Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000



Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, VietJack biên soạn Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch sử 12.

A. Lý thuyết bài học

I. CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC

1. Thời kì 1919 – 1930

(Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời)

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã đưa đến nhiều chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam ⇒ tạo cơ sở bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

- Hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước khác đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.

- Nửa cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt nam và ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập.

Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

2. Thời kì 1930 – 1945

(Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến 2/9/1945)

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933); chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp và đặc biệt, sự ra đời và lãnh đạo quần chúng đấu tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam .... đã đưa tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Trong những năm 1936 – 1939, khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện và đe dọa nền hòa bình thế giới, ở Việt Nam dấy lên phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn đòi tự do, dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động mạnh đến tình hình thế giới. Cuộc đấu tranh chống phát xít của Liên Xô và các lực lượng dân chủ trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời.

Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

3. Thời kì 1945 – 1954

(Từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21/7/1954)

- Sau cách mạng tháng tám thành công Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giữ vững được chính quyền, chống giặc đói, giặc dốt, chống ngoại xâm và nội phản.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) tiến hành trong điều kiện nước ta đã có độc lập và chính quyền. Vì vậy, kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.

4. Thời kì 1954 – 1975

( Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30/4/1975)

- Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, đất nước ta chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. ⇒ Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng từng miền, nhiệm vụ chung cho nhân dân cả nước; xác định vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam – Bắc.

- Trong những năm 1954 – 1975, quân dân Miền Nam từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.

- Từ 1954 – 1975, Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của thời kì quá độ đi lên CNXH, kết hợp với chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến Miền Nam.

5. Thời kì 1975 – 2000

( Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000)

- Sau đại thắng mùa xuân 1975, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới – độc lập, thống nhất và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong mười năm đầu đi lên CNXH (1976 – 1986), thông qua hai kế hoạch Nhà nước 5 năm, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém.

- Đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới, khắc phục những khó khăn, yếu kém để đi lên.

- Từ 1986 đến 2000 chúng ta đã thực hiện thắng lợi 3 kế hoạch 5 năm, thắng lợi này đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn với những bước đi phù hợp.

II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, anh dũng kiên cường trong chiến đấu.

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.

2. Bài học kinh nghiệm

- Luôn giương cao ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH.

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ?

A. Hội Phục Việt.

B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Đông Dương cộng sản liên đoàn được cải tổ từ tổ chức nào ?

A. Việt Nam cách mạng Thanh niên.

B. Thanh niên cao vọng Đảng.

C. Tân Việt Cách mạng Đảng.

D. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Tên gọi chung của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh ?

A. Hội Độc lập.       B. Hội giải phóng.

C. Hội cứu quốc.       D. Hội tự do.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Hình thái vận động chủ yếu của cách mạng tháng Tám 1945 ?

A. Giành chính quyền ở thành thị trước, sau đó giành chính quyền ở nông thôn.

B. Giành chính quyền ở nông thôn và thành thị diễn ra đồng thời.

C. Giành chính quyền ở thành thị thắng lợi đó làm cho hệ thống chính quyền ở nông thôn tự tan rã.

D. Giành chính quyền ở nông thôn thắng lợi đó tạo đà tiến lên giành chính quyền ở thành thị nhanh chóng, ít tổn thất.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Điền thêm thông tin còn thiếu trong câu nói của Hồ Chí Minh: "dù hy sinh tới đâu, dù đốt cháy cả .... cũng phải quyết tâm giành cho được ..."

A. Dãy Trường Sơn, tự do.

B. Dãy Hoành Sơn, độc lập.

C. Dãy Trường Sơn, độc lập.

D. Dãy Hoành Sơn, độc lập.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6. Đảng ta đã nhận định, khoảng thời gian nào là "thời cơ chín muồi" cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền bùng nổ và thắng lợi ?

A. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh.

B. Từ khi Nhật đảo chính Pháp cho đến khi quân Đồng minh tiến vào nước ta.

C. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân đội Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ giải giáp phát xít.

D. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh cho đến trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 7. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1939?

A. Đấu tranh báo chí, bút chiến trên diễn đàn văn học - nghệ thuật.

B. Đấu tranh trên nghị trường.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ.

D. Bãi công kết hợp với lãn công.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 8. Chủ trương giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trong phạm vi mỗi nước ở Đông Dương được đưa ra tại hội nghị nào ?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 .

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 2/1941 .

C. Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản 2/1930.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 9. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Tám 1945?

A. Tính chất dân tộc.

B. Tính chất dân chủ.

C. Tính chất dân chủ tư sản.

D. Tính chất dân tộc dân chủ nhân dân.

Lời giải:

Đáp án: D

(Giải thích: Khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước thoát khỏi sự đô hộ của các nước đế quốc, thực dân.

- Cách mạng tháng 8 năm 1945: Toàn dân không phân biệt tầng lớp, giai cấp, là công dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ đánh đuổi đế quốc giành độc lập.

- Dân chủ nhân dân là sau khi giành được độc lập dân tộc thì quyền lợi, nghĩa vụ của mọi công dân không phân biệt trí thức, công nhân, nông dân đều có quyền bình đẳng như nhau; Thực hiện nghĩa vụ công dân và pháp luật của nhà nước như nhau, được hưởng phúc lợi xã hội như nhau. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.)

Câu 10. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ?

A. Kháng chiến chống Pháp xâm lược.

B. Đấu tranh chống phong kiến phản động.

C. Kháng chiến chống Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai bán nước.

D. Kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 11. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" bước đầu bị phá sản khi nào ?

A. 1970 – quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam – pu – chia đập tan cuộc hành quân của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.

B. 1971 – ta đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ - ngụy.

C. 1972 – ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam với hai hướng chính là Quảng Trị và Tây Nguyên.

D. 1973 – Ta và Mĩ ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 12. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam phá sản hoàn toàn khi nào ?

A. 1972 – ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược ở Quảng Trị.

B. 1973 – ta và Mĩ ký Hiệp định Pari.

C. 1974 – Miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần 2

D. 1975 – Ta hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 13. Giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) được gọi là cuộc chiến vòng vây ?

A. Từ 1945 đến 1951

B. Từ 1945 đến 1950

C. Từ 1946 đến 1951

D. Từ 1946 đến 1950

Lời giải:

Đáp án: D

(Giải thích: Sau khi kháng chiến bùng nổ 12/1946, ta chiến đấu trong vòng vây, trong thế cô độc chống Pháp và can thiệp Mĩ. Bởi, lúc này chưa có một quốc gia nào công nhận nền độc lập của ta, chưa có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bên ngoài. Đến tháng 10/1950, sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ đó, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt thiết lập ngoại giao, giúp đỡ về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Hơn nữa, từ sau chiến thắng Biên giới 1950, ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, thoát khỏi thế bao vây, bị động, cô lập từ kẻ thù.)

Câu 14. Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta là 1 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc?

A . Vì đây là cuộc chiến tranh giữa một dân tộc nhỏ yếu với một siêu cường số 1 thế giới.

B. Vì đây là cuộc chiến đấu vì 4 mục tiêu của thời đại: Hoà bình - độc lập dân tộc - dân chủ và tiến bộ xã hội.

C. Vì đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ.

D. Vì Việt Nam là nơi tập trung mâu thuần cơ bản của thế giới, nơi trung tâm đối phó của chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 15. Trong kháng chiến chống Mĩ, vùng đất nào là tiền phương của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam?

A. Quảng Trị - Quảng Bình

B. Quảng Bình

C. Vĩnh Linh - Quảng Bình

D. Quảng Trị

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 16. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954?

A. Tính chính nghĩa

B. Tính chất giải phóng

C. Tính chất bảo vệ Tổ quốc

D. Tất cả các ý trên

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 17. Điền thêm thông tin còn thiếu trong nhận định sau: “Từ 1954 - 1975, đất nước ta tạm thời chia thành ... , đồng thời tiến hành ... cách mạng, dưới sự lãnh đạo của ... thống nhất”

A. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Đảng

B. 2 miền; 2 chiến lược; 1 Chính phủ

C. 2 miền; 2 chiến lược; 1 Đảng

D. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Chính phủ

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 18. Điểm giống nhau về nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pari?

A. Cả hai đều quy định việc tập kết, chuyển quân giữa hai bên tham gia chiến tranh.

B. Cả hai đều khẳng định Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do.

C. Cả hai đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

D. Cả hai đều quy định việc rút quân của quân đội các nước đế quốc xâm lược trong vòng 2 năm.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 19. Điền thêm thông tin còn thiếu trong nhận định sau: “Từ năm 1954 - 1975 cách mạng miền Nam đã trải qua ... thời kì, lần lượt đánh bại .. chiến lược chiến tranh của Mĩ ?

A. 5; 5;             B. 4; 3             C. 5; 4             D. 4; 4

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 20. Trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975), Đảng ta đã tiến hành mấy kì Đại hội Đảng ?

A. 2             B. 3                C. 1             D. 4

Lời giải:

Đáp án: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch sử lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên