Chỉ thị tiền xử lý trong C#
Các chỉ thị tiền xử lý (Preprocessor Directive) cung cấp chỉ lệnh tới compiler để tiền xử lý thông tin trước khi sự biên dịch thực sự bắt đầu.
Tất cả chỉ thị tiền xử lý trong C# bắt đầu với #, và chỉ có các ký tự white-space có thể xuất hiện ở trước một chỉ thị tiền xử lý trong một dòng. Các chỉ thị tiền xử lý trong C# không là các lệnh, vì thế chúng không kết thúc với một dấu chấm phảy (;).
Bộ biên dịch của C# không có một bộ tiền xử lý riêng biệt, tuy nhiên, các chỉ thị này được xử lý như khi thực sự có một bộ tiền xử lý riêng vậy. Trong C#, các chỉ thị tiền xử lý được sử dụng để giúp ích việc biên dịch có điều kiện. Không giống các chỉ thị tiền xử lý trong C và C++, chúng không được sử dụng để tạo các macro. Một chỉ thị tiền xử lý phải chỉ là một chỉ lệnh trên một dòng.
Các chỉ thị tiền xử lý trong C#
Dưới đây là bảng liệt kê các chỉ thị tiền xử lý có sẵn trong C#:
Chỉ thị tiền xử lý | Miêu tả |
---|---|
#define | Nó định nghĩa một dãy ký tự, được gọi là các biểu tượng |
#undef | Nó cho phép bạn không định nghĩa (undefine) một biểu tượng |
#if | Nó cho phép kiểm tra một biểu tượng hoặc nhiều biểu tượng để thấy nếu chúng ước lượng là true |
#else | Nó cho phép tạo một chỉ thị có điều kiện phức hợp, cùng với #if |
#elif | Nó cho phép tạo một chỉ thị có điều kiện phức hợp |
#endif | Xác định phần cuối của một chỉ thị có điều kiện (conditional directive) |
#line | Nó cho phép bạn sửa đổi số dòng của compiler và (tùy ý) tên file cho Error và Warning |
#error | Nó cho phép tạo một error từ một vị trí cụ thể trong code của bạn |
#warning | Nó cho phép tạo một mức độ cảnh báo từ một vị trí cụ thể trong code của bạn |
#region | Nó cho phép bạn xác định một khối code mà bạn có thể mở rộng hoặc thu gọn bởi sử dụng đặc điểm của Visual Studio Code Editor |
#endregion | Nó đánh dấu phần cuối của một khối #region |
Chỉ thị tiền xử lý #define trong C#
Chỉ thị tiền xử lý #define trong C# tạo các hằng biểu tượng.
#define cho phép bạn tạo một biểu tượng như vậy, bởi sử dụng biểu tượng dạng biểu thức được truyền tới chỉ thị tiền xử lý #if, biểu thức ước lượng là true. Cú pháp của nó như sau:
#define symbol
Ví dụ sau minh họa điều này:
#define PI using System; namespace VietJackCsharp { class TestClass { static void Main(string[] args) { Console.WriteLine("Chi thi tien xu ly trong C#"); Console.WriteLine("Vi du minh hoa chi thi tien xu ly #define"); Console.WriteLine("------------------------------------------"); #if (PI) Console.WriteLine("PI da duoc dinh nghia"); #else Console.WriteLine("PI chua duoc dinh nghia"); #endif Console.ReadKey(); } } }
Nếu bạn không sử dụng lệnh Console.ReadKey(); thì chương trình sẽ chạy và kết thúc luôn (nhanh quá đến nỗi bạn không kịp nhìn kết quả). Lệnh này cho phép chúng ta nhìn kết quả một cách rõ ràng hơn.
Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:
Chỉ thị có điều kiện (Conditional Directive) trong C#
Bạn có thể sử dụng chỉ thị tiền xử lý #if trong C# để tạo một chỉ thị có điều kiện (Conditional Directive). Các chỉ thị có điều kiện là hữu ích khi kiểm tra một biểu tượng hoặc các biểu tượng để kiểm tra nếu chúng ước lượng là true. Nếu chúng ước lượng là true, compiler ước lượng tất cả code giữa chỉ thị #if và chỉ thị tiếp theo.
Cú pháp cho chỉ thị có điều kiện trong C# là:
#if symbol [operator symbol]...
Tại đây, symbol là tên của biểu tượng bạn muốn kiểm tra. Bạn cũng có thể sử dụng true và false hoặc phụ thêm vào sau biểu tượng với toán tử phủ định.
operator symbol là toán tử được sử dụng để ước lượng biểu tượng đó. Các toán tử có thể là một trong các:
- == (bằng)
- != (không bằng)
- && (và)
- || (hoặc)
Bạn cũng có thể nhóm các biểu tượng và toán tử bởi các dấu ngoặc đơn. Các chỉ thị có điều kiện được sử dụng để biên dịch code cho debug hoặc khi biên dịch cho một sự định cấu hình cụ thể. Một chỉ thị có điều kiện trong C# bắt đầu với một chỉ thị tiền xử lý #if phải được kết thúc một cách rõ ràng bởi một chỉ thị #endif.
Ví dụ sau minh họa sự sử dụng các chỉ thị có điều kiện trong C#:
#define DEBUG #define VC_V10 using System; namespace VietJackCsharp { class TestClass { static void Main(string[] args) { Console.WriteLine("Chi thi tien xu ly trong C#"); Console.WriteLine("Vi du minh hoa chi thi tien xu ly #define"); Console.WriteLine("------------------------------------------"); #if (DEBUG && !VC_V10) Console.WriteLine("DEBUG da duoc dinh nghia"); #elif (!DEBUG && VC_V10) Console.WriteLine("VC_V10 da duoc dinh nghia"); #elif (DEBUG && VC_V10) Console.WriteLine("DEBUG va VC_V10 da duoc dinh nghia"); #else Console.WriteLine("DEBUG va VC_V10 chua duoc dinh nghia"); #endif Console.ReadKey(); } } }
Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Các bạn có thể mua thêm khóa học JAVA CORE ONLINE VÀ ỨNG DỤNG cực hay, giúp các bạn vượt qua các dự án trên trường và đi thực tập doanh nghiệp với Java. Khóa học có giá chỉ 400K, nhằm ưu đãi, tạo điều kiện cho sinh viên cho thể mua khóa học.
Nội dung khóa học gồm 16 chuơng và 100 video cực hay, học trực tiếp tại https://www.udemy.com/tu-tin-di-lam-voi-kien-thuc-ve-java-core-toan-tap/ Bạn nào có nhu cầu mua, inbox trực tiếp chị Thu, trợ lý anh Tuyền để hỗ trợ thanh toán qua mã QR ngân hàng Việt Nam, fb: https://www.facebook.com/Thule.59
Anh Tuyền, tác giả khóa học, là cựu sinh viên chương trình đào tạo kĩ sư tài năng của đại học Bách Khoa Hà Nội với hơn 5 năm kinh nghiệm đi làm thực tế doanh nghiệp và cũng là Founder website vietjack.com, web giáo dục phổ biến nhất Việt Nam hiện tại (năm 2024). Java cũng là ngôn ngữ lập trình dễ đi xin việc nhất hiện tại, với mức lương cao, hãy nâng cao kiến thức IT của bản thân mình vì một Việt Nam giàu mạnh.
Loạt bài hướng dẫn của chúng tôi dựa một phần trên nguồn tài liệu của: Tutorialspoint.com
Bài học C# phổ biến khác tại vietjack.com: