Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 18)



    Đề thi vào lớp 10 môn Lịch Sử

    Thời gian: 90 phút

Câu 1: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Pháp.

B. Mĩ.

C. Liên Xô.

D. Anh.

Câu 2: Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong.

B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ hậu thuẫn của Anh xâm lược nước ta.

C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.

D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?

A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Không can thiệp vào công việc của nhau.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.

D. Mọi quyết định của tổ chức phải được nhất trí của các nước thành viên.

Câu 4: Sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939 là

A. Sự ra đời của các ủy ban hành động năm 1936.

B. Cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 – 1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội).

C. Thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ và Viện Dân biểu Trung Kỳ.

D. Phong trào mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng khi phái viên của Chính phủ Pháp Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

Câu 5: “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của nhân dân miền Nam nhằm chống lại

A. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.

Câu 6: Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

B. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

C. Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.

D. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.

Câu 7: Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 8/1929.

B. Tháng 10/1929.

C. Tháng 7/1929.

D. Tháng 9/1929.

Câu 8: Tác dụng lớn nhất của phong trào “vô sản hóa” ở Việt Nam trong những thập niên hai mươi của thế kỷ XX?

A. Nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp công nhân.

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của các giai cấp: nông dân, trí thức.

C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân.

D. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.

Câu 9: Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc là

A. Tối 19/12/1946, công nhân nhà máy Yên Phụ phá máy, Hà Nội mất điện.

B. Quân dân Hà Nội phá nhà máy xe lửa.

C. Nhà máy nước Hà Nội ngừng hoạt động.

D. Pháp ném bom Hà Nội.

Câu 10: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?

A. Hơn 50 năm.

B. Hơn một thế kỉ.

C. Hơn hai thế kỉ.

D. Hơn ba thế kỉ.

Câu 11: Mặt tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật là

A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ.

C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng.

D. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong nông nghiệp giảm đi, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.

Câu 12: Chỗ dựa chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu là

A. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).

B. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.

C. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 – 1949) và nhiệt tình của nhân dân.

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

Câu 13: Thành tựu nổi bật trong chinh phục vũ trụ của Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Đưa con người lên mặt trăng.

B. Sản xuất tàu vũ trụ.

C. Sản xuất tàu con thoi.

D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 14: Vì sao nói Đại hội lần thứ hai của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.

B. Đưa Đảng ra hoạt động công khai.

C. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu 15: Thời gian 6/1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?

A. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

B. Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

C. Người dự Đại hội quốc tế phụ nữ.

D. Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII.

Câu 16: Thành phần của Tân Việt cách mạng đảng gồm có bộ phận nào?

A. Công nhân, nông dân.

B. Tư sản, tiểu tư sản.

C. Trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.

D. Thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.

Câu 17: Một hình thức vận tải độc đáo của dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Vận chuyển bằng xe đạp thồ.

B. Vận chuyển bằng bè mảng.

C. Vận chuyển bằng voi thồ.

D. Vận chuyển bằng ngựa thồ.

Câu 18: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là đoạn trích trong

A. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ người thanh niên yêu nước trở thành chiến sĩ Cộng sản?

A. Gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” lên hội nghị Versailles.

B. Đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin.

C. Gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp năm 1919.

D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 20: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được Đảng chủ trương thành lập là

A. Liên khu V.

B. Dương Minh Châu.

C. Cao Bằng.

D. Bắc Sơn – Võ Nhai.

Câu 21: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên là tổ chức chính trị của

A. Thanh niên Việt Nam yêu nước ở hải ngoại.

B. Giai cấp địa chủ người Việt Nam.

C. Giai cấp tư sản người Việt Nam.

D. Các tầng lớp trí thức – tiểu tư sản người Việt Nam.

Câu 22: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giảnh chính quyền.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu 23: Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó?

A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.

B. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Câu 24: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay

A. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.

B. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

C. Kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.

D. Tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.

Câu 25: Năm 1975, Trung Quốc đã có những hành động gì làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước?

A. Cho quân kiêu khích quân sự dọc biên giới.

B. Cắt viện trợ cho Việt Nam.

C. Rút chuyên gia về nước.

D. Cả 3 ý trên

Câu 26: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng.

B. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

D. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

Câu 27: Con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta sau khi thống nhất đất nước là?

A. Độc lập thống nhất gắn bó với nhau.

B. Cả nước chuyển lên chủ nghĩa xã hội.

C. Độc lập và thống nhất đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

D. Độc lập và thống nhất phải gắn bó với phát triển kinh tế.

Câu 28: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh”?

A. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.

C. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập.

Câu 29: Ngày 30-8-1945 ghi dấu sự kiện lịch sử nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

B. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.

C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.

D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

Câu 30: Biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết căn bản nạn đói là

A. Tăng gia sản xuất.

B. Tích cực làm thủy lợi.

C. Nhập khẩu gạo.

D. Tu sửa hệ thống đê điều.

Câu 31: Quá trình phát triển hợp tác khu vực của các nước Tây Âu có thể diễn đạt bằng sơ đồ nào dưới đây?

A. EC → EEC → EU.

B. EU → EEC → EC.

C. EEC → EU → EC.

D. EEC → EC → EU.

Câu 32: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ dùng ưu thế gì để biến Mĩ la tinh thành sân sau êm đềm của mình?

A. Dùng ưu thế về kinh tế và quân sự.

B. Dùng ưu thế về vũ khí hạt nhân.

C. Dùng ưu thế về kinh tế tài chính.

D. Dùng ưu thế về nước láng giềng.

Câu 33: Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì?

A. Giải phóng giai cấp nông dân.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Khôi phục kinh tế.

D. Cải tạo XHCN.

Câu 34: Năm nào được xem là “năm châu Phi”?

A. 1960.

B. 1965.

C. 1945.

D. 1955

Câu 35: Khi miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ chiến lược gì?

A. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ nhằm bảo vệ sản xuất.

B. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất.

C. Bảo vệ công cuộc xây dựng XHCN miền Bắc.

D. Chi viện cho cách mạng miền Nam.

Câu 36: Âm mưu của Pháp tại cuộc tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh lâu dài.

C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

D. Bình định và tìm diệt.

Câu 37: Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh là giai cấp nào?

A. Địa chủ.

B. Tư sản.

C. Tiểu tư sản.

D. Công nhân.

Câu 38: Tính quyết liệt trong phong trào đấu tranh của nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong tháng 9 – 1930 là

A. Tập trung tại huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế, chia ruộng đất.

B. Biểu tình có vũ trang tự vệ, đập phá nhà lao, đốt huyện đường, xung đột với lính khố xanh.

C. Đưa các khẩu hiệu phản đối chính sách khủng bố của bọn thực dân và tay sai.

D. Khẩu hiệu kinh tế kết hợp với khẩu hiệu đấu tranh chính trị.

Câu 39: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa…”. Đó là Nghị quyết nào của Đảng ta?

A. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng (7-1973).

B. Hội nghị Bộ chính trị (30-9 đến 7-10-1974).

C. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 8-12-1974 đến 8-01-1975.

D. Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 25-3-1975

Câu 40: Hiểu như thế nào về CNXH mang màu sắc Trung Quốc

A. Là mô hình CNXH được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.

B. Là mô hình CNXH hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác-Lê nin đề ra.

C. Là mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở những nguyên lì chung của chủ nghĩa Mác – Lê nin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.

D. Mô hình CNXH được xây dựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân – đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn bản.

Đáp án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B C D B C D D A A D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D A A B C A B D D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D A D A D C C C D A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D A B A B A B B D C

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Lịch Sử của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên