ mầm      B. Lá mầm

C. Phôi nhũ      D. Chồi mầm

Đáp án: C

Giải thích: Ở hạt ngô, phôi nhũ chiếm phần lớn trọng lượng để chứa chất dự trữ cho hạt.

Câu 9. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

A. 4      B. 3

C. 2      D. 5

Đáp án: A

Giải thích: Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm – Hình 33.1 – SGK trang 108

Câu 10. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?

A. 3      B. 1

C. 2      D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Bưởi là cây 2 lá mầm vì vậy hạt của chúng có 2 lá mầm.

Câu 11. Nhóm nào gồm những quả/hạt phát tán nhờ gió ?

A. Quả bông, hạt cau, quả cam, quả táo

B. Quả cải, quả ké đầu ngựa, quả bồ kết, quả dưa chuột

C. Quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa, quả chò

D. Quả chuối, quả sấu, quả nhãn, quả thìa là

Đáp án: C

Giải thích: Những quả/hạt phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. VD: quả bồ công anh, quả hoa sữa…

Câu 12. Quả dưa hấu phát tán chủ yếu nhờ hình thức nào ?

A. Phát tán nhờ nước

B. Phát tán nhờ động vật

C. Phát tán nhờ gió

D. Tự phát tán

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Quả dưa hấu phát tán nhờ động vật - Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám.

Câu 13. Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không cùng nhóm với những quả còn lại ?

A. Cải      B. Đậu Hà Lan

C. Hồng xiêm      D. Chi chi

Đáp án: C

Giải thích: Hồng xiêm phát tán nhờ động vật - Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám. Cải, đậu Hà Lan, chi chi: tự phát tán - Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài.

Câu 14. Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Có cánh hoặc có lông

C. Nhẹ

D. Kích thước nhỏ bé

Đáp án: A

Giải thích: Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. VD: quả bồ công anh, quả hoa sữa…

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Hạt hoa sữa phát tán chủ yếu nhờ gió.

B. Hạt đậu xanh phát tán chủ yếu nhờ động vật.

C. Hạt thông phát tán chủ yếu nhờ nước.

D. Hạt bơ có khả năng tự phát tán.

Đáp án: A

Giải thích: Những quả/hạt phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. VD: quả bồ công anh, quả hoa sữa…

Câu 16. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt ?

A. Độ thoáng khí      B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ      D. Ánh sáng

Đáp án: C

Giải thích: Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ để tăng nhiệt độ, giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

Câu 17. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì ?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng

B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt

C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: B

Giải thích: Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa giúp khí ôxi vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt – SGK trang 114.

Câu 18. Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất ?

A. Hạt lạc      B. Hạt bưởi

C. Hạt sen      D. Hạt vừng

Đáp án: C

Giải thích: Một số hạt có khả năng nảy mầm rất lâu. VD: hạt sen được cất giữ tới 2000 năm vẫn có khả năng nảy mầm – Em có biết? SGK trang 115.

Câu 19. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tưới tiêu hợp lí

B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo

C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt

D. Gieo hạt đúng thời vụ

Đáp án: D

Giải thích: Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần gieo hạt đúng thời vụ - SGK trang 105

Câu 20. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn ?

1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt

3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng

4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo

A. 2, 3

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 2, 4

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn: Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt, tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng.

Câu 21. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?

A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan

C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan, khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây – SGK trang 117.

Câu 22. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây ?

1. Hạt

2. Rễ

3. Thân

4. Lá

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 1, 3, 4

Đáp án: C

Giải thích: Cây con có thể được hình thành từ: rễ, thân, lá, hạt – SGK trang 116.

Câu 23. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?

A. Quả khô      B. Quả mọng

C. Quả thịt      D. Quả hạch

Đáp án: C

Giải thích: Các loại quả: mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi đều là quả thịt.

Câu 24. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

A. Hạt      B. Lông hút

C. Bó mạch      D. Chóp rễ

Đáp án: B

Giải thích: Lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng – Bảng SGK trang 116.

Câu 25. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?

A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân

B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn

C. Quá trình quang hợp ở lá

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì bị ảnh hưởng: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá – SGK trang 117.

Câu 26. Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?

A. Chuối      B. Nong tằm

C. Cau      D. Trúc đào

Đáp án: B

Giải thích: Cây nong tằm sống ở dưới nước, có lá lớn, nằm trên mặt nước.

Câu 27. Cây nào dưới đây có rễ chống ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Đước

C. Ngô

D. Mắm

Đáp án: A

Giải thích: Cây có rễ chống giúp chúng đứng vững ở những vùng đầm lầy, đất bùn... VD: đước, mắm, ngô… SGK trang 120, 121.

Câu 28. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?

1. Thân mọng nước

2. Rễ chống phát triển

3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất

4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai

A. 1, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 3, 4

Đáp án: A

Giải thích: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có: thân mọng nước, rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất, lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai – SGK trang 121.

Câu 29. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?

A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng

B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn

C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước

D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể

Đáp án: C

Giải thích: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước – Hình 36.3 – SGK trang 120.

Câu 30. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?

A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na

B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước

C. Giang, si, vẹt, táu, lim

D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun

Đáp án: B

Giải thích: Những cây sống trong vùng ngập mặn: bần, sú, vẹt, mắm, đước – SGK trang 120, 121.

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 6 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình SGk Sinh học 6 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên