Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 9 (sách mới)



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 9 (sách mới)

Quảng cáo

Lời giải Địa Lí 12 Bài 9 sách mới. Mời các bạn đón đọc:




Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (sách cũ)

A. Lý thuyết bài học

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất Biểu hiện Nguyên nhân
a. Nhiệt đới.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ TB năm cao > 200C, đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

- Nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 – 3000h/n.

- Vị trí nội chí tuyến BBC.

- Hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

b. Lượng mưa và ẩm lớn.

- Ptb năm 1500 – 2000mm (vùng núi cao và sườn đón gió 3500-4000mm).

- Độ ẩm kk cao > 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

- Vị trí giáp biển Đông; các khối khí di chuyển qua biển vào lãnh thổ.

c. Gió mùa.

Nguyên nhân Vị trí nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ
- Nguồn gốc Áp cao Xibia (KK lạnh phương Bắc)

- Đầu hạ: KK nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

- Giữa và cuối hạ: áp cao cận chí tuyến NBC

- Hướng gió ĐB TN (MB có hướng ĐN)
- Thời gian T11- T4 năm sau T5 – T10
- Tính chất và tác động đến khí hậu

- Lạnh khô

- Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (đầu mùa đông lạnh khô, giữa và cuối mùa lạnh, ẩm có mưa phùn)

- Nóng ẩm

- Đầu hạ: gây mưa cho ĐB Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho DH miền Trung và phía Nam Tây Bắc

- Giữa và cuối hạ: mưa lớn trên phạm vi cả nước

- Phạm vi hoạt động Miền Bắc (phía Bắc dãy Bạch Mã) Cả nước
Hệ quả đối với sự phân chia mùa giữa các khu vực

- Miền Bắc: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô ít mưa

- Miền Nam: có 2 mùa mưa khô rõ rệt

- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí địa lí.

B. vai trò của biển Đông.

C. sự hiện diện của các khối khí.

D. hình dạng lãnh thổ.

Đáp án: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn.

B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.

C. Trong năm, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Đáp án: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do:

A. Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi.

C. Có nhiệt độ cao quanh năm.

D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng.

Đáp án: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên góc chiếu tia sáng Mặt Trời lớn dẫn đến góc nhập xạ lớn; mặt khác vị trí nước ta có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lãnh thổ nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời (số giờ nắng là 1400-3000 giờ/năm).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Nguyên nhân nào làm tăng cường độ ẩm ở nước ta là?

A. các khối khí di chuyển qua biển.

B. lượng mưa trung bình năm cao.

C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

D. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Đáp án: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa lớn nhất là:

A. Các đồng bằng châu thổ.

B. Các đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.

D. Các thung lung giữa núi.

Đáp án: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, đặc biệt là các khu vực có sườn núi đón gió biển, các khối núi cao,… và độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:

A. Tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

B. Gió mùa mùa đông và gió mùa đông nam.

C. Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

D. Gió mùa Đông Bắc và gió Tây khô nóng.

Đáp án: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7:

Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

A. Gió Tín phong Bắc bán cầu.

B. Gió mùa Đông Nam.

C. Gió mùa Đông Bắc.

D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc:  nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa cuối mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện từng đợt từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C.

Đáp án: Gió mùa mùa đông thổi đến nước ta theo hướng Đông Bắc, đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Gió thổi theo từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm do gió đi qua biển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Nam Trung Bộ.

Đáp án: Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc ⇒ gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Bắc Trung Bộ là khu vực trực tiếp chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió nào?

A. Gió mùa đông Bắc

B. Gió Tín phong bán cầu Bắc

C. Gió mùa Tây Nam

D. Gió Tây khô nóng

Đáp án: Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?

A. Lạng Sơn.

B. Hà Nội.

C. Thừa Thiên – Huế.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9:

B1. Nhận biết kí hiệu nền màu thể hiện các cấp độ lượng mưa.

B2. Xác định lượng mưa ở các địa điểm:

- Lạng Sơn: 1200 – 1600 mm/năm → Loại

- Hà Nội: 1600 – 2000mm/năm → Loại

- Thừa Thiên – Huế: trên 2800 mm/năm → Đúng

- TP. Hồ Chí Minh: 1600 – 2000 mm/năm → Loại.

⇒ Thừa Thiên – Huế có lượng mưa lớn nhất, trên 2800 mm/năm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

A. Phía Nam đèo Hải Vân.

B. Trên cả nước.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam (khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam) thổi vào nước ta đã gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc

C. Tây Nam.

D. Đông Nam.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 9:

B1. Xem kí hiệu thể hiện gió mùa đông ở bảng chú giải (mũi tên màu xanh)

B2. Xác định vị trí gió mùa đông trên bản đồ khí hậu và hướng thổi của nó

(hướng gió chính là chiều của mũi tên)

⇒ Gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 12.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Đáp án: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta. Gió mùa mùa động khi vào nước ta có hướng đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc) và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

⇒ Đặc điểm “thổi liên tục trong suốt mùa đông“ là Sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

A. Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Hoạt động của gió biển và đất liền.

C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

D. Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Đáp án: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do

A. gió mùa mùa đông bị suy yếu.

B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.

C. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

D. khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Đáp án: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc ⇒ được tăng cường ẩm

⇒ thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Đặc điểm nào đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Hoạt động rộng khắp cả nước vào mùa đông.

B. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

C. Thổi từng đợt, chỉ hoạt động ở miền Bắc.

D. Tạo nên mùa đông 6 tháng lạnh ở miền Bắc.

Đáp án: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta theo từng đợt (phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh phương Bắc), tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc và hoạt động xen kẽ với Tín phong Bắc bán cầu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió Tín phong nửa cầu Bắc.

C. gió mùa Đông Bắc.

D. gió mùa Đông Nam.

Đáp án: - Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)

- Từ vĩ tuyến160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.

⇒ Như vậy, từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là gió Tín phong nửa cầu Bắc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Ranh giới cuối cùng của gió mùa đông bắc là:

A. dãy núi Hoàng Liên Sơn

B. dãy Hoành Sơn

C. dãy Bạch Mã

D. dãy Trường Sơn Nam

Đáp án:  Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)

- Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.

Đáp án cần chọn là: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên