Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực;

- Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.

2. Năng lực

*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

* Năng lực riêng:

- Nhận ra được cảm xúc tiêu cực của bản thân, lựa chọn và thực hiện được những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực.

- Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để làm chủ được cảm xúc tiêu cực.

Quảng cáo

- Có kế hoạch để kiểm chế những cảm xúc tiêu cực.

- Nêu được các bước làm chủ cảm xúc tiêu cực.

3. Phẩm chất: Trách nhiệm: Chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh vế kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân, bộ thẻ cảm xúc.

2. Đối với học sinh: SGK Đạo đức 2, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, hộp bìa hoặc lọ nhựa,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Kể lại một tình huống khiến em tức giận.

Mục tiêu:HS chia sẻ được trải nghiệm của bản thân về một lần có cảm xúc tiêu cực, từ đó tự nhận thấy cần phải làm chủ được các cảm xúc tiêu cực.

Cách tiến hành:

-GV cho HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức2, trang 42 và trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Cảm xúc của các bạn trong tranh như thế nào? Vi sao em biết?

(GV gợi ý cho HS dựa vào biểu cảm của các bạn trong tranh).

- GV nhận xét câu trả lời của HS và tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi để chia sẻ kỉ niệm của cá nhân về một lẩn có cảm xúc tiêu cực theo gợi ý trong SGK:

+ Kể lại một tình huống khiến em tức giận.

+ Khi đó em đã có những lời nói, hành động như thế nào?

+ Nêu cảm nghĩ của em về lời nói, hành động của em lúc đó.

- GV gọi HS chia sẻ, cả lớp lắng nghe.

Từ những ý kiến của HS, GV dẫn dắt vào nội dung chính của bài học: Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những tình huống khiến chúng ta cảm thấy không vui, tức giận, bực mình, cáu gắt… Vậy làm thế nào để chúng ta kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó? Cần làm thế nào để làm chủ cảm xúc? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể (vẻ mặt, hơi thở, suy nghĩ, cử chỉ) khi em buồn chán, sợ hãi, thất vọng, tự ti, tức giận.

Mục tiêu:HS nêu được một sổ biểu hiện của những cảm xúc tiêu cực.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV mời 1-2 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động và yêu cầu HS nêu tên những cảm xúc tiêu cực được thể hiện trong tranh.

-GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các em quan sát tranh trong SGK và thể hiện các cảm xúc bằng vẻ mặt, hơi thở, cử chỉ,... Mỗi HS chọn thể hiện một cảm xúc và thể hiện với các bạn trong nhóm để mọi người cùng đoán. GV nhắc các nhóm cần có sự phân công để cảm xúc nào cũng được thể hiện.

- GV mời một số HS lên thể hiện cảm xúc để các bạn trong lớp cùng đoán và nhận xét.

- GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.

Hoạt động 2: Nêu những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của các bạn trong tranh.

Mục tiêu: HS nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát các tranh và trao đổi theo nhóm đỏi với câu hỏi gợi ý: Khi tức giận, buồn bực, em làm thế nào để giải toả cảm xúc?

- GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Chú ý mỗi nhóm chỉ nói một ý để nhiều HS có cơ hội phát biểu.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

Hoạt động 3: Kể thêm những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực mà em biết

Mục tiêu: HS chia sẻ những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức lớp thành các nhóm 4 và thảo luận các câu hỏi: Khi gặp phải chuyện không như mong muốn, em có những cách nào để kiềm chế cảm xúc?

- GV cho 2-3 nhóm đại diện chia sẻ trước lớp về những cách giải tỏa cảm xúc. Cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tổng kết lại những cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi

- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

- HS làm việc nhóm

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS thể hiện cảm xúc

- HS nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe GV trình bày.

- HS lắng nghe

- HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời

- HS nghe GV tổng kết hoạt động.

- HS lắng nghe câu hỏi

- HS suy nghĩ câu trả lời

- HS trình bày trước lớp

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Đạo đức lớp 2 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Đạo đức lớp 2 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Đạo đức lớp 2 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Đạo đức lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học
Tài liệu giáo viên