Đề cương ôn tập Văn 6 Học kì 1 năm 2024
Đề cương ôn tập Văn 6 Cuối kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 6 có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1.
Đề cương ôn tập Văn 6 Học kì 1 năm 2024
Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 KNTT Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 CTST Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương ôn tập Văn 6 Cuối kì 1 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 KNTT Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 CTST Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 CD
Lưu trữ: Đề cương ôn tập Văn 6 Cuối kì 1 (sách cũ)
Phần I: Văn bản
1. Nắm vững được các khái niệm và đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười và truyện trung đại.
2. Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Treo biển; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Phần II: Tiếng Việt
1. Nhớ được khái niệm: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Chỉ từ, Từ mượn, Danh từ, Cụm danh từ, Động từ, Cụm động từ, Tính từ, Cụm tính từ, Số từ và lượng từ.
2. Nhận diện, đặt câu, viết đoạn văn về: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Chỉ từ, Từ mượn, Danh từ, Cụm danh từ, Động từ, Cụm động từ, Tính từ, Cụm tính từ, Số từ và lượng từ.
Phần II: Tập làm văn
1. Lí thuyết
- Nắm vững kiến thức về giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt.
- Nắm được kiến thức về văn tự sự: sự việc, nhân vật, chủ đề, dàn bài, tìm hiểu đề, cách làm bài văn tự sự, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự…
2. Bài tập
- Đề 1: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Đề 2: Kể lại một truyện đã học bằng lời văn của em (truyền thuyết, cổ tích).
- Đề 3: Em hãy kể về thầy cô giáo mà em yêu mến?
- Đề 4: Kể về một việc tốt em đã làm.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần I: Văn bản
1. Nắm vững được các khái niệm và đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cười và truyện trung đại.
- Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
• Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);
• Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
• Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
• Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm.
- Truyện cười là thể loại truyện có kết cấu ngắn gọn nhưng chặt chẽ, ít nhân vật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Truyện cười nhằm mục tiêu giải trí là chính nhưng đôi khi phê phán cái đáng cười, thể hiện niềm lạc quan của con người với cuộc sống.
• Nội dung, mục đích, tính chất: truyện cười là những truyện kể ngắn về những hiện tượng buồn cười nhàm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. Nó biểu hiện cho trí thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh với cái xấu của nhân dân lao động.
• Ngắn gọn và kết cấu chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười.
• Nhân vật: truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười và truyện cười chủ yếu tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ không phải làm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời số phận, tính cách nhân vật.
- Truyện trung đại:
• Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Văn xuôi chữ Hán.
• Nội dung mang tình giáo huấn
• Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sử
• Cốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.
2. Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
* Thánh Gióng:
- Giá trị nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
- Giá trị nghệ thuật:
• Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường):
o Đặt chân lên vết chân trên mặt đất thì có thai
o Mang thai 12 tháng mới sinh
o Đứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, biết đi nhưng lại tự nhiên nói và hành động được như người bình thường
o Trẻ con lớn lên nhanh như thổi, trong chốc lát thành người trưởng thành
o Biến ngựa sắt thành ngựa sống
o Sức khỏe phi thường, một mình nhổ cả bụi tre, chống cả đội quân
o Cưỡi ngựa bay về trời...
• Lối kể chuyện dân gian:
o Lối kể chuyện theo trình tự thời gian
o Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.
- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
• Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
• Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:
o Thần linh (vết chân)
o Cộng đồng (nuôi cơm)
o Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)
o Thiên nhiên, đất nước (tre làng)
• Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.
* Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- Giá trị nội dung: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thưở các vua Hùng. Đồng thời thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ, suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Giá trị nghệ thuật
• Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...)
• Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, mang đậm chất dân gian.
- Ý nghĩa của truyện:
• Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
• Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
⇒ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Thạch Sanh:
- Giá trị nội dung: Thông qua câu chuyện về chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược, nhân dân ta đã gửi gắm mơ ước về một xã hội lí tưởng của sự công bằng, về niềm tin đạo đức ở những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng lí tưởng nhân đạo, lòng yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Giá trị nghệ thuật:
• Sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập
• Truyện có một bố cục tương đối hoàn chỉnh: có sự ra đời, lớn lên và hình thành tài năng của nhân vật đại diện cho công lí và chính nghĩa; có những chặng đường phiêu lưu để thử thách và rèn luyện tài năng và phẩm chất của nhân vật, có kết thúc có hậu. Truyện Thạch Sanh mang hình thức kết cấu phổ biến của truyện cổ tích kết cấu song tuyến. Hơn nữa, đây là kết cấu đặc trưng của nhóm truyện cổ tích thần kì.
- Ý nghĩa của:
• Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường khiến quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
• Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình, muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.
* Em bé thông minh:
- Giá trị nội dung:
• Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
• Qua truyện cổ tích này, nhân dân ta thể hiện lòng quý mến, trân trọng những con người thông minh, tài trí trong xã hội, đồng thời khẳng định: trí khôn, sự thông minh, tính sáng tạo là vô giá! Ai cũng phải rèn luyện trí thông minh.
- Giá trị nghệ thuật:
• Tác phẩm tạo được tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lý (từ đơn giản đến phức tạp) và cách em vượt qua thử thách cũng ngày càng hấp dẫn, thú vị hơn lần trước.
• Nghệ thuật so sánh (lần đầu so sánh em với bố, lần hai với dân làng, lần ba với vua, lần cuối với sứ thần nước láng giềng) càng làm nổi bật hơn trí khôn hơn người của em bé thông minh.
- Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh:
• Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất.
• Câu chuyện đã đem lại tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.
• Thể hiện ước nguyện của người lao động: Mong muốn có người tài giỏi giúp ích cho đất nước.
* Ếch ngồi đáy giếng:
- Giá trị nội dung:
• Phê phán thói chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nhưng lại luôn tự cho bản thân mình là tài giỏi, coi thường những người xung quanh.
• Đưa ra lời khuyên bổ ích cho mọi người, nếu muốn giỏi, muốn tiến bộ thì không thể ngồi mãi mới đáy giếng bé nhỏ mà phải vươn ra ngoài thế giới, không ngừng tích lũy tri thức, trau dồi năng lực của bản thân. Mỗi người phải ý thức được giới hạn, điểm yếu của mình và đưa ra những phương pháp vượt qua những giới hạn đó.
- Giá trị nghệ thuật:
• Truyện kể hết sức ngắn gọn, cô đọng, súc tích dường như không có bất cứ một chi tiết thừa nào trong tác phẩm.
• Tình tiết và mạch truyện logic, chặt chẽ.
• Bên cạnh đó nhân vật ngụ ngôn được nhân hóa cùng với tình huống truyện phù hợp với chủ đề truyện đã tạo nên thành công cho văn bản.
- Ý nghĩa của bài học:
• Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
• Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.
• Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị.
* Thầy bói xem voi:
- Giá trị nội dung:
• Truyện chế giễu những thầy bói nói dựa, mới chỉ sờ vào bộ phận của con vật nhưng đã phán toàn thể về nó, đồng thời đây cũng là lời khuyên không nên tin vào những điều mê tín, bói toán.
• Khi xem xét bất cứ điều gì cũng cần phải có cái nhìn bao quát, toàn diện để đánh giá được đúng đối tượng, sự việc. Tránh cái nhìn phiến diện, một chiều dẫn đến nhận thức sai lầm, lạc hướng.
- Giá trị nghệ thuật:
• Cách tạo dựng tình huống huống đặc sắc
• Cách nói phóng đại, lặp lại các sự việc
• Ngôn ngữ dí dỏm, hài hước
⇒ Gửi gắm vào câu chuyện bài học nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc
- Ý nghĩa bài học:
• Truyện giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.
• Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
• Muốn đánh giá một sự việc hiện tượng được chính xác cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố tai nghe, mắt thấy và suy nghĩ kĩ càng, không nên đánh giá vội vàng, phiến diện.
* Treo biển:
- Giá trị nội dung: Phê phán nhẹ nhàng những người đang sống thiếu chủ kiến, sống thiếu tự tin vào bản thân, sống thiếu đi những kiến thức cơ bản cần thiết trong cuộc sống và câu chuyện cũng đã để lại nhiều bài học vô cùng quý giá.
- Giá trị nghệ thuật:
• Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
• Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
• Truyện có kết cấu mạch lạc rõ ràng, ngoài lời văn giới thiệu chỉ thêm bốn lời thoại của người đi đường, khách mua cá, người láng giềng nhưng tiếng cười vẫn được bật ra giòn giã.
- Ý nghĩa của truyện: Tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
* Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
- Giá trị nội dung: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Thầy thuốc là người đáng được tôn kính và cảm phục.
- Giá trị nghệ thuật:
• Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt.
• Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc.
• Chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chi tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên.
• Vừa thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa đựng ý tứ sâu xa.
Phần II: Tiếng Việt
Từ và cấu tạo từ tiếng Việt:
Kiểu cấu tạo của từ |
Đặc điểm và ví dụ |
|
Từ đơn |
Là từ chỉ gồm một tiếng (Ví dụ: cây, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm). |
|
Từ phức |
Từ ghép |
Là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau. Các tiếng được ghép ấy có quan hệ với nhau về ý nghĩa (Ví dụ: chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy…) |
Từ láy |
Là những từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay toàn bộ âm của tiếng ban đầu (Ví dụ: trồng trọt, xanh xanh..) |
Nghĩa của từ:
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
- Trong các bài đọc văn bản, ở phần tiếp sau văn bản được trích hoặc nguyên văn, thường có phần chú thích. Chủ yếu các chú thích là nhằm giảng nghĩa của các từ lạ, từ khó.
- Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:
• Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị (tập quán);
• Đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
• Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác nghĩa gốc.
• Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Thông thường, trong câu có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
Từ mượn:
- Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra,
- Từ mượn: chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)
- Bên cạnh tiếng việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…
Ví dụ: Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm...
Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện…
- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. Ví dụ: ki-lô-gam, in-tơ-nét...
- Nguyên tắc mượn từ: Để bảo vệ sự trong sạch của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
Danh từ:
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
- Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
- Danh từ được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật.
• Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
o Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
o Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
• Danh từ chỉ đơn vị chính xác.
• Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
- Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương...
- Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
• Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
• Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp, không qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái dầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, giải thưởng lớn, danh hiệu, huân chương... thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.
Cụm danh từ:
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ỷ nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, những hoạt động trong câu giống như một danh từ.
- Mô hình cụm danh từ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
T2 |
T1 |
T1 |
T2 |
S1 |
S2 |
Tất cả |
những |
Em |
Học sinh |
Chăm ngoan |
ấy |
- Trong cụm danh từ: Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
Động từ:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ... để tạo thành cụm động từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ...
- Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là:
• Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm);
• Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
o Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?);
o Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?).
Cụm động từ:
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
- Mô hình cụm động từ
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
Cũng/ còn/ đang/ chưa |
Tìm |
Được/ ngay/ câu trả lời |
- Trong cụm động từ:
• Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...
• Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,...
Tính từ:
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
• Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ);
• Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Cụm tính từ:
- Mô hình cụm tính từ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
T2 |
T1 |
T1 |
T2 |
S1 |
S2 |
Tất cả |
những |
Em |
Học sinh |
Chăm ngoan |
ấy |
- Trong cụm tính từ:
• Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;...
• Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...
Số từ và lượng từ:
- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
- Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
• Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể;
• Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
* Chỉ từ:
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm để xác định vị trí sự vật trong không gian hoặc thời gian.
- Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Phần II: Tập làm văn
- Đề 1: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
DÀN Ý
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân:
• Tên là Sơn Tinh, người vùng núi Tản Viên.
• Có khả năng dời non lấp bể.
b. Thân bài
- Kể lại câu chuyện dưới góc nhìn của Sơn Tinh
- HS có thể sắp xếp các diễn biến câu chuyện theo nhiều trình tự khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo tính logic thật chặt chẽ.
- Đồng thời đảm bảo được các yếu tố nội dung sau:
• Vua Hùng tổ chức kén rể thì xuất hiện hai thanh niên ngang tài ngang sức là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
• Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, còn Thủy Tinh thì có thể hô mưa gọi gió.
• Nhà vua quyết định ra thử thách rằng ai mang những sính lễ được yêu cầu đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.
• Sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước, cưới được Mị Nương về làm vợ.
• Thủy Tinh không cưới được vợ nên tức giận, đem quân, dâng nước tấn công.
• Thủy Tinh dâng nước khiến người dân vô cùng khốn khổ, nguy nan.
• Sơn Tinh dùng tài phép của mình dời núi, ngăn nước, chống lại Sơn Tinh.
• Trận chiến kéo dài liên tiếp suốt mấy ngày, cuối cùng Thủy Tinh thất bại, đành phải rút lui.
c. Kết bài
- Sau trận chiến, người dân reo hò, kính phục tài năng của Sơn Tinh
- Sơn Tinh cùng vợ tiếp tục trở về núi Tản Viên
- Từ đó về sau, hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước tấn công nhưng chưa bao giờ chiến thắng cả.
→ Lưu ý:
- Xưng tôi/ta trong cả bài văn.
- Khi kể, chú ý đan xen thêm những chi tiết miêu tả, biểu cảm, tránh đơn thuần kể lại các sự việc.
- Đề 2: Kể lại một truyện đã học bằng lời văn của em (truyền thuyết, cổ tích).
DÀN Ý
a. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
b. Thân bài (diễn biến sự việc)
+ Mở đầu: Vua Hùng Vương có con gái tên Mị Nương.
+ Thắt nút: Vua tìm gả chồng cho con.
+ Phát triển: Sơn Tinh, Thủy Tinh đến tranh tài.
+ Mở nút: Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
+ Kết thúc: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.
c. Kết bài.
- Ý nghĩa câu chuyện: Hiện tượng lũ lụt.
- Đề 3: Em hãy kể về thầy cô giáo mà em yêu mến?
DÀN Ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
b. Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
c. Kết bài:
- Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
- Đề 4: Kể về một việc tốt em đã làm.
DÀN Ý
a. Mở bài
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
b. Thân bài
- Việc tốt mà em đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
c. Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 KNTT Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 CTST Xem thử Đề cương CK1 Văn 6 CD
Xem thêm Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)