Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 7 (có đáp án - Đề số 1)



Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 7 (có đáp án - Đề số 1)

Câu 1. Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ ?

A. Nho      B. Cà chua

C. Chanh      D. Xoài

Quảng cáo

Đáp án: D

Giải thích: Quả mơ thuộc loại quả hạch – có hạch cứng bọc lấy hạt. VD: mơ, đào, xoài,… SGK trang 106

Câu 2. Quả nào dưới đây là quả khô không nẻ ?

A. Chò

B. Lạc

C. Bồ kết

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Quả khô không nẻ - khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng, và vỏ quả không tự nứt ra. VD: chò, lạc, bồ kết, … SGK trang 106

Câu 3. Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?

A. Quả bông

B. Quả me

C. Quả đậu đen

D. Quả cải

Đáp án: B

Giải thích: Quả khô không nẻ - khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng, và vỏ quả không tự nứt ra. VD: chò, lạc, bồ kết, quả me… SGK trang 106

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.

B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.

C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.

D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.

Quảng cáo

Đáp án: C

Giải thích: Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng – SGK trang 106.

Câu 5. Quả thìa là được xếp vào nhóm nào dưới đây ?

A. Quả khô không nẻ

B. Quả khô nẻ

C. Quả mọng

D. Quả hạch

Đáp án: A

Giải thích: Quả thìa là thuộc loại quả khô không nẻ - khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng, và vỏ quả không tự nứt ra.

Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm

B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Đáp án: D

Giải thích: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở lá mầm hoặc phôi nhũ – SGK trang 109.

Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt đậu đen      B. Hạt cọ

C. Hạt bí      D. Hạt cải

Đáp án: B

Giải thích: Phôi nhũ xuất hiện ở những hạt của cây 1 lá mầm. VD: cau, lúa, cọ…

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long

B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo

D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Đáp án: C

Giải thích: Cây 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm: rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo.

Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Người ta giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh vì những hạt này có phôi khoẻ, giữ được chất dinh dưỡng dự trữ, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt ngô      B. Hạt lạc

C. Hạt cau      D. Hạt lúa

Đáp án: B

Giải thích: Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, ta có thể tách đôi rất dễ dàng hạt lạc – có 2 lá mầm gắn với nhau.

Câu 11. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán ?

A. Trâm bầu      B. Thông

C. Ké đầu ngựa      D. Chi chi

Đáp án: D

Giải thích: Hạt tự phát tán: Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài. VD: chi chi, đỗ đen,…

Câu 12. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào ?

A. Phát tán nhờ nước

B. Phát tán nhờ gió

C. Phát tán nhờ động vật

D. Tự phát tán

Đáp án: B

Giải thích: Phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. VD: quả bồ công anh, quả hoa sữa…

Quảng cáo

Câu 13. Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm nào dưới đây ?

A. Quả mọng

B. Quả hạch

C. Quả khô nẻ

D. Quả khô không nẻ

Đáp án: C

Giải thích: Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm quả khô nẻ. VD: quả chi chi, quả đỗ đen…

Câu 14. Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây ?

A. Quả ké đầu ngựa

B. Quả cải

C. Quả chi chi

D. Quả đậu bắp

Đáp án: A

Giải thích: Quả cây xấu hổ phát tán nhờ động vật, tương tự với quả ké đầu ngựa.

Câu 15. Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây ?

A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi

B. Tất cả các phương án đưa ra

C. Khi chín có mùi thơm

D. Có lông hoặc gai móc

Đáp án: B

Giải thích: Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm: Quả có vị thơm ngọt, hạt vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám.

Câu 16. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết ?

A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.

B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo

D. Hạt được gieo đúng thời vụ

Đáp án: B

Giải thích: Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện đóng vai trò tiên quyết là hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 17. Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm ?

A. Cả ba cốc      B. Cốc 3

C. Cốc 2      D. Cốc 1

Đáp án: B

Giải thích: Hạt nảy mầm ở cốc 3 – Thí nghiệm 1 – SGK trang 113.

Câu 18. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Đáp án: B

Giải thích: Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là: không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp – SGK trang 115.

Câu 19. Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng

A. 3 – 5 năm.      B. 1 – 2 năm.

C. 7 – 8 tháng.      D. 1 – 2 tháng.

Đáp án: C

Giải thích: Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng 7 – 8 tháng – Em có biết? SGK trang 115.

Câu 20. Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Bị luộc chín

B. Vùi vào cát ẩm

C. Nhúng qua nước ấm

D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời

Đáp án: A

Giải thích: Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp bị luộc chín, vì nhiệt độ cao sẽ làm chết phôi.

Câu 21. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?

A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan

C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan, khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây – SGK trang 117.

Câu 22. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây ?

1. Hạt

2. Rễ

3. Thân

4. Lá

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4

C. 1, 2, 3, 4

D. 1, 3, 4

Đáp án: C

Giải thích: Cây con có thể được hình thành từ: rễ, thân, lá, hạt – SGK trang 116.

Câu 23. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?

A. Quả khô      B. Quả mọng

C. Quả thịt      D. Quả hạch

Đáp án: C

Giải thích: Các loại quả: mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi đều là quả thịt.

Câu 24. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

A. Hạt      B. Lông hút

C. Bó mạch      D. Chóp rễ

Đáp án: B

Giải thích: Lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng – Bảng SGK trang 116.

Câu 25. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?

A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân

B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn

C. Quá trình quang hợp ở lá

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì bị ảnh hưởng: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá – SGK trang 117.

Câu 26. Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?

A. Chuối      B. Nong tằm

C. Cau      D. Trúc đào

Đáp án: B

Giải thích: Cây nong tằm sống ở dưới nước, có lá lớn, nằm trên mặt nước.

Câu 27. Cây nào dưới đây có rễ chống ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Đước

C. Ngô

D. Mắm

Đáp án: A

Giải thích: Cây có rễ chống giúp chúng đứng vững ở những vùng đầm lầy, đất bùn... VD: đước, mắm, ngô… SGK trang 120, 121.

Câu 28. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?

1. Thân mọng nước

2. Rễ chống phát triển

3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất

4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai

A. 1, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 3, 4

Đáp án: A

Giải thích: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có: thân mọng nước, rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất, lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai – SGK trang 121.

Câu 29. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?

A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng

B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn

C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước

D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể

Đáp án: C

Giải thích: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước – Hình 36.3 – SGK trang 120.

Câu 30. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?

A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na

B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước

C. Giang, si, vẹt, táu, lim

D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun

Đáp án: B

Giải thích: Những cây sống trong vùng ngập mặn: bần, sú, vẹt, mắm, đước – SGK trang 120, 121.

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 6 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình SGk Sinh học 6 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên