Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2024 có đáp án (Đề 8)



    Đề thi vào lớp 10 môn Lịch Sử

    Thời gian: 90 phút

Câu 1: “Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở

A. Sài Gòn (25/8/1945).

B. Huế (23/8/1945).

C. Bắc Giang, Hải Dương (18/8/1945).

D. Hà Nội (19/8/1945).

Câu 2: Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật- Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc.

B. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

C. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc.

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật -Pháp sâu sắc.

Câu 3: Đế quốc Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri vì

A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968.

C. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bắn phá miền Bắc.

Câu 4: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

A. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.

B. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

C. Nhờ cải cách ruộng đất.

D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

Câu 5: Để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì?

A. Tăng các loại thuế gấp ba lần

B. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.

C. Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt.

D. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.

Câu 6: Theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao Anh, Mĩ, Liên Xô tại I- an-ta (từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?

A. Các nước phương Tây.

B. Pháp.

C. Liên Xô.

D. Mĩ.

Câu 7: Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

A. Những năm 90 (thế kỉ XX).

B. Những năm 70 (thế kỉ XX).

C. Những năm 60 (thế kỉ XX).

D. Những năm 80 (thế kỉ XX).

Câu 8: Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp về căn bản không thay đổi vì

A. Không xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở nước ta.

B. Tăng cường đánh thuế nặng.

C. Hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

D. Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ.

Câu 9: Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chủ yếu là gì?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh chính trị, hòa bình.

C. Khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ.

D. Dùng bạo lực cách mạng.

Câu 10: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì

A. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.

B. Sau “Chiến tranh lạnh”, một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

C. Một trật tự thế giới đơn cực.

D. Đơn cực nhiều trung tâm.

Câu 11: Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 diễn ra như thế nào?

A. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù.

D. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu.

Câu 12: Đảng Lập Hiến là tổ chức của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tiểu tư sản.

C. Giai cấp tư sản dân tộc.

D. Giai cấp phong kiến.

Câu 13: Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, đó là đặc điểm của giai cấp nào?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Tầng lớp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp tư sản.

D. Tầng lớp tư sản mại bản.

Câu 14: Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơ ve đã làm cho

A. Toàn bộ vùng Bắc bộ bị bao vây.

B. Khu tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây.

C. Cả nước ta biến thành chiến trường.

D. Vùng Bắc bộ và Trung bộ bị bao vây.

Câu 15: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bãi công của công nhân.

B. Đấu tranh vũ trang.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Sự nổi dậy của người dân.

Câu 16: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là 3 mục đích mà Đảng ta đã đề ra trong

A. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Chiến dịch Hòa Bình - Thượng Lào.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 17: Lần đầu tỉên công nhân, nông dân và quần chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình?

A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phản đối chính phủ Pháp tấn công nhà máy nước xuyên Việt (1919).

B. Kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1930.

C. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

D. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 18: An Nam Cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức nào?

A. Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì.

B. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng.

C. Các hội viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cách mạng Đảng.

D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 19: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 6/1934: Tại Ma Cao (Trung Quốc).

B. Tháng 7/1935: Tại Mat-xcơ-va (Liên Xô).

C. Tháng 3/1935: Tại Ma Cao (Trung Quốc).

D. Tháng 7/1935: Tại I-an-ta (Liên Xô).

Câu 20: Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ.

B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc.

C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.

D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tưởng.

Câu 21: Tổ chức ASEAN thành lập ở đâu?

A. Gia cac ta.

B. Băng cốc.

C. Hà Nội.

D. Cua-la-lam-pơ.

Câu 22: Lý do nào là chủ yếu ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam 1975?

A. Vì Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc.

B. Vì nếu chiếm được Tây Nguyên cắt đôi miền Nam.

C. Vì Tây Nguyên có một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ - Ngụy ở miền Nam.

D. Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, nhưng địch tập trung quân mỏng, bố phòng nhiều sơ hở.

Câu 23: Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới.

B. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

D. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.

Câu 24: Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào

A. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.

B. Phát triển nền công nghiệp nhẹ.

C. Phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.

D. Phát triển công nghiệp nặng.

Câu 25: Nội dung chủ yếu trong bước một của kế hoạch quân sự Na-va là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Nam-Bắc.

B. Tấn công chiến lược ở 2 miền Nam-Bắc.

C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

D. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

Câu 26: Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin.

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch với CNXH.

C. Xây dựng một mô hình về CNXH không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.

D. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.

Câu 27: Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?

A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.

B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài, toàn dân toàn diện.

D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 28: Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng CNXH trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

A. Có một nền nông nghiệp phát triển.

B. Quan hệ sản xuất TBCN tương đối phát triển.

C. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

D. Quan hệ sản xuất TBCN kém phát triển.

Câu 29: Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 với quyết tâm gì?

A. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.

B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.

C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.

D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.

Câu 30: Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Bắc sẽ là gì?

A. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.

B. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.

C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam.

D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam.

Câu 31: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) nơi diễn ra sự kiện nào?

A. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929).

B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3/1929).

C. Thành lập An Nam Cộng sản Đảng (7/ 1929).

D. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929).

Câu 32: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919- 1924 có ý nghĩa gì?

A. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

B. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về trong nước.

C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

Câu 33: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

B. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.

C. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.

D. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 34: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng nào?

A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.

B. Quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.

Câu 35: Châu lục đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II là

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ La Tinh.

Câu 36: Ních xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ lớn nhất là gì?

A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán Pari.

B. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.

C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

D. Phong toả cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.

Câu 37: Nội dung nào không phải mục tiêu của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (2/1976)?

A. Xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành đối trọng với các tổ chức khác.

B. Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

C. Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á.

D. Tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.

Câu 38: Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?

A. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

B. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 39: Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam là

A. Lương thực - thực phẩm, hàng may mặc, hàng xuất khẩu.

B. Lương thực - thực phẩm, hàng may mặc.

C. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng.

D. Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Câu 40: Quốc hội khóa I (6/1/1946) đã bầu được

A. 333 đại biểu.

B. 334 đại biểu.

C. 335 đại biểu.

D. 336 đại biểu.

Đáp án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D D D B B C C B B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A C B B B A B A B A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B D D D C C C C A B
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
B A D B B A A C D A

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch Sử có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Lịch Sử của các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên