Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (10 đề)



Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (10 đề)

Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 có đáp án (10 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 8.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Kỉ niệm đẹp đẽ của học sinh trong ngày tựu trường đầu tiên là nội dung của văn bản nào?

A. Trong lòng mẹ    B.Tức nước vỡ bờ    C. Tôi đi học     D. Lão Hạc

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm ấy được thể hiện ở phương diện nào?

A. Lời nói.    B. Tâm trạng.     C. Ngoại hình.     D. Hành động.

Câu 3: “Những ngày thơ ấu” được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí.     B. Truyện ngắn.     C. Tiểu thuyết.     D. Hồi kí.

Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là: Vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn tay sai chế độ phong kiến nửa thực dân bất nhân, ca ngợi sức mạnh phản kháng của người nông dân. Đó là nội dung của văn bản nào?

A. Tức nước vỡ bờ    B. Tôi đi học    C. Trong lòng mẹ    D. Lão Hạc

Câu 5: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Giàu chất biểu cảm, diễn tả tình cảm mãnh liệt của em bé khát khao tình mẹ, với hình ảnh so sánh rất đắt( cổ tục, ảo ảnh sa mạc, sung sướng mê man). Đó là nghệ thuật của văn bản nào?

A. Tôi đi học    B. Trong lòng mẹ    C. Tức nước vỡ bờ    D. Lão Hạc

Câu 6: Nhà văn nào được Nguyễn Tuân coi là (Qua tác phẩm của mình) đã “xui người nông dân nổi loạn”?

A. Nam Cao    B. Nguyên Hồng    C. Thanh Tịnh     D. Ngô Tất Tố

Phần II: Tự luận:(7 điểm)

Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao (Khoảng 10 dòng).

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) để nói lên suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.

Quảng cáo

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) (Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B D A B D

Phần II: Tự luận:(7 điểm)

Câu 1: Tóm tắt đủ ý chính của văn bản.

Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả diễn đạt.

Câu 2: - Hình thức:

    + Viết đoạn văn với số lượng 15 câu.

    + Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ ràng sạch đẹp.

- Nội dung: Trình bày được các ý sau.

   + Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó.

   + Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng.

   + Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí    B. Tiểu thuyết    C. Truyện ngắn    D. Tuỳ bút

Câu 2: Các văn bản: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc” cùng có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận    C. Miêu tả, nghị luận, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả , biểu cảm    D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận

Câu 3: Tâm lí, tính cách chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?

A. Có sự đối lập mâu thuẫn với nhau    C. Có sự phát triển nhất quán trước sau

B. Nhẫn nhục chịu đựng từ đầu đến cuối    D. Cả A, B. C đều sai.

Câu 4: Qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri, em hiểu một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi :

A. Tác phẩm đó đẹp đặc biệt    B. Tác phẩm đó độc đáo

C. Tác phẩm đó đồ sộ    D. Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu điểm giống và khác nhau của ba văn bản đã học : “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” ?

Câu 2: (5 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C D

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

+) Điểm giống nhau: ( 2 điểm)

- Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại, sáng tác khoảng 1930- 1945.

- Cùng có đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị vùi dập, cực khổ.

- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa).

- Lối viết chân thực gắn với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.

+) Điểm khác nhau (1điểm)

- Những nét riêng của mỗi văn bản : Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật.

Câu 2 (5 điểm)

- Về hình thức: bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)

- Về nội dung: bài văn phải đảm bảo các ý sau

   +) Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con, nên người con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su.

   +) Lão Hạc là người thương con sâu sắc : Lão cố tích cóp, dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu vàng để không tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn. Lão đã chọn cái chết để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy.

   +) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, chung thuỷ: Lão ăn năn day dứt vì “Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu vàng.

   +) Lão Hạc là người giàu lòng tự trong: Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí    B. Truyện ngắn    C. Hồi kí    D. Tiểu thuyết

Câu 2: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của họ

B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, điệu bộ, cử chỉ, lời nói.

C. Để cho nhân vật này tự nói về nhân vật kia

D. Không dùng cách nào trong 3 cách trên

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.

B. Gián tiếp tố cáo xã hội Thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khôn cùng.

C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4: Trong truyện “Hai cây phong” người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?

A. Nhà văn    B. Nhạc sĩ    C. Họa sĩ    D. Nhà báo.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.

Câu 2: (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Qua đó em thấy Lão Hạc là người như thế nào?

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B D C

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

- Nội dung: tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”

- Hình thức: Một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.

Ví dụ:

Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Bỏ ngoài tai những lời van xin tha thiết của chị, chúng cứ một mực sấn sổ tới đòi bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa liều, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã hai tên tay sai độc ác.

Câu 2: (5 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc thông qua việc bán chó cần triển khai được các ý sau:

- Nói đi nói lại ý định bán Cậu Vàng với ông giáo. Coi đây là một việc rất hệ trọng. → suy tính, đắn đo nhiều lắm khi phải bán đi người bạn thân thiết, kỉ vật thiêng liêng của con trai lão.

- Sau khi bán Cậu Vàng, lão ăn năn, day dứt vì “già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”

- Chú ý một số chi tiết miêu tả ngoại hình Lão Hạc sau khi bán chó :

   + Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu.

   + Mắt lão ầng ậng nước, mặt co rúm lại.

   + Ép cho nước mắt chảy ra.

   + Mếu máo, hu hu khóc.

→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, ân hận và day dứt khi vừa bán Cậu Vàng.

→ Qua đó cho ta thấy Lão Hạc là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất mực lương thiện, nhân hậu, tâm hồn trong sáng, cao đẹp.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:

Câu 1: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ    B. Thầy giáo    C. Ông Đốc    D. Tôi

Câu 2: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” ?

A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm

C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 3: Vì sao chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục.

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không lường trước được sức mạnh kẻ thù.

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.

C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại.

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Giải thích tại sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O.Hen-ri lại được coi là một kiệt tác.

Câu 2: (5 điểm) Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ.

Đáp án và thang điểm

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,5điểm)

Câu 1 23 4
Đáp án D DC D

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Giải thích:

- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.

- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.

- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.

Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu làm rõ:

- Số phận của người nông dân: cơ cực, nghèo khổ, tối tăm, bế tắc, không lối thoát (lấy dẫn chứng cụ thể ở mỗi nhân vật)

- Phẩm chất tốt đẹp: Tận tụy, hi sinh vì người thân.

- Chỉ ra nét đẹp riêng ở mỗi nhân vật:

   + Chị Dậu: Có lòng yêu thương chồng con tha thiết, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

   + Lão Hạc: thương con, lương thiện, nhân hậu, trung thực và giàu lòng tự trọng.

- Kết luận: Dù cuộc sống cơ cực, bế tắc nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là những tính cách điển hình cho người nông dân Việt Nam.

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 8 Học kì 1 có đáp án khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tổng hợp Bộ đề thi Ngữ văn lớp 8 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Ngữ văn của các trường THCS trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên