- Lý thuyết Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 2: Liêm khiết (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 3: Tôn trọng người khác (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 5: Pháp luật và kỷ luật (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 10: Tự lập (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hay, chi tiết)
- Lý thuyết Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hay, chi tiết)
Lý thuyết GDCD 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
I.Khái quát nội dung câu chuyện
- Tri huyện Thanh Ba: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh, bắt giam không đúng người, ghép tội gây rối trị an.
-Nguyễn Quang Bích là viên quan liêm chính: làm đơn khiếu nại cho người nong dân.
- Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba.
- Quan tuần phủ là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
=> Ý nghĩa: Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái…
II. Nội dung bài học
2. 1 Khái niệm:
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường…
- Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.
=> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và chở đúng số người quy định là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
- Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải.
2.2 Ý nghĩa:
Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Lý thuyết GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết
I.Khái quát nội dung câu chuyện
- Ma-ri Quy-ri không giữ bản quyền phát minh , biếu 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệng ung thư, không nhận món quà của tổng thống mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học->Là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
- Dương Chấn được Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận-> Ông là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.
- Bác sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói…-> Bác là người trong sạch, liêm khiết.
=> Ý nghĩa: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Vì:
+ Giúp mọi người phân biệt được những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết và phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
II. Nội dung bài học
2. 1 Khái niệm:
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ. Ví dụ: Bác sĩ không nhận tiền hối lộ của học sinh, giáo viên không nhận tiền hối lộ của phụ huynh và học sinh…
- Đối lập với liêm khiết là hám danh, ích kỷ.
Bác sỹ từ chối nhận phong bì của bệnh nhân là biểu hiện của liêm khiết.
2.2 Ý nghĩa:
Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
....................................
....................................
....................................