Giáo án Địa Lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Giáo án Địa Lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ gồm:
+ Hoạt động kinh tế của các cảng biển với các dịch vụ xuất nhập khẩu.
+ Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
+ Du lịch, tham quan, nghỉ mát ven biển.
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê kinh tế.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
- Có cái nhìn tổng hợp về vùng duyên hải miền Trung
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Thước vẽ.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các hoạt động kinh tế biển của 2 vùng BTB và DHNTB; từ đó xác định các tiềm năng kinh tế biển và có sự so sánh về chênh lệch sản lượng thủy sản của 2 vùng. Định hướng được nội dung bài
-> Kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân
3. Phương tiện
Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ( Hoặc học sinh dùng lược đồ 24.3 và 26.1 SGK)
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
Quan sát lược đồ hình 24.3 và 26.1 SGK cho biết:
1. Kinh tế biển miền Trung có những ngành nào?
2. Theo em kinh tế biển của vùng BTB và DHNTB vùng nào có thế mạnh hơn?
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
- GV Qua một số nội dung chúng ta vừa tìm hểu, nhiệm vụ bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiềm năng kinh tế biển của BTB và DHNTB và có sự so sánh sản lượng thủy sản của 2 vùng -> Tìm hiểu bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tiềm năng kinh tế biển ở BTB và DHNTB (thời gian 20 phút)
1. Phương pháp:
- PP sử dụng tranh ảnh, thảo luận nhóm , kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày.
2. Hình thức tổ chức:
-Cá nhân, thảo luận nhóm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
1. Tiềm năng kinh tế biển ở BTB và DHNTB: * HS hoạt động nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày 1 phút. |
Bài tập 1 : |
+ Hoạt động1: Bài tập 1 Bước 1. - Hs đọc yêu cầu bài tập 1 - Quan sát hình 24.3 và 26.1 |
+ Nhận xét tiềm năng kinh tế biển: - Có nhiều cảng nổi tiếng Cửa Lò, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. - Có các bãi tôm, bãi cá lớn. - Có những băi biển có giá trị du lịch nổi tiếng Sầm Sơn. Cửa Lò , Thuận An, Nha Trang … - Có thuận lợi để sản xuất muối. |
- Thảo luận 4 nhóm (5 phút) * Nhóm 1.2 : - Xác định (đọc tên) các cảng biển từ Bắc xuống Nam. - Xác định các bãi tôm, bãi cá lớn của 2 vùng. * Nhóm 3.4 : - Xác định cơ sở sản xuất muối Sa Huỳnh, Cà Ná. Giải thích vì sao vùng lại phát triển tốt nghề làm muối? - Xác định (đọc tên) những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng của 2 vùng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. |
|
* Cá nhân: 5 phút - Nhận xét tiềm năng kinh tế biển miền Trung? - Gv chuẩn xác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn trên đất liền, tài nguyên biển là cơ sở để Duyên hải miền trung xây dựng nền kinh tế biển nhiều triển vọng GV chuẩn kiến thức Nhận xét chung tiềm năng phát triển kinh tế biển ở các ngành nào ở cả hai vùng thuộc Duyên Hải miền trung. Nêu rõ những đặc điểm chung của hai miền về mặt tự nhiên : dãy Trường Sơn phía Tây, đồng bằng ven biển hẹp hướng ra biển phía Đông, khí hậu chịu nhiều thiên tai của thời tiết, tiềm năng về du lịch lớn nhờ có chiều bãi biển đẹp, các di sản văn hóa. Người dân có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Do khai thác tổng hợp kinh tế biển là định lượng hướng chung cho cả hai vùng thuộc Duyên Hải miền Trung. - Nhận xét riêng từng vùng: do địa hình bở biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh biển nước sâu, vị trí vùng Duyên Hải Nam trung bộ là cửa ngỏ thông ra biển của Tây nguyên, của tiểu vùng sông Mekong nên tiềm năng khai thác cảng biển ở Duyên Hải Nam trung bộ lớn. Vùng biển có nhiều bãi tôm cá, có dòng nước trồi nên trữ lượng thủy sản cao. Khí hậu có mùa khô kéo dài, có nhiều khu vực khí hậu khô hạn làm cho vùng Duyên Hải Nam trung bộ có nhiều tiềm năng phát triển nghề thủy sản, nghề muối |
Hoạt động 2. So sánh thủy sản của hai vùng; giải thích sự chênh lệch thủy sản giữa hai vùng.
1. Phương pháp:
- PP sử dụng tranh ảnh, thảo luận nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày.
2. Hình thức tổ chức:
- Cá nhân, thảo luận nhóm (Thời gian: 14 phút)
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
+ Hoạt động 2: Bài tập 2 |
Bài tập 2 |
Bước 1: - GV yêu cầu HS đọc thông tin bài tập 2. - Hướng dẫn tính tỉ lệ % về thủy sản nuôi trồng và thủy sản khai thác của từng vùng và của toàn vùng duyên hải miền Trung. - Lập bảng so sánh sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. |
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì Bắc Trung Bộ có nhiều đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi trồng có từ lâu đời. - Sản lượng thủy sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều hơn Bắc Trung Bộ. Vì duyên hải Nam Trung Bộ có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú hơn Bắc Trung Bộ, có truyền thống làm nghề biển lâu đời, phương tiện kĩ thuật ngày càng đầy đủ hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức. (Phụ lục) |
|
* HS thảo luận nhóm (4 phút) Bước 1: - Dựa vào bảng số liệu và so sánh sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. - Giải thích vì sao có sự chênh lệch về khai thác và nuôi trồng ở 2 vùng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. * Gv : Giáo dục Hs ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển. |
C. Luyện tập
- Chứng minh rằng kinh tế biển là thế mạnh quan trọng của vùng duyên hải miền Trung.
- Vùng duyên hải miền Trung c̣òn gặp những khó khăn nào? Hướng giải quyết?
- Hoàn chỉnh bài thực hành vào vở.
D. Mở rộng, vận dụng:
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu, bài viết về 1 trong các ý nói về vùng biển miền Trung:
Du lịch, làm muối, cảng biển, tôm cá.
- Xem trước bài 28: Vùng Tây Nguyên
BẢNG PHỤ LỤC
Toàn vùng dh miền Trung | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | |
---|---|---|---|
Thủy sản nuôi trồng |
100 % |
58.4 % |
41.6 % |
Thủy sản khai thác |
100 % |
23.8 % |
76.2 % |
BÀI 27 – ĐỊA LÍ 9
* 4 CÂU BIẾT
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý trả lời đúng nhất
Câu 1. Bãi tắm nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nha Trang.
B. Sa Huỳnh.
C. Nhật Lệ.
D. Mũi Né.
Câu 2. Bãi biển Non Nước thuộc thành phố nào sau đây?
A. Đà Nẵng.
B. Quy nhơn.
C. Nha Trang.
D. Phan Thiết.
Câu 3: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là:
A. xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
B. khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
C. đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch biển đảo.
D. xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.
Câu 4. Cà Ná là cơ sở sản xuất
A. nước mắm.
B. muối.
C. cá khô.
D. tôm.
* 3 CÂU HIỂU
Câu 5. Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ là do
A. có nhiệt độ cao, mưa nhiều.
B. lượng mưa và lượng bốc hơi thấp.
C. mùa hạ ít mưa và nguồn nước ngọt đổ vào biển ít.
D. mùa đông mưa nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Câu 6. Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển miền Trung?
A. Có nhiều bãi tắm rộng, dài, phong cảnh đẹp.
B. Biển có độ sâu trung bình, rất ít thiên tai xảy ra.
C. Ven bờ có rất nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông.
D. Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của biển miền Trung?
A. Du lịch biển đảo.
B. Khai thác và nuôi trồng hải sản.
C. Xây dựng nhiều cảng nước sâu.
D. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
* 2 CÂU VẬN DỤNG THẤP
Câu 8. Sắp xếp các cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Vinh, Đồng Hới, Chân Mây.
B. Vinh, Chân Mây, Đồng Hới.
C. Đồng Hới, Vinh, Chân Mây.
D. Chân Mây, Vinh, Đồng Hới.
Câu 9. Dựa vào bảng số liệu dưới đây và cho biết sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thủy sản ở Bắc Trung Bộ chiếm tỉ trọng bao nhiêu so với sản lượng thủy sản toàn vùng Duyên hải miền Trung?
Toàn vùng Duyên hải miền Trung | Bắc Trung Bộ | |
---|---|---|
Nuôi trồng |
66,4 |
38,8 |
Khai thác |
647,2 |
153,7 |
A. 23,8%.
B. 28,3%.
C. 54.8%.
D. 58,4%.
* 1 CÂU VẬN DỤNG CAO
Câu 10. Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ do
A. nằm gần các ngư trường lớn.
B. có nhiều đầm phá, cửa sông, mặt nước.
C. ít chịu ảnh hưởng của thời tiết diễn biến thất thường.
D. người dân có truyền thống và kinh nghiệm nuôi trồng hải sản.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- Giáo án Địa Lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- Giáo án Địa Lí 9 Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Giáo án Địa Lí 9 Ôn tập từ bài 1 - 16
- Giáo án Địa Lí 9 Ôn tập từ bài 17 - 30
- Giáo án Địa Lí 9 Ôn tập học kì 1
- Giáo án Địa Lí 9 Kiểm tra học kì 1
- Giáo án Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- Giáo án Địa Lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)